Nghịch lý tiền lương ở các nước phát triển
23:52, ngày 21-11-2013
TCCSĐT - Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc mới đây, Tổng Thư ký Ban Ki-mun nhấn mạnh một thực tế là, tuy cuộc sống của nhân loại nói chung trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể, song khoảng cách giàu - nghèo giữa các quốc gia, cũng như trong mỗi nước, đặc biệt là ở những nước phát triển ngày càng nới rộng.
Bất bình đẳng thu nhập trầm trọng
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng, có hai lý do dẫn đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập trên thế giới ngày càng bị nới rộng. Thứ nhất, các công ty lớn đều vun vén lợi nhuận cho mình hơn là mạnh tay đầu tư để tạo việc làm. Thứ hai, tiền lương của giới quản lý liên tục được nâng lên. Tiền lương của giới lãnh đạo công ty đang tăng trở lại, và trong một số trường hợp, đã vượt quá mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vào năm 2008.
“Báo cáo việc làm hằng năm” được ILO công bố ngày 03-6-2013 chỉ ra một xu hướng trái ngược đối với các nước phát triển, đó là tình trạng thất nghiệp tăng kèm theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày càng trầm trọng. Nhìn chung, khối nước giàu có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao, trong đó, Mỹ là nơi có mức độ bất bình đẳng thu nhập trầm trọng nhất, tiếp đến là các nước, như Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Pháp,…
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập được thể hiện rõ thông qua sự gia tăng tiền lương thái quá của vị trí lãnh đạo cấp cao. Tại Mỹ, bất bình đẳng giàu nghèo đang tiếp tục gia tăng với khoảng cách thu nhập giữa 1% những người giàu nhất nước Mỹ với 99% dân số còn lại đã lên mức cao kỷ lục. Theo số liệu của Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS), trong gần ba thập niên trở lại đây, bất bình đẳng thu nhập trong xã hội Mỹ không ngừng tăng, song năm 2012 là năm đầu tiên thu nhập của nhóm giàu nhất nước (tức 1% dân số) chiếm 19,3% tổng thu nhập của các hộ gia đình, vượt qua mức kỷ lục 18,7% của năm 1927. Số liệu cũng cho thấy, trong năm 2012, thu nhập trước thuế của 1% dân số giàu nhất nước Mỹ tăng 19,6%, trong khi tốc độ tăng thu nhập của 99% dân số còn lại chỉ đạt 1%. Theo các chuyên gia kinh tế, sự gia tăng chênh lệch này một phần xuất phát từ hoạt động bán cổ phiếu, bán công ty và bất động sản ồ ạt của giới nhà giàu trong năm 2012 nhằm tránh tác động của việc tăng thuế thu nhập từ bán tài sản có hiệu lực vào tháng 01-2013.
Một báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chính sách (IPS) cho biết, chỉ 12 tháng sau sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ, tiền lương của các CEO ở phố Uôn đã bắt đầu tăng trở lại, đạt mức trước khủng hoảng. Sự chênh lệch tiền lương giữa một CEO điển hình và một công nhân bình thường ở Mỹ đang ở mức gần như cao nhất từ trước đến nay, mức 319:1.
Báo cáo “Những nhân vật được hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế của Mỹ” cho biết, số tiền mà 100 CEO của 20 công ty tài chính hàng đầu được chính phủ liên bang hỗ trợ từ các quỹ kích thích kinh tế liên bang trong khuôn khổ “Chương trình giải cứu tài sản xấu” (TARP) vào khoảng 283 tỷ USD. Báo cáo trên cũng ước tính, 100 công nhân bình thường ở Mỹ có thu nhập 31.589 USD/năm - sẽ phải lao động quần quật trong 1.000 năm mới kiếm được hàng tỷ USD giống như các CEO này.
Ca-na-đa cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự khi những số liệu mới công bố của Cơ quan Thống kê Ca-na-đa chỉ ra rằng, bất bình đẳng thu nhập ở nước này tiếp tục gia tăng với tốc độ tăng trưởng thu nhập của những người giàu nhất nước tăng nhanh và phần còn lại hầu như không đổi, thậm chí còn thụt lùi. Theo báo cáo công bố ngày 11-9-2013, thu nhập bình quân của những người giàu nhất Ca-na-đa (chiếm 1% dân số) đã tăng đáng kể trong những năm qua, hiện ở mức 381.000 USD/năm, cao hơn 3 lần so với mức thu nhập bình quân 134.900 USD/năm của nhóm 10% những người giàu nhất và hơn tới 13 lần so với mức thu nhập bình quân 28.000 USD/năm của nhóm 90% còn lại. Kết quả này là một sự cách biệt lớn so với cuộc khảo sát gần nhất vào năm 2010, khi thu nhập trung bình của nhóm 1% dẫn đầu chỉ vào khoảng 191.100 USD, gấp gần 7 lần so với thu nhập trung bình của phần còn lại là 29.900 USD.
Giảm lương của lãnh đạo - một giải pháp góp phần thu hẹp chênh lệch thu nhập
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun đã phải thốt lên rằng, sự bất bình đẳng đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc và là vấn đề không thể tồn tại trong nền văn minh nhân loại hiện nay. Đó chính là nguyên nhân gây ra xung đột, hận thù giữa các dân tộc, sắc tộc, làm gia tăng tình trạng tội phạm, bệnh dịch, hủy hoại môi trường,... đồng thời là một trong những trở ngại chính đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. Thế giới sẽ chỉ có thể vượt qua thách thức này nếu cùng chung tay giải quyết, trước hết là tăng cường đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục và xã hội, kiến tạo việc làm, tạo sự công bằng tối đa trong cuộc sống của con người, nỗ lực đẩy lùi nạn đói nghèo. Đây là những yếu tố then chốt tạo nên một xã hội ổn định và phát triển bền vững.
Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, một số nước đã có những giải pháp, trong đó đáng chú ý là giảm lương của một số vị trí lãnh đạo. Giải pháp này được thực hiện với mong muốn vừa trực tiếp vừa gián tiếp làm giảm chênh lệch thu nhập thông qua hiệu ứng lan tỏa. Ví dụ, mới đây, Bỉ đã có một động thái thu hút sự chú ý của dư luận khi đưa ra quy định mức lương của 5 vị lãnh đạo các tập đoàn nhà nước vừa được bổ nhiệm không được vượt quá lương của lãnh đạo hành chính cấp bộ, tức không được vượt quá mức lương trước thuế là 290.000 ơ-rô/năm (tương đương 383.500 USD). Tuy nhiên, cấp bộ chủ quản của tập đoàn nhà nước có quyền xét thưởng tối đa là 10% mức lương cho lãnh đạo tập đoàn làm việc hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, các vị tân lãnh đạo sẽ không thể có được mức lương “khủng” hằng năm như những người tiền nhiệm.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Ê-li-ô. Đi Ru-pô (Elio Di Rupo) nhắm vào các đối tượng hưởng siêu lương này. Hồi tháng 6 vừa qua, Brúc-xen cũng thông qua một kế hoạch cải cách tiền lương, theo đó, lần đầu tiên kể từ khi Vương quốc Bỉ tuyên bố độc lập vào năm 1830, các thành viên Hoàng gia phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Trong kế hoạch này, Thái tử sẽ chỉ nhận mức lương tổng cộng 180.000 ơ-rô/năm thay vì khoảng 923.000 ơ-rô/năm như trước đây, do phải nộp thuế và Công chúa sẽ nhận mức lương 90.000 ơ-rô/năm. Một số khoản trợ cấp của các thành viên Hoàng gia sẽ bị cắt, các khoản chi cho người phục vụ và phí công tác sẽ được trích từ lương ban đầu và không phải đóng thuế nhưng sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí, chính quyền còn đang xem xét, trong tương lai, chỉ người thừa kế ngai vàng mới được nhận trợ cấp từ chính phủ.
Tại Pháp, chính quyền của Tổng thống Ph. Ô-lăng-đơ (François Hollande) cũng vừa quyết định đặt mức trần cho lương các lãnh đạo tập đoàn nhà nước là 450.000 ơ-rô/năm. Mặc dù đã giảm nhưng mức lương này vẫn cao gấp 26 lần so với lương cơ bản. Trong khi kinh tế Pháp đang gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch về mức lương này tiếp tục gây bức xúc trong dư luận.
Tại Xin-ga-po, lương của các lãnh đạo cấp cao cũng bị cắt giảm đến 53%. Những vị trí có tỷ lệ lương bị cắt cao nhất là chủ tịch quốc hội, từ 1,17 triệu SDG/năm xuống còn 550.000 SGD (tương đương 9 tỷ VNĐ/năm); lương của tổng thống, từ 3,14 triệu SGD/năm xuống còn 1,54 triệu SGD/năm; lương của thủ tướng giảm 36%, còn 2,2 triệu SGD/năm; lương các bộ trưởng giảm 37%, còn 1,1 triệu SGD/năm. Riêng các nghị sĩ quốc hội có phụ cấp kiêm nhiệm 15.000 SGD/tháng thì mức lương không đổi.
Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Xin-ga-po bị cắt giảm thu nhập. Trước đây, mức lương cao được áp dụng từ năm 1994 của giới chức nước này ngang với những chuyên gia có mức lương cao nhất ở khu vực tư nhân. Đây là mức cắt giảm được thực hiện theo đề xuất của một ủy ban do chính Thủ tướng Lý Hiển Long bổ nhiệm sau cuộc tổng tuyển cử ngày 07-5-2011. Khi đó, Đảng Hành động nhân dân (PAP) cầm quyền tuy chiến thắng chung cuộc, nhưng có tỷ lệ phiếu bầu thấp “lịch sử” và mất nhiều ghế quan trọng./.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng, có hai lý do dẫn đến tình trạng bất bình đẳng thu nhập trên thế giới ngày càng bị nới rộng. Thứ nhất, các công ty lớn đều vun vén lợi nhuận cho mình hơn là mạnh tay đầu tư để tạo việc làm. Thứ hai, tiền lương của giới quản lý liên tục được nâng lên. Tiền lương của giới lãnh đạo công ty đang tăng trở lại, và trong một số trường hợp, đã vượt quá mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vào năm 2008.
“Báo cáo việc làm hằng năm” được ILO công bố ngày 03-6-2013 chỉ ra một xu hướng trái ngược đối với các nước phát triển, đó là tình trạng thất nghiệp tăng kèm theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập ngày càng trầm trọng. Nhìn chung, khối nước giàu có mức độ bất bình đẳng thu nhập cao, trong đó, Mỹ là nơi có mức độ bất bình đẳng thu nhập trầm trọng nhất, tiếp đến là các nước, như Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Pháp,…
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập được thể hiện rõ thông qua sự gia tăng tiền lương thái quá của vị trí lãnh đạo cấp cao. Tại Mỹ, bất bình đẳng giàu nghèo đang tiếp tục gia tăng với khoảng cách thu nhập giữa 1% những người giàu nhất nước Mỹ với 99% dân số còn lại đã lên mức cao kỷ lục. Theo số liệu của Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS), trong gần ba thập niên trở lại đây, bất bình đẳng thu nhập trong xã hội Mỹ không ngừng tăng, song năm 2012 là năm đầu tiên thu nhập của nhóm giàu nhất nước (tức 1% dân số) chiếm 19,3% tổng thu nhập của các hộ gia đình, vượt qua mức kỷ lục 18,7% của năm 1927. Số liệu cũng cho thấy, trong năm 2012, thu nhập trước thuế của 1% dân số giàu nhất nước Mỹ tăng 19,6%, trong khi tốc độ tăng thu nhập của 99% dân số còn lại chỉ đạt 1%. Theo các chuyên gia kinh tế, sự gia tăng chênh lệch này một phần xuất phát từ hoạt động bán cổ phiếu, bán công ty và bất động sản ồ ạt của giới nhà giàu trong năm 2012 nhằm tránh tác động của việc tăng thuế thu nhập từ bán tài sản có hiệu lực vào tháng 01-2013.
Một báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu chính sách (IPS) cho biết, chỉ 12 tháng sau sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ, tiền lương của các CEO ở phố Uôn đã bắt đầu tăng trở lại, đạt mức trước khủng hoảng. Sự chênh lệch tiền lương giữa một CEO điển hình và một công nhân bình thường ở Mỹ đang ở mức gần như cao nhất từ trước đến nay, mức 319:1.
Báo cáo “Những nhân vật được hưởng lợi từ gói kích thích kinh tế của Mỹ” cho biết, số tiền mà 100 CEO của 20 công ty tài chính hàng đầu được chính phủ liên bang hỗ trợ từ các quỹ kích thích kinh tế liên bang trong khuôn khổ “Chương trình giải cứu tài sản xấu” (TARP) vào khoảng 283 tỷ USD. Báo cáo trên cũng ước tính, 100 công nhân bình thường ở Mỹ có thu nhập 31.589 USD/năm - sẽ phải lao động quần quật trong 1.000 năm mới kiếm được hàng tỷ USD giống như các CEO này.
Ca-na-đa cũng đang phải đối mặt với vấn đề tương tự khi những số liệu mới công bố của Cơ quan Thống kê Ca-na-đa chỉ ra rằng, bất bình đẳng thu nhập ở nước này tiếp tục gia tăng với tốc độ tăng trưởng thu nhập của những người giàu nhất nước tăng nhanh và phần còn lại hầu như không đổi, thậm chí còn thụt lùi. Theo báo cáo công bố ngày 11-9-2013, thu nhập bình quân của những người giàu nhất Ca-na-đa (chiếm 1% dân số) đã tăng đáng kể trong những năm qua, hiện ở mức 381.000 USD/năm, cao hơn 3 lần so với mức thu nhập bình quân 134.900 USD/năm của nhóm 10% những người giàu nhất và hơn tới 13 lần so với mức thu nhập bình quân 28.000 USD/năm của nhóm 90% còn lại. Kết quả này là một sự cách biệt lớn so với cuộc khảo sát gần nhất vào năm 2010, khi thu nhập trung bình của nhóm 1% dẫn đầu chỉ vào khoảng 191.100 USD, gấp gần 7 lần so với thu nhập trung bình của phần còn lại là 29.900 USD.
Giảm lương của lãnh đạo - một giải pháp góp phần thu hẹp chênh lệch thu nhập
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun đã phải thốt lên rằng, sự bất bình đẳng đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc và là vấn đề không thể tồn tại trong nền văn minh nhân loại hiện nay. Đó chính là nguyên nhân gây ra xung đột, hận thù giữa các dân tộc, sắc tộc, làm gia tăng tình trạng tội phạm, bệnh dịch, hủy hoại môi trường,... đồng thời là một trong những trở ngại chính đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. Thế giới sẽ chỉ có thể vượt qua thách thức này nếu cùng chung tay giải quyết, trước hết là tăng cường đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục và xã hội, kiến tạo việc làm, tạo sự công bằng tối đa trong cuộc sống của con người, nỗ lực đẩy lùi nạn đói nghèo. Đây là những yếu tố then chốt tạo nên một xã hội ổn định và phát triển bền vững.
Để giải quyết tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, một số nước đã có những giải pháp, trong đó đáng chú ý là giảm lương của một số vị trí lãnh đạo. Giải pháp này được thực hiện với mong muốn vừa trực tiếp vừa gián tiếp làm giảm chênh lệch thu nhập thông qua hiệu ứng lan tỏa. Ví dụ, mới đây, Bỉ đã có một động thái thu hút sự chú ý của dư luận khi đưa ra quy định mức lương của 5 vị lãnh đạo các tập đoàn nhà nước vừa được bổ nhiệm không được vượt quá lương của lãnh đạo hành chính cấp bộ, tức không được vượt quá mức lương trước thuế là 290.000 ơ-rô/năm (tương đương 383.500 USD). Tuy nhiên, cấp bộ chủ quản của tập đoàn nhà nước có quyền xét thưởng tối đa là 10% mức lương cho lãnh đạo tập đoàn làm việc hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc, các vị tân lãnh đạo sẽ không thể có được mức lương “khủng” hằng năm như những người tiền nhiệm.
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên chính phủ của Thủ tướng Ê-li-ô. Đi Ru-pô (Elio Di Rupo) nhắm vào các đối tượng hưởng siêu lương này. Hồi tháng 6 vừa qua, Brúc-xen cũng thông qua một kế hoạch cải cách tiền lương, theo đó, lần đầu tiên kể từ khi Vương quốc Bỉ tuyên bố độc lập vào năm 1830, các thành viên Hoàng gia phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Trong kế hoạch này, Thái tử sẽ chỉ nhận mức lương tổng cộng 180.000 ơ-rô/năm thay vì khoảng 923.000 ơ-rô/năm như trước đây, do phải nộp thuế và Công chúa sẽ nhận mức lương 90.000 ơ-rô/năm. Một số khoản trợ cấp của các thành viên Hoàng gia sẽ bị cắt, các khoản chi cho người phục vụ và phí công tác sẽ được trích từ lương ban đầu và không phải đóng thuế nhưng sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí, chính quyền còn đang xem xét, trong tương lai, chỉ người thừa kế ngai vàng mới được nhận trợ cấp từ chính phủ.
Tại Pháp, chính quyền của Tổng thống Ph. Ô-lăng-đơ (François Hollande) cũng vừa quyết định đặt mức trần cho lương các lãnh đạo tập đoàn nhà nước là 450.000 ơ-rô/năm. Mặc dù đã giảm nhưng mức lương này vẫn cao gấp 26 lần so với lương cơ bản. Trong khi kinh tế Pháp đang gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch về mức lương này tiếp tục gây bức xúc trong dư luận.
Tại Xin-ga-po, lương của các lãnh đạo cấp cao cũng bị cắt giảm đến 53%. Những vị trí có tỷ lệ lương bị cắt cao nhất là chủ tịch quốc hội, từ 1,17 triệu SDG/năm xuống còn 550.000 SGD (tương đương 9 tỷ VNĐ/năm); lương của tổng thống, từ 3,14 triệu SGD/năm xuống còn 1,54 triệu SGD/năm; lương của thủ tướng giảm 36%, còn 2,2 triệu SGD/năm; lương các bộ trưởng giảm 37%, còn 1,1 triệu SGD/năm. Riêng các nghị sĩ quốc hội có phụ cấp kiêm nhiệm 15.000 SGD/tháng thì mức lương không đổi.
Đây là lần đầu tiên các lãnh đạo Xin-ga-po bị cắt giảm thu nhập. Trước đây, mức lương cao được áp dụng từ năm 1994 của giới chức nước này ngang với những chuyên gia có mức lương cao nhất ở khu vực tư nhân. Đây là mức cắt giảm được thực hiện theo đề xuất của một ủy ban do chính Thủ tướng Lý Hiển Long bổ nhiệm sau cuộc tổng tuyển cử ngày 07-5-2011. Khi đó, Đảng Hành động nhân dân (PAP) cầm quyền tuy chiến thắng chung cuộc, nhưng có tỷ lệ phiếu bầu thấp “lịch sử” và mất nhiều ghế quan trọng./.
Cán bộ công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động  (21/11/2013)
VietinBank: 4.000 tấn gạo nghĩa tình gửi miền Trung ruột thịt  (21/11/2013)
Việt Nam - MOVITEL  (21/11/2013)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Đảng Quốc đại Ấn Độ  (20/11/2013)
Đảng, Nhà nước luôn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng  (20/11/2013)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay