Giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị” lần thứ 3, năm 2018
Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam. Cùng dự chương trình có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Cơ quan đại diện ngoại giao các nước, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị” lần thứ 3 là một trong những sự kiện trọng tâm trong các hoạt động kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 02-9, hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03-3-1959-03-3-2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (03-3-1989 – 03-3-2019). Chương trình lần này có số lượng đoàn đại biểu khách nước ngoài đến tham dự đông nhất trong các lần giao lưu từ trước tới nay với các đoàn đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ An ninh các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia; đặc biệt, đây là lần đầu tiên có sự tham dự của 4 đoàn đến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ Vương quốc Thái Lan và Liên bang Cộng hòa Myanmar.
Giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị” là hoạt động nhằm tăng cường công tác đối ngoại quốc phòng, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; là dịp để các lực lượng bảo vệ biên giới, cửa khẩu của các nước chia sẻ kinh nghiệm về những chương trình công tác đang triển khai; qua đó tạo tiền đề xây dựng, bồi đắp mối quan hệ tốt đẹp, ngày càng gắn bó chặt chẽ, vì hòa bình, ổn định của khu vực biên giới.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Đảng, Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chào mừng các đại biểu đến từ 5 nước là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, tham dự chương trình Giao lưu “Biên cương thắm tình hữu nghị” lần thứ 3, năm 2018. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, sự hiện diện của các đại biểu đến từ các nước đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ trách nhiệm giữa lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam với lực lượng bảo vệ biên giới các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đối với tương lai, sự phát triển ổn định của toàn khu vực.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sáu nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar có chung dòng sông Mê Kông, có chung khát vọng về hòa bình, ổn định phát, triển thịnh vượng. Chủ tịch Quốc hội mong muốn lực lượng bảo vệ biên giới các nước trong Tiểu vùng sẽ ngày một gắn bó bền chặt hơn, hợp tác hiệu quả hơn trên nhiều lĩnh vực, cùng thực hiện tốt các cơ chế hợp tác quốc phòng - an ninh khu vực như: phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, cứu trợ thiên tai, thảm họa, quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước dòng Mê Kông, cùng nhau xây dựng đường biên giới chung giữa các nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp gắn với dòng sông, bảo tồn sợi dây kết nối bền chặt của tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân các nước nói chung và nhân dân biên giới, lực lượng bảo vệ biên giới nói riêng.
Điểm nhấn của chương trình là phần giao lưu với các khách mời là đại diện lãnh đạo lực lượng bảo vệ biên giới 6 nước, với những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng giữa Việt Nam và các nước trong tiểu vùng; sự phối hợp hiệu quả trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, đấu tranh phòng chống tội phạm và hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân vùng biên... Xen kẽ giữa các phần giao lưu là nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, được hòa âm phối khí, dàn dựng mới lạ, sinh động do các nghệ sĩ đến từ Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng Việt Nam, Đoàn Văn công Công an Trung Quốc, Đoàn Văn công Tổng cục Công an Quốc gia Campuchia và Đoàn Văn công Quân đội Nhân dân Lào thể hiện, với các ca khúc ca ngợi tình đoàn kết, ca ngợi quê hương đất nước và các làn điệu dân ca truyền thống của các dân tộc. Bên cạnh đó, các phóng sự được phát sóng trong chương trình đã thể hiện chân thực, sống động vẻ đẹp thiên nhiên, con người, sự tương đồng về văn hóa, tập quán, tín ngưỡng của cư dân các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông./.
Ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc  (26/08/2018)
Đưa quan hệ Việt Nam - Ethiopia lên một bước quan trọng trong lịch sử  (25/08/2018)
Chủ tịch nước bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Arab Ai Cập  (25/08/2018)
Thủ tướng ký Nghị quyết tháo gỡ khó khăn về đầu tư xây dựng  (25/08/2018)
Quốc hội chưa xem xét dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt  (25/08/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên