Lý sự “4C” vọng “6C”
16:59, ngày 05-03-2012
TCCS - Người bạn thân của tôi hiện đang là giảng viên ở một trường chính trị tỉnh. Vốn đam mê ngôn ngữ mẹ đẻ, anh rất quan tâm đến sự biến đổi và phát triển của tiếng Việt, nhất là những từ ngữ thường gặp trong sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp hằng ngày. Hôm về thăm quê, gặp lại anh, tôi nói vui:
- Xin chào thành phần “4C”! Cậu vẫn giữ được phong độ giỏi giang như thời sinh viên ngày xưa chứ?
Anh tủm tỉm cười rồi “chế giễu” tôi:
- Cậu lạc hậu nhiều lắm đó! Bây giờ đâu chỉ có “4C”, mà có “6C”, “7C”... và cả đến “10C” nữa đấy!
Thấy tôi “nghệt” mặt tỏ ra chưa hiểu, anh giải thích luôn:
- Từ “4C” - tức “con cháu các cụ”, đã “phái sinh” thêm nhiều ý mới. Chẳng hạn như “6C” - “Con cháu các cụ, chiếu cố”; “7C” - “Con cháu các cụ, cần chiếu cố”; “10C” - “Con cháu các cụ cả, chắc chắn còn chiếu cố”. Tóm lại, đã thuộc diện con cháu các cụ, trước sau thể nào cũng được chiếu cố.
Tôi “chất vấn” anh:
- Nhưng nhìn quá trình học tập, phấn đấu của cậu, tôi thấy những “lý sự” trên xem ra không đúng?
(Xin mở ngoặc: anh là con của một vị cán bộ lãnh đạo một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Dù có rất nhiều lợi thế để được vào các vị trí “ngon”, dễ “hái ra tiền”, nhưng anh đã quyết định đi con đường riêng, hoàn toàn không phụ thuộc vào “cái bóng” của người cha. Anh được mọi người trân trọng, quý mến vì đã biết lập thân, lập nghiệp bằng chính năng lực và sự trung thực của mình).
- Đấy là dư luận xã hội “xì xào” thế, chứ không phải những điều tớ nghĩ ra - anh bộc bạch - Mà nói như thế không phải là tớ muốn “vơ đũa cả nắm” đâu. Vì trên thực tế, nhiều người sinh trưởng trong những gia đình có chức, có quyền, nhưng họ vẫn tự đi bằng đôi chân của chính mình. Tự thân cụm từ “con cháu các cụ” không có lỗi gì. Cái lỗi là do con người nhiều khi cố tình làm “biến dạng, méo mó” nó đấy thôi. Người xưa có câu “Hổ phụ sinh hổ tử” hàm ý muốn nói, bố mẹ giỏi giang thường sinh ra những người con tài năng. Trong số đó, có nhiều người con đã miệt mài đèn sách sớm hôm, tự giác tu dưỡng, học hành đến nơi đến chốn và phấn đấu công thành danh toại để góp phần làm đẹp thêm truyền thống gia đình, làm “mát lòng” cha mẹ. Tuy nhiên, cũng không ít người dựa dẫm, ỷ vào chức quyền của cha mẹ, không thường xuyên chăm chỉ rèn luyện, trau dồi đạo đức, không phấn đấu bằng nỗ lực của bản thân! Hơn thế, có người còn lười lao động, nhác tu thân, như những “cậu ấm, cô chiêu” chỉ biết tiêu tiền như ném qua cửa sổ và chạy theo lối “sống thoáng, sống nhanh, sống gấp” mà dư luận đã nhiều lần cảnh báo, kêu ca, phàn nàn.
- Vậy theo cậu, làm thế nào để phòng chống, ngăn chặn, hạn chế những tiêu cực của các mối quan hệ thiếu lành mạnh từ “4C” đó?
- Theo tớ, các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị cần thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm trong tuyển dụng, điều động, bố trí, bổ nhiệm nhân sự. Trên cơ sở lấy tiêu chuẩn đức - tài, hiệu quả công tác và tín nhiệm của quần chúng làm thước đo chủ yếu, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi người trong tổ chức, cơ quan, đơn vị mình có cơ hội phấn đấu, cống hiến và trưởng thành; kiên quyết xóa bỏ tình trạng nể nang, ô dù, cục bộ trong công tác nhân sự. Mỗi cấp ủy và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị phải thật sự công tâm, hết lòng vì việc chung, vì lợi ích chung... Tóm lại, cần thực hiện “Con cháu các cụ, chi cần chiếu cố” - đây cũng là “8C”, nhưng là “8C” lành mạnh. Một khi không chiếu cố, “con cháu các cụ” nhất định sẽ phải quyết chí học hành, rèn luyện, phấn đấu nghiêm túc như những người khác mới có cơ hội phát triển.
- Thế còn muốn nhân rộng, phát huy những mặt tích cực của “4C”?
- Trước hết và trên hết là: “Con cháu các cụ, cần cố”!
- Đây cũng có thể gọi là “6C” lành mạnh?
- Đúng vậy. Chỉ có ngẩng cao đầu, đứng thẳng lưng và đi bằng đôi chân của chính mình, “con cháu các cụ” mới xứng đáng là “Hổ tử tôn thêm vinh quang cho hổ phụ”!
Tôi gật đầu mỉm cười đồng tình với những lý sự của người bạn thân - một thành phần “4C” chính hiệu, nhưng đã tự mình thực hiện “8C” và “6C” lành mạnh! Rất mong xã hội ta sẽ ngày càng nhiều thành phần “4C” đích thực như bạn tôi./.
“Mở ngoặc” (05/03/2012)
Cần loại bỏ những cán bộ “giã cào” (!) (05/03/2012)
Tài lộc viển vông? (05/03/2012)
Đất và nghề: nhu cầu bức thiết của nông dân (05/03/2012)
- Góp phần luận giải một số điểm mới của Luật hợp tác xã năm 2023 về mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam hiện nay - Qua tổng kết thực tiễn mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 - 2022
- Bảo đảm bình đẳng giới, thúc đẩy quyền tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam
- Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết
- Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp