APEC 2017: Nhiều cuộc họp, hội thảo trong ngày đầu của SOM 1
21:10, ngày 18-02-2017
TCCSĐT - Ngày 18-02-2017, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã khai mạc cuộc họp lần thứ 44 Nhóm chuyên gia APEC về Sở hữu trí tuệ (IPEG 44). Cuộc họp do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chủ trì, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Đoàn Việt Nam gồm 7 thành viên do Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Lê Ngọc Lâm làm Trưởng đoàn.
Cuộc họp IPEG 44 đã bám sát mục đích chung của hợp tác APEC về sở hữu trí tuệ, bao gồm: tăng cường đối thoại về chính sách sở hữu trí tuệ và thảo luận các biện pháp nhằm phát huy tính hiệu quả của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực hiện Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS của WTO); nỗ lực triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động tập thể (CAP) về sở hữu trí tuệ nhằm đạt các mục tiêu Bogor của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020; phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ cho các nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ; khuyến khích sử dụng, khai thác và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ.
Đoàn Việt Nam có 2 bài trình bày tại diễn đàn này là: Quy trình xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid tại Cục Sở hữu trí tuệ và Hoạt động đổi mới, sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Bên lề cuộc họp IPEG 44, đoàn Việt Nam còn có các cuộc họp song phương với một số nền kinh tế thành viên như Hàn Quốc, Hoa Kỳ để bàn kế hoạch hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ trong thời gian tới. Theo dự kiến, cuộc họp này sẽ kết thúc vào ngày 19-02.
Cùng ngày, tại thành phố Nha Trang diễn ra đồng thời 7 cuộc họp, hội thảo khác, đề cập đến các vấn đề như: khả năng ứng phó khẩn cấp, khai thác gỗ bất hợp pháp, hợp tác chính sách về khoa học-công nghệ, thúc đẩy sự cam kết xã hội trong chống tham nhũng…
Các cuộc họp gồm: Cuộc họp lần thứ chín Nhóm Cơ chế Đối tác chính sách Khoa học, công nghệ và Đổi mới APEC (PPSTI-9), Cuộc họp lần thứ nhất Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn APEC (SCSC-1) và Cuộc họp lần thứ 44 Nhóm Chuyên gia APEC về Sở hữu trí tuệ (IPEG-44).
Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn, cùng với đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan sẽ tham dự các Cuộc họp nêu trên.
Theo chương trình nghị sự của PPSTI-9, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ thảo luận, cập nhật thông tin về các dự án đang triển khai và thông qua các dự án hợp tác mới trong khuôn khổ PPSTI; thảo luận, đề xuất phương hướng tăng cường hoạt động của Nhóm PPSTI với các Tiểu ban/Nhóm công tác khác trong khuôn khổ cơ chế hợp tác APEC...
Trong Năm APEC 2017, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Nhóm PPSTI.
Dự kiến, Việt Nam sẽ trình bày đề xuất mới về “Phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong các nền kinh tế đang phát triển APEC;” cập nhật về dự án đang triển khai “Xúc tiến thương mại hóa, hợp tác đầu tư đối với sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiềm năng ở thị trường ngoài nước trong một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam đến 2020” và trình bày về một số nội dung liên quan đến Giải thưởng về Đổi mới sáng tạo, Nghiên cứu và Giáo dục của APEC (ASPIRE).
Trong khuôn khổ Cuộc họp SCSC-1, hai sự kiện sẽ được tổ chức bao gồm: Cuộc họp của các tổ chức chuyên ngành khu vực APEC (SRB) và Hội nghị của Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC).
Các cuộc họp này tập trung trao đổi về các nội dung đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đánh giá công tác hợp chuẩn nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại trong khu vực APEC, ưu tiên thúc đẩy nền kinh tế số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; chia sẻ thực hành quy định tốt (GRP), trong đó nhấn mạnh thúc đẩy phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia và các ưu tiên như an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển thành phố thông minh.
Tại các cuộc họp cũng sẽ bàn biện pháp kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tăng cường phối hợp giữa các thành viên trong khuôn khổ hoạt động WTO/TBT-SPS, giữa SCSC và các tổ chức quốc tế, khu vực như ISO, IEC, PASC, APLAC, APMLF…; chia sẻ thông tin về hoạt động áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận, đổi mới công nghệ, giáo dục tiêu chuẩn trong trường học…
Theo đó, với tư cách Chủ tịch SCSC năm 2017, đoàn Việt Nam đã chủ động đưa ra Sáng kiến về “Chia sẻ thực hành tốt nhất về việc áp dụng tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp đối với Đô thị thông minh trong khu vực APEC.”
Sáng kiến này tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm thực tế, thực hành tốt và trao đổi thông tin về hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp nhằm phục vụ phát triển mô hình đô thị thông minh trong khu vực.
Đây là những hoạt động nghị sự của ngày đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1), diễn ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ nay đến ngày 03-3 tới./.
Cuộc họp IPEG 44 đã bám sát mục đích chung của hợp tác APEC về sở hữu trí tuệ, bao gồm: tăng cường đối thoại về chính sách sở hữu trí tuệ và thảo luận các biện pháp nhằm phát huy tính hiệu quả của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực hiện Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS của WTO); nỗ lực triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động tập thể (CAP) về sở hữu trí tuệ nhằm đạt các mục tiêu Bogor của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020; phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ cho các nền kinh tế đang phát triển và chậm phát triển; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ; khuyến khích sử dụng, khai thác và thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ.
Đoàn Việt Nam có 2 bài trình bày tại diễn đàn này là: Quy trình xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid tại Cục Sở hữu trí tuệ và Hoạt động đổi mới, sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Bên lề cuộc họp IPEG 44, đoàn Việt Nam còn có các cuộc họp song phương với một số nền kinh tế thành viên như Hàn Quốc, Hoa Kỳ để bàn kế hoạch hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ trong thời gian tới. Theo dự kiến, cuộc họp này sẽ kết thúc vào ngày 19-02.
Cùng ngày, tại thành phố Nha Trang diễn ra đồng thời 7 cuộc họp, hội thảo khác, đề cập đến các vấn đề như: khả năng ứng phó khẩn cấp, khai thác gỗ bất hợp pháp, hợp tác chính sách về khoa học-công nghệ, thúc đẩy sự cam kết xã hội trong chống tham nhũng…
Các cuộc họp gồm: Cuộc họp lần thứ chín Nhóm Cơ chế Đối tác chính sách Khoa học, công nghệ và Đổi mới APEC (PPSTI-9), Cuộc họp lần thứ nhất Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn APEC (SCSC-1) và Cuộc họp lần thứ 44 Nhóm Chuyên gia APEC về Sở hữu trí tuệ (IPEG-44).
Đoàn đại biểu do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh làm Trưởng đoàn, cùng với đại diện của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan sẽ tham dự các Cuộc họp nêu trên.
Theo chương trình nghị sự của PPSTI-9, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ thảo luận, cập nhật thông tin về các dự án đang triển khai và thông qua các dự án hợp tác mới trong khuôn khổ PPSTI; thảo luận, đề xuất phương hướng tăng cường hoạt động của Nhóm PPSTI với các Tiểu ban/Nhóm công tác khác trong khuôn khổ cơ chế hợp tác APEC...
Trong Năm APEC 2017, Việt Nam đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Nhóm PPSTI.
Dự kiến, Việt Nam sẽ trình bày đề xuất mới về “Phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong các nền kinh tế đang phát triển APEC;” cập nhật về dự án đang triển khai “Xúc tiến thương mại hóa, hợp tác đầu tư đối với sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiềm năng ở thị trường ngoài nước trong một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam đến 2020” và trình bày về một số nội dung liên quan đến Giải thưởng về Đổi mới sáng tạo, Nghiên cứu và Giáo dục của APEC (ASPIRE).
Trong khuôn khổ Cuộc họp SCSC-1, hai sự kiện sẽ được tổ chức bao gồm: Cuộc họp của các tổ chức chuyên ngành khu vực APEC (SRB) và Hội nghị của Tiểu ban Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn (SCSC).
Các cuộc họp này tập trung trao đổi về các nội dung đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn, đánh giá công tác hợp chuẩn nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại trong khu vực APEC, ưu tiên thúc đẩy nền kinh tế số trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; chia sẻ thực hành quy định tốt (GRP), trong đó nhấn mạnh thúc đẩy phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia và các ưu tiên như an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển thành phố thông minh.
Tại các cuộc họp cũng sẽ bàn biện pháp kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tăng cường phối hợp giữa các thành viên trong khuôn khổ hoạt động WTO/TBT-SPS, giữa SCSC và các tổ chức quốc tế, khu vực như ISO, IEC, PASC, APLAC, APMLF…; chia sẻ thông tin về hoạt động áp dụng tiêu chuẩn, chứng nhận, đổi mới công nghệ, giáo dục tiêu chuẩn trong trường học…
Theo đó, với tư cách Chủ tịch SCSC năm 2017, đoàn Việt Nam đã chủ động đưa ra Sáng kiến về “Chia sẻ thực hành tốt nhất về việc áp dụng tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp đối với Đô thị thông minh trong khu vực APEC.”
Sáng kiến này tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm thực tế, thực hành tốt và trao đổi thông tin về hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp nhằm phục vụ phát triển mô hình đô thị thông minh trong khu vực.
Đây là những hoạt động nghị sự của ngày đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1), diễn ra tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ nay đến ngày 03-3 tới./.
Hội nghị SOM 1 tại Nha Trang mở đầu cho Năm APEC Việt Nam 2017  (18/02/2017)
Các hoạt động của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tại Cuba  (18/02/2017)
Lãnh đạo Lào đánh giá cao hoạt động của Hội Hữu nghị Việt-Lào  (18/02/2017)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên