Đồng chí Lê Hồng Phong với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh nêu rõ: đồng chí Lê Hồng Phong là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam và quê hương Nghệ An; người chiến sĩ kiên cường của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế; có đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam và phong trào Cộng sản quốc tế ở thế kỷ XX. Hội thảo là dịp để chúng ta tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang và sự hy sinh, cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí Lê Hồng Phong nêu cao tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, tình yêu quê hương đất nước, sự lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
Báo cáo đề dẫn Hội thảo do đồng chí Phan Đình Trạc trình bày, chỉ rõ: cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong tuy ngắn ngủi, nhưng là một tấm gương sáng về một người cộng sản kiên trung và tài năng, tận tụy với Đảng, tận hiếu với dân, vẹn nghĩa với đồng chí, bạn bè và trọn tình làm chồng, làm cha. Hội thảo đi sâu nghiên cứu làm rõ, đánh giá đúng đắn công lao và khẳng định thêm những giá trị cống hiến to lớn về di sản tư tưởng, tấm gương đạo đức, cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong.
Các tham luận, các ý kiến phát biểu tại Hội thảo của các nhà khoa học, các nhà lý luận, ở nhiều góc độ khác nhau đã tập trung làm sáng tỏ hơn những nội dung chính sau đây:
Về cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong. Khái quát về thân thế cuộc đời, nhấn mạnh các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng yêu nước, cách mạng; quá trình giác ngộ lý tưởng cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong; làm sáng rõ hơn về chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Hồng Phong ở Trung Quốc, ở Liên Xô, Nam Kỳ và những năm tháng đấu tranh bất khuất trong chốn lao tù của đế quốc; về Lê Hồng Phong với người bạn đời, người đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai.
Đóng góp của đồng chí Lê Hồng Phong với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Các tham luận đã phân tích, làm rõ công lao to lớn của đồng chí Lê Hồng Phong với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng; quan điểm của đồng chí Lê Hồng Phong về vai trò của giai cấp vô sản trong cách mạng; về công tác vận động quần chúng; nhà hoạt động quốc tế nhiệt thành và những hoạt động góp phần đưa cách mạng Việt Nam hòa vào dòng chảy của cách mạng thế giới.
Đồng chí Lê Hồng Phong với quê hương Nghệ An. Khẳng định “Nghệ An đỏ” luôn ở trong trái tim Lê Hồng Phong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương giàu truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa đã sớm hình thành trong Lê Hồng Phong khí phách của một người không cam chịu nô lệ, bất công, đứng lên chống lại kẻ thù. Quê hương và gia đình đã bồi đắp, nuôi dưỡng, chở che, rèn luyện ý chí và nghị lực để Lê Hồng Phong ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong đúng vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết, kết luận của các hội nghị Trung ương khóa XI, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đây là dịp để chúng ta tuyên truyền, cổ động đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; học tập và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời, ý chí kiên cường, tinh thần chiến đấu hy sinh của đồng chí Lê Hồng Phong vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quyết tâm phấn đấu, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Đồng chí Lê Hồng Phong với việc khôi phục, phát triển Đảng trong thời kỳ khó khăn của Đảng  (04/09/2012)
Tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ  (03/09/2012)
Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương kiểm điểm, phê bình  (03/09/2012)
Hội nghị hợp tác khu vực sông Mê-kông - sông Hằng  (03/09/2012)
Các nước gửi điện mừng Quốc khánh Việt Nam  (03/09/2012)
Nga khai mạc tuần lễ hội nghị thượng đỉnh APEC  (03/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển