Quy hoạch mật
TCCS - Hôm làm việc với Ban Tổ chức Tỉnh ủy N, chúng tôi chỉ tập trung trao đổi về công tác cán bộ; đặc biệt là vấn đề quy hoạch cán bộ chủ chốt của tỉnh. Trong không khí trao đổi thẳng thắn, chân tình, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy bộc bạch: “Chúng tôi thường xuyên làm công tác quy hoạch cán bộ và làm rất cẩn thận, chu đáo, nhưng đó là quy hoạch mật”. Tôi hỏi lại: “Quy hoạch cán bộ phải công khai. Như thế thì người cán bộ nằm trong diện quy hoạch mới có động cơ và phương hướng phấn đấu; còn quần chúng mới có điều kiện phản biện, theo dõi, giám sát và giúp đỡ người cán bộ đó”. Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy chép miệng: “Đành rằng là như vậy, song thực tế diễn ra không đơn giản. Đã có thời kỳ chúng tôi công khai quy hoạch cán bộ, thế là lập tức xảy ra những hiện tượng không hay một chút nào. Xin nêu vài ba trường hợp điển hình:
- Đồng chí V.K. là Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư. Theo nhận xét của chúng tôi, đồng chí này là người có năng lực và phẩm chất tốt. Vì thế, chúng tôi đưa vào diện quy hoạch. Cụ thể là dự kiến sẽ đưa vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, làm Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế. Biết được ý định này của Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí V.K. phấn khởi lắm và bắt đầu có những động thái chạy chọt, bôi trơn, nịnh bợ những người ở cấp có thẩm quyền quyết định và mua chuộc những đối tượng cần thiết để tranh thủ sự ủng hộ của họ.
- Trường hợp của chị N.T.T.H. thì lại hoàn toàn khác. Chị cũng là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách khối văn - xã. Chị thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hơn nữa lại là cán bộ nữ, vì thế dự kiến sẽ đưa chị vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy để làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra khóa tới. Biết được ý định đó, chị liền gặp những nhân vật quan trọng kể cả ở tỉnh và Trung ương nhờ họ can thiệp để không phải đưa vào cơ cấu Ban Thường vụ. Đã không ở trong Ban Thường vụ thì đương nhiên không thể giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
- Đáng buồn hơn cả là có không ít người cố ý phá quy hoạch. Chỉ vì ghen ăn, tức ở nên họ cố phá cho bằng được. Thí dụ, họ viết thư nặc danh tố cáo đồng chí A. nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng; tố cáo đồng chí B. có thái độ độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, lôi bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết nội bộ; tố cáo đồng chí C. sống buông thả, sa đọa, v.v.. và v.v.. Thôi thì đủ thứ, toàn những chuyện chưa biết đúng, sai ra sao nhưng rất cần thời gian để thẩm định, xác minh. Thế là chúng tôi đành phải gác lại”.
Ngừng một lát rồi đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy nói tiếp: “Các anh thấy có lạ không? Cùng là dự kiến đưa vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhưng một người thì chạy chọt, bôi trơn để chắc chắn được vào; còn người kia lại chạy chọt, bôi trơn để chắc chắn không phải vào. Và cũng thật trùng hợp, những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm vào những chức vụ thuộc khối kinh tế thường có nhiều thư tố cáo hơn các khối khác. Cái tổ con chuồn chuồn chính là vấn đề lợi ích. Một bên được vào Ban Thường vụ làm Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế thì oai hơn, quyền cao hơn và “mầu” cũng nhiều hơn. Một bên vào Ban Thường vụ làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tuy có oai hơn, quyền có cao hơn nhưng lại chẳng có “mầu”. Nếu chúng tôi giữ bí mật quy hoạch cán bộ thì sẽ không có những trường hợp chạy chọt, bôi trơn như của anh V.K. và chị N.T.T.H.; cũng không có thư nặc danh tố cáo người này, người kia mà nội dung chẳng biết thật, giả ra sao”.
Vừa qua, Hội nghị lần thứ sáu và thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã cho ý kiến chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước. Biết vậy, tôi rất mừng nhưng lại liên tưởng ngay đến những chuyện của tỉnh N. Những trường hợp tiêu cực xung quanh vấn đề quy hoạch cán bộ như ở tỉnh N không phải là chuyện hiếm nếu không muốn nói là “chuyện thường ngày” ở cấp tỉnh, thành phố. Còn ở Trung ương thì sao? Tôi cứ băn khoăn tự hỏi: “liệu ở cấp Trung ương có những hiện tượng tiêu cực như thế không?”. Tự hỏi rồi tôi lại tự trả lời: “không nhiều thì ít, thế nào cũng có”. Song, tôi cũng rất tin là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có kế hoạch để cho những hiện tượng tiêu cực như thế không thể xảy ra./.
Chủ tịch nước gặp mặt đại biểu gia đình văn hóa  (18/12/2013)
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các đại diện ngoại giao  (18/12/2013)
Hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II năm 2013  (18/12/2013)
Tàu Hải quân Hoàng gia Anh thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng  (18/12/2013)
Không thể đồng thời “ngồi trên hai chiếc ghế”  (18/12/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
- Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
- Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón và hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên