Hội thảo khoa học “Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 - Giá trị lịch sử và hiện thực”
15:27, ngày 02-10-2017
TCCSĐT - Ngày 02-10-2017, nhân kỷ niệm lần thứ 70 năm Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông (1947 - 2017), Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 - giá trị lịch sử và hiện thực” tại tỉnh Bắc Kạn.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thượng tướng Lê Chiêm - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 là một trong những sự kiện quan trọng trong 30 năm tiến hành chiến tranh cách mạng giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Với thắng lợi của chiến dịch, quân và dân ta đã vượt qua giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo tiền đề để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Thu - Đông năm 1947, thực dân Pháp mở cuộc hành quân quy mô lớn tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc hòng thực hiện âm mưu bắt gọn cơ quan lãnh đạo kháng chiến và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu diệt bộ đội chủ lực, phá hủy tiềm lực kháng chiến để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, áp đặt lại ách thống trị lên đất nước ta. Hành động phiêu lưu, mạo hiểm của kẻ thực dân xâm lược đã đặt cuộc kháng chiến của quân và dân ta đứng trước thử thách nghiêm trọng.
Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự điều hành trực tiếp của Bộ Tổng Chỉ huy, quân dân Việt Bắc và cả nước đã nhanh chóng giành lại thế chủ động, anh dũng chiến đấu đập tan cuộc tiến công chiến lược của đội quân viễn chinh, lập nên thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tiến trình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra một giai đoạn mới, tạo đà đưa sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn để kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ vẻ vang.
Cùng với thời gian, chiến công của quân và dân ta trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 càng thêm sáng chói, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần chủ động, khí phách kiên cường và sức sáng tạo của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá, chiến dịch Thu - Đông 1947 đánh dấu sự thất bại về mặt chiến lược của thực dân Pháp. Âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” với “đòn quyết định” để đè bẹp đối phương, kết thúc chiến tranh, dựng lại nền thống trị thực dân đã hoàn toàn bị phá sản. Từ đây, những người cầm quyền Chính phủ Pháp buộc phải theo đuổi một cách bị động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Qua chiến dịch này, Quân đội cách mạng đã trưởng thành vượt bậc cả về trình độ kỹ thuật, chiến thuật cũng như khả năng tiêu diệt địch, đặc biệt là sự hiệp đồng chiến đấu hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang. Đây còn là sự kiện đánh dấu sự hình thành và phát triển của nghệ thuật chiến dịch Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời, khẳng định một cách chắc chắn rằng, nước Việt Nam tuy nhỏ, không có căn cứ địa vững chắc, biên giới có thể bị bao vây, vũ khí thô sơ, yếu kém, nhưng với sự đoàn kết và cố gắng vượt bậc của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có thể giành thắng lợi, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù.
Từ thắng lợi Việt Bắc Thu - Đông 1947, quân và dân Việt Nam đã tiến lên giành thắng lợi to lớn, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tạo đà để đánh thắng đế quốc Mỹ những năm về sau.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Việt Bắc là gốc tích tổ tiên Hùng Vương ta dựng nước; Là nền tảng chống ngoại xâm của ông cha ta, như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nùng Trí Cao; Là căn cứ chống thực dân Pháp của tiên liệt ta như cụ Hoàng Hoa Thám; Là căn cứ địa của cuộc dân tộc giải phóng, chống Pháp, chống Nhật; Là quê hương của Giải phóng quân, anh cả của Vệ quốc quân”. Ngay trong năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, dù còn nhiều khó khăn, thách thức bởi giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt…, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Việt Bắc cùng nhân dân cả nước đã đánh bại tham vọng lớn lao và hành động thâm hiểm của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc trong Thu - Đông 1947, lập nên kỳ tích vẻ vang, bảo vệ vững chắc căn cứ địa, bảo toàn và không ngừng phát triển lực lượng vũ trang, đưa cuộc kháng chiến bước sang một giai đoạn mới.
Tại Hội thảo, các vị đại biểu, các nhà khoa học tập trung thảo luận, phân tích và làm rõ một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, làm rõ tình hình quốc tế và trong nước; phân tích âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp trong Hè - Thu 1947; quá trình thực hiện cuộc tiến công chiến lược của thực dân Pháp lên Việt Bắc; đồng thời, làm rõ chủ trương, kế hoạch quân sự và quá trình chuẩn bị của ta trước Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947.
Hai là, nêu bật vai trò to lớn của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo toàn dân kháng chiến cũng như sự chỉ đạo của Trung ương, Quân ủy, sự điều hành chiến tranh của Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng Chỉ huy trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947; đồng thời, làm rõ nhân tố chính trị, tinh thần trong chiến thắng; vai trò của hậu phương căn cứ cách mạng,… Đây là những nội dung quan trọng, chủ yếu của chiến dịch. Do vậy, các tham luận phân tích, đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan, từ đó nêu bật được cội nguồn thắng lợi của chiến dịch chính là sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam - sức mạnh được hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử và được phát huy mạnh mẽ trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.
Ba là, đi sâu phân tích và làm rõ vị trí, vai trò của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Bắc trong chiến dịch này; sự phối hợp của chiến trường cả nước với chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947; phân tích những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 cũng như vai trò của "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" góp phần làm nên chiến thắng.
Bốn là, nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 cũng như chỉ ra những hạn chế, những điểm còn tồn tại của chiến dịch, từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu vận dụng vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới./.
Thu - Đông năm 1947, thực dân Pháp mở cuộc hành quân quy mô lớn tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc hòng thực hiện âm mưu bắt gọn cơ quan lãnh đạo kháng chiến và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu diệt bộ đội chủ lực, phá hủy tiềm lực kháng chiến để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, áp đặt lại ách thống trị lên đất nước ta. Hành động phiêu lưu, mạo hiểm của kẻ thực dân xâm lược đã đặt cuộc kháng chiến của quân và dân ta đứng trước thử thách nghiêm trọng.
Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự điều hành trực tiếp của Bộ Tổng Chỉ huy, quân dân Việt Bắc và cả nước đã nhanh chóng giành lại thế chủ động, anh dũng chiến đấu đập tan cuộc tiến công chiến lược của đội quân viễn chinh, lập nên thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tiến trình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra một giai đoạn mới, tạo đà đưa sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn để kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ vẻ vang.
Cùng với thời gian, chiến công của quân và dân ta trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 càng thêm sáng chói, trở thành biểu tượng của ý chí quyết chiến, quyết thắng, tinh thần chủ động, khí phách kiên cường và sức sáng tạo của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đánh giá, chiến dịch Thu - Đông 1947 đánh dấu sự thất bại về mặt chiến lược của thực dân Pháp. Âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” với “đòn quyết định” để đè bẹp đối phương, kết thúc chiến tranh, dựng lại nền thống trị thực dân đã hoàn toàn bị phá sản. Từ đây, những người cầm quyền Chính phủ Pháp buộc phải theo đuổi một cách bị động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Qua chiến dịch này, Quân đội cách mạng đã trưởng thành vượt bậc cả về trình độ kỹ thuật, chiến thuật cũng như khả năng tiêu diệt địch, đặc biệt là sự hiệp đồng chiến đấu hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang. Đây còn là sự kiện đánh dấu sự hình thành và phát triển của nghệ thuật chiến dịch Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng thời, khẳng định một cách chắc chắn rằng, nước Việt Nam tuy nhỏ, không có căn cứ địa vững chắc, biên giới có thể bị bao vây, vũ khí thô sơ, yếu kém, nhưng với sự đoàn kết và cố gắng vượt bậc của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có thể giành thắng lợi, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù.
Từ thắng lợi Việt Bắc Thu - Đông 1947, quân và dân Việt Nam đã tiến lên giành thắng lợi to lớn, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tạo đà để đánh thắng đế quốc Mỹ những năm về sau.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Việt Bắc là gốc tích tổ tiên Hùng Vương ta dựng nước; Là nền tảng chống ngoại xâm của ông cha ta, như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nùng Trí Cao; Là căn cứ chống thực dân Pháp của tiên liệt ta như cụ Hoàng Hoa Thám; Là căn cứ địa của cuộc dân tộc giải phóng, chống Pháp, chống Nhật; Là quê hương của Giải phóng quân, anh cả của Vệ quốc quân”. Ngay trong năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, dù còn nhiều khó khăn, thách thức bởi giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt…, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Việt Bắc cùng nhân dân cả nước đã đánh bại tham vọng lớn lao và hành động thâm hiểm của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc trong Thu - Đông 1947, lập nên kỳ tích vẻ vang, bảo vệ vững chắc căn cứ địa, bảo toàn và không ngừng phát triển lực lượng vũ trang, đưa cuộc kháng chiến bước sang một giai đoạn mới.
Tại Hội thảo, các vị đại biểu, các nhà khoa học tập trung thảo luận, phân tích và làm rõ một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, làm rõ tình hình quốc tế và trong nước; phân tích âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp trong Hè - Thu 1947; quá trình thực hiện cuộc tiến công chiến lược của thực dân Pháp lên Việt Bắc; đồng thời, làm rõ chủ trương, kế hoạch quân sự và quá trình chuẩn bị của ta trước Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu - Đông 1947.
Hai là, nêu bật vai trò to lớn của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo toàn dân kháng chiến cũng như sự chỉ đạo của Trung ương, Quân ủy, sự điều hành chiến tranh của Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng Chỉ huy trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947; đồng thời, làm rõ nhân tố chính trị, tinh thần trong chiến thắng; vai trò của hậu phương căn cứ cách mạng,… Đây là những nội dung quan trọng, chủ yếu của chiến dịch. Do vậy, các tham luận phân tích, đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan, từ đó nêu bật được cội nguồn thắng lợi của chiến dịch chính là sức mạnh nội lực của dân tộc Việt Nam - sức mạnh được hun đúc từ hàng nghìn năm lịch sử và được phát huy mạnh mẽ trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.
Ba là, đi sâu phân tích và làm rõ vị trí, vai trò của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Bắc trong chiến dịch này; sự phối hợp của chiến trường cả nước với chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947; phân tích những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 cũng như vai trò của "đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung" góp phần làm nên chiến thắng.
Bốn là, nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 cũng như chỉ ra những hạn chế, những điểm còn tồn tại của chiến dịch, từ đó đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu vận dụng vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới./.
Giáo dục quyền con người trong các tổ chức chính trị, xã hội trên cơ sở quan điểm Đại hội XII của Đảng  (02/10/2017)
Giáo dục quyền con người trong các tổ chức chính trị, xã hội trên cơ sở quan điểm Đại hội XII của Đảng  (02/10/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 25-9 đến ngày 01-10-2017  (02/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay