Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: chuẩn bị tâm thế, tiềm lực chủ động hội nhập sâu và hiệu quả vào nền tài chính thế giới
TCCS - Với vị thế là một trong những định chế tài chính thuộc nhóm hàng đầu của Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện hoạt động của mình, chuẩn bị cho những bước phát triển mới, tham gia chủ động và hiệu quả vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Một trong 100 ngân hàng thương mại lớn nhất châu Á.
Từ ngày 1-1-2011, theo cam kết với WTO, ngân hàng nước ngoài được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam ở mức tương tự các ngân hàng trong nước. Điều đó đồng nghĩa với sự hội nhập của ngành ngân hàng ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Sức ép cạnh tranh buộc các ngân hàng trong nước phải chủ động điều chỉnh mô hình và chính sách quản lý, đào tạo nhân viên, ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm tạo được lợi thế với các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, điểm yếu của các ngân hàng trong nước là có quy mô nhỏ, nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế khá cao; kỹ năng quản trị điều hành còn hạn chế; các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa tối ưu. Bởi vậy, việc tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài có quy mô vốn lớn, năng lực cạnh tranh, nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia sẽ chứa đựng rủi ro tiềm tàng tới sự phát triển của hệ thống tài chính.
Thế mạnh là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam với lịch sử phát triển 53 năm, có quy mô tổng tài sản và mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong toàn hệ thống ngân hàng, BIDV không coi việc mở cửa và tự do hóa ngành ngân hàng theo cam kết với WTO là một trở ngại, ngược lại chính là một cơ hội để tự tái cấu trúc toàn diện, chuẩn bị cho những bước phát triển mới.
Giai đoạn 2005 - 2010, đặc biệt trong hai năm 2008, 2009, nền kinh tế thế giới có những bước thăng trầm đầy sóng gió với 3 cuộc khủng hoảng liên tiếp về nhiên liệu, tài chính, mới đây là nợ công tại châu Âu. BIDV vẫn chủ động, sáng tạo và về đích với hiệu quả kinh doanh cao: bình quân năm năm 2005 - 2009, mức tăng trưởng đạt 45%/năm, riêng năm 2009, lợi nhuận trước thuế đạt trên 3.600 tỉ đồng.
Ngay từ năm 2007, BIDV đã là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào tốp 100 ngân hàng có lợi nhuận ròng lớn nhất châu á (theo sự bình chọn của Tạp chí Finance ASIA).
Mạng lưới hoạt động của BIDV vừa mở rộng, trải khắp 63 tỉnh, thành phố của cả nước, đồng thời vừa phát triển có trọng tâm, trọng điểm, chủ yếu tập trung tại 2 khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, trung tâm thương mại, tài chính lớn, vùng động lực kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ và các kênh phân phối ngân hàng hiện đại, như: ATM, POS, internet banking, mobie banking, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng, thông tin quản lý, quản trị rủi ro... Thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, BIDV nhanh chóng nghiên cứu và đang trong quá trình thâm nhập mạnh vào thị trường tài chính của các nước Đông Nam á và nhiều quốc gia thuộc châu lục khác. BIDV giữ vai trò là ngân hàng tiên phong mở đường, hỗ trợ tài chính cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vươn ra “biển lớn”.
BIDV đang có sự dịch chuyển về hoạt động, theo đó đến năm 2012 phát triển trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đáp ứng cơ bản các yêu cầu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế đối với các nội dung kinh doanh trọng yếu của ngân hàng. Công tác phát triển dịch vụ được chú trọng trở thành hoạt động kinh doanh chính, góp phần cơ cấu lại thu nhập, nâng cao tăng trưởng dịch vụ trong thu nhập của ngân hàng với mức tăng vượt trội bình quân 63%/năm. Trong hai năm trở lại đây, BIDV trở thành một trong hai ngân hàng có nguồn thu dịch vụ đứng đầu toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tái cấu trúc - yếu tố sống còn
Tái cấu trúc, yếu tố sống còn trong sự phát triển, BIDV đang tiến từng bước vững chắc. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần đã có lộ trình cụ thể, BIDV chuẩn bị các điều kiện để toàn hệ thống nhanh chóng ổn định, thích ứng, tận dụng các lợi thế của mô hình trên để phát triển. Tách bạch giữa quản trị chiến lược, định hướng tổng thể của Hội đồng quản trị và hoạt động điều hành hằng ngày của Ban Tổng Giám đốc. Thực hiện tốt công tác quản trị và phát triển thể chế; cơ cấu lại và tăng cường năng lực của Ban Kiểm soát; hình thành bộ phận chuyên biệt có chức năng xây dựng và phát huy văn hóa doanh nghiệp.
Kiên định quá trình đổi mới cơ cấu mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh theo dự án hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Thế giới (WB) trợ giúp. Tập trung phân tách rõ hoạt động kinh doanh cho các chi nhánh theo mô hình bán lẻ, bán buôn và hỗn hợp. Tập trung sức mạnh điều hành về hội sở chính để nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, phòng ngừa rủi ro, tiết kiệm chi phí, từng bước xây dựng các chi nhánh trở thành đơn vị bán hàng chuyên nghiệp. Xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ của ngân hàng Việt Nam. Chuẩn hóa các thủ tục, thiết lập các quy trình, rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng về ngành nghề, đối tượng khách hàng và nguồn vốn huy động về kỳ hạn. Tiếp tục chuyển cơ cấu hoạt động theo hướng đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao chất lượng ngân hàng bán buôn, năng lực và quy mô hoạt động chứng khoán, bảo hiểm.
Việc cổ phần hóa, một nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể quá trình tái cấu trúc, đang được đẩy mạnh, với lộ trình quý I - 2011, BIDV sẽ chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Trước đó, ngân hàng sẽ hoàn tất việc lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài, cũng như chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng trong quý III - 2010. Việc cổ phần hóa là tiền đề quan trọng trên lộ trình trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng và hiện đại của BIDV, chuẩn bị tâm thế, tiềm lực để cạnh tranh ngang sức với những ngân hàng của thế giới có kinh nghiệm, quy mô rất lớn tham gia khai thác thị trường Việt Nam.
Coi trọng công tác xây dựng Đảng
Đảng bộ BIDV trong nhiệm kỳ vừa qua được nâng lên thành Đảng bộ cấp trên cơ sở, từng bước kiện toàn về tổ chức, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện trong toàn hệ thống. Đảng bộ có 74 tổ chức Đảng trực thuộc trên 2 địa bàn thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trên 1.800 đảng viên trong tổng số 7.000 cán bộ, công nhân viên. Mặc dù về cơ cấu, Đảng bộ BIDV chưa bao gồm toàn bộ các Đảng bộ, chi bộ tại các chi nhánh trong cả nước, tuy nhiên, Đảng bộ BIDV vẫn thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt trong toàn hệ thống về thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác tổ chức cán bộ và hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
Đảng bộ BIDV đã lãnh đạo toàn ngành tiến hành nhiệm vụ chính trị của mình là tham gia tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả chính sách, định hướng phát triển kinh tế của đất nước, chính sách tiền tệ theo sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với mục tiêu kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần vào bình ổn và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ.
Năm năm qua, Đảng bộ đã lãnh đạo toàn hệ thống tập trung thực hiện lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính. Triển khai hàng loạt biện pháp quyết liệt cấu trúc lại nguồn thu, tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng tài sản có, góp phần tăng năng lực tài chính cho BIDV. Vốn điều lệ của BIDV hiện nay là 14.342 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu tăng gấp 3 lần từ 6.531 tỉ năm 2005 lên 21.607 tỉ hiện nay.
Đặc thù ở một đơn vị kinh doanh, áp lực công việc chuyên môn rất lớn, chiếm đa số thời gian, đã ít nhiều ảnh hưởng tới các mặt công tác khác, trong đó có công tác xây dựng Đảng. Điều đó đặt ra yêu cầu đổi mới về phương thức lãnh đạo, phân định rõ việc lãnh đạo bằng chủ trương của Đảng ủy, Nghị quyết của Hội đồng Quản trị và vai trò điều hành của Ban Tổng Giám đốc.
Nội dung sinh hoạt chi bộ phần lớn được đổi mới, ít sa vào công tác chuyên môn thuần túy, ra được nghị quyết lãnh đạo hằng tháng, quý, có cơ chế quản lý sinh hoạt bằng sổ tay đảng viên. Tất cả các đảng viên đều được phát sổ và có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung sinh hoạt vào sổ để tự mình ghi nhớ và nhắc nhở thực hiện.
Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ kết nạp được 557 đảng viên, đa số là đoàn viên, có trình độ, dần được thử thách và rèn luyện qua quá trình công tác. Đây chính là sự chuẩn bị nguồn nhân lực một cách căn cơ và khoa học để có lực lượng kế thừa quan trọng, phục vụ cho sự phát triển của BIVD trong giai đoạn mới. Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công, theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh”, BIVD chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ công bằng và chăm lo đời sống của cán bộ, công nhân viên, tạo động lực, động cơ để người lao động gắn bó với doanh nghiệp, phấn đấu và cống hiến.
Một bài học được BIVD rút ra, nơi nào chú trọng công tác xây dựng Đảng, cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp ủy có năng lực, thì nơi đó các mặt hoạt động đều nổi trội. Coi trọng công tác xây dựng Đảng, do đó là điều kiện then chốt bảo đảm sự phát triển của BIDV. Điều này càng có ý nghĩa khi thời gian tới, Đảng bộ BIDV sẽ mở rộng về quy mô, với yêu cầu về nhiệm vụ ngày càng lớn khi hợp nhất tất cả 100% các tổ chức cơ sở Đảng của các đơn vị thành viên, liên doanh, công ty cổ phần hiện nay còn trực thuộc Đảng bộ các địa phương, nâng số đảng viên lên trên 4.000.
Ghi nhận những cống hiến, đóng góp, cũng như khẳng định vị trí, vai trò của BIDV trong hệ thống ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung, Đảng, Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho ngân hàng: là ngân hàng đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2000); Huân chương Hồ Chí Minh (2007); Huân chương Độc lập, Huân chương lao động các hạng./.
Hai nhân tố đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu  (13/09/2010)
Thành viên mới của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định  (13/09/2010)
Ðại hội Thi đua yêu nước các tỉnh Phú Yên và các ngành  (12/09/2010)
Nghệ An long trọng kỷ niệm 80 năm Xô-viết Nghệ - Tĩnh  (12/09/2010)
Để ngành cà-phê Việt Nam phát triển bền vững  (12/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
- Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên
- Thành ủy Hải Phòng và Tạp chí Cộng sản ký kết Chương trình phối hợp nghiên cứu, tuyên truyền về xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với con người xã hội chủ nghĩa tại thành phố Hải Phòng
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm