Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng
13:50, ngày 14-11-2016
TCCS - Nghị quyết Đại hội XII của Đảng thể hiện sự phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về giải pháp tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội”(1). Đây là sự kế thừa quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, bài học kinh nghiệm qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là sau 30 năm đổi mới đất nước.
Tăng cường, củng cố quốc phòng không chỉ để bảo vệ Tổ quốc, mà còn tạo điều kiện bảo đảm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Quan điểm của Đảng thể hiện rõ mối quan hệ giữa quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội là mối quan hệ thống nhất, hữu cơ, gắn bó chặt chẽ, tạo tiền đề, điều kiện cho nhau cùng phát triển. Chính mối quan hệ biện chứng giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã quy định mối quan hệ giữa quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Về thực chất, đó là sự chi phối của nhiệm vụ tổng thể đối với các bộ phận hợp thành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ, cần thực hiện kết hợp quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng chiến lược trong tình hình mới. Điều này được thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
Vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, là vùng chiến lược hết sức trọng yếu. Đây là nơi còn nhiều khó khăn, yếu kém về kinh tế, văn hóa, xã hội,... trong đó có nhiều khu vực tình hình rất phức tạp, dễ bị kẻ thù lợi dụng để lôi kéo, kích động. Vì vậy, việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng ở nơi đây có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng vùng chiến lược quốc phòng, an ninh với phát triển vùng kinh tế chiến lược, nhằm tạo ra và tăng cường thế bố trí chiến lược mới cả về kinh tế - xã hội lẫn quốc phòng ở các vùng này, theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, và qua đó, tạo ra sự vững vàng trên toàn cục và mạnh ở từng trọng điểm.
Mỗi vùng đều có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế và phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, việc “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức. Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở một số nơi gắn kết chưa thật chặt chẽ... An ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp”(2). Mỗi vùng chiến lược có những nét đặc thù, yêu cầu khác nhau về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, đòi hỏi việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng ở các vùng, cũng như ở địa bàn mỗi tỉnh phải bảo đảm các nội dung:
1- Kết hợp giữa xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng của vùng.
2- Kết hợp giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinh tế địa phương với xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu, các xã, phường chiến đấu trên địa bàn các tỉnh, huyện.
3- Kết hợp giữa quá trình phân công lại lao động, phân bố lại dân cư với tổ chức, xây dựng và điều chỉnh, bố trí lại lực lượng quốc phòng trên từng địa bàn cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Ở đâu có đất, có dân, ở đó phải có lực lượng quốc phòng để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
4- Kết hợp giữa đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình quốc phòng, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường..., bảo đảm vừa phục vụ quốc phòng, quân sự, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5- Kết hợp giữa xây dựng các cơ sở kinh tế vững mạnh, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kỹ thuật và hậu phương vững chắc cho mỗi vùng để sẵn sàng đối phó khi có xung đột, chiến tranh xâm lược.
Xuất phát từ tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội cũng như vị trí địa - chính trị, quốc phòng của các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, về lâu dài, phải quan tâm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên từng vùng và giữa các vùng với nhau trong thế trận phòng thủ chung của cả nước. Quan tâm hơn nữa phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng ở các vùng giáp biên giới với các nước.
Khắc phục hiệu quả tình trạng di cư, dịch cư tự do, tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và có chính sách phù hợp để động viên, điều chỉnh dân cư từ các nơi khác đến vùng núi biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Củng cố, xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế - xã hội và quốc phòng. Trước hết, cần tập trung xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, mở mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông, các tuyến đường vành đai kinh tế. Triển khai hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo, Chương trình 135; đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả Trung ương và địa phương để cùng thực hiện nhiệm vụ. Củng cố các khu kinh tế - quốc phòng dọc biên giới nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn
Hiện nay, chúng ta đã hình thành các vùng kinh tế lớn - trọng điểm gắn với các vùng, trên từng chiến trường, từng hướng chiến lược của đất nước. Các vùng kinh tế trọng điểm là nòng cốt cho phát triển kinh tế của từng miền và cả nước, là nơi có mật độ dân cư và tính chất đô thị hóa cao, gắn liền với các khu công nghiệp lớn, các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài... Đây cũng là nơi tập trung đầu mối giao thông quan trọng, với sân bay, bến cảng, kho tàng, dịch vụ...
Về quốc phòng, mỗi vùng kinh tế trọng điểm lại nằm trong các khu vực phòng thủ then chốt, nơi có nhiều đối tượng, mục tiêu quan trọng phải bảo vệ; đồng thời, là nơi nằm trên các hướng có khả năng là hướng tiến công chiến lược chủ yếu trong chiến tranh xâm lược của địch, hoặc là địa bàn trọng điểm đối phó với âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Vì vậy, phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng trên các vùng này.
Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với xây dựng kết cấu hạ tầng của nền quốc phòng toàn dân; gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường. Các thành phố, đô thị, các khu kinh tế tập trung cần quy hoạch từng bước xây dựng hệ thống công trình ngầm lưỡng dụng. Khi bố trí các cơ sở sản xuất, các công trình kinh tế, phê duyệt dự án đầu tư nước ngoài, cần chú ý đến việc bảo vệ, bảo tồn các địa hình, địa vật, các khu vực có giá trị phòng thủ. Khắc phục tình trạng chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế trước mắt, coi nhẹ, thậm chí thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng.
Việc xây dựng các khu công nghiệp phải gắn với quy hoạch xây dựng lực lượng quốc phòng, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong các tổ chức kinh tế đó, ngay cả khi chúng ta là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Lựa chọn đối tác đầu tư, bố trí xen kẽ, tạo thế đan cài lợi ích giữa các nhà đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh thời bình và nhu cầu chi viện cho các chiến trường khi xảy ra chiến tranh. Kết hợp phát triển kinh tế tại chỗ với xây dựng căn cứ hậu phương của từng vùng kinh tế trọng điểm để sẵn sàng, chủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn khi có tình huống chiến tranh xâm lược. Quản lý chặt chẽ khu vực tập trung đông người lao động, nhất là lao động người nước ngoài, các khu công nghiệp, khu du lịch, kiên quyết xử lý tình trạng vi phạm luật pháp Việt Nam.
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biển, đảo
Vùng biển, đảo nước ta có nhiều tiềm năng, khoáng sản, là cửa ngõ giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, có khả năng phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, việc khai thác lợi thế đó còn nhiều hạn chế; bên cạnh đó, tình trạng tranh chấp chủ quyền diễn ra rất phức tạp, dễ bùng nổ xung đột... Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, đảo là gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng vùng chiến lược quốc phòng với phát triển vùng kinh tế chiến lược, nhằm tạo ra và tăng cường thế bố trí chiến lược mới cả về kinh tế lẫn quốc phòng trên vùng biển, đảo, theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng trên vùng biển, đảo là đòi hỏi bức bách và rất quan trọng, nhằm nhanh chóng tạo ra thế và lực đủ bảo vệ, làm chủ vùng biển, đảo.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế và xây dựng thế trận quốc phòng bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới, làm cơ sở cho việc thực hiện kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng một cách cơ bản, toàn diện, lâu dài. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trước hết là phải phối hợp chặt chẽ các hoạt động đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực. Bởi vậy, cần tăng cường, hoàn thiện quy chế phối hợp, tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược và các đối sách xử lý thắng lợi mọi tình huống. Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng, nhất là với các nước trong khu vực và một số nước lớn, nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Lực lượng hải quân, cảnh sát biển cần tăng cường giao lưu quốc tế, phối hợp tuần tra, diễn tập, cứu hộ - cứu nạn trên biển, nhằm góp phần giữ vững môi trường ổn định và triệt tiêu nguy cơ xung đột trên biển. Đẩy mạnh xây dựng thực lực về kinh tế biển, thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển các ngành kinh tế biển, trước mắt là lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến sản phẩm dầu khí; phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, kinh tế hàng hải và công nghiệp đóng tàu; khai thác, đánh bắt hải sản; phát triển du lịch và kinh tế đảo; tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương đánh bắt xa bờ, kết hợp với bảo vệ chủ quyền vùng biển bằng những giải pháp đồng bộ, như đóng tàu có khả năng hoạt động dài ngày, bao tiêu sản phẩm, bảo vệ, cứu hộ - cứu nạn, hỗ trợ cho tàu thuyền và ngư dân khi có thiên tai, cướp biển... Quy hoạch, lựa chọn những thành phố, thị xã ven biển có vị trí thích hợp để xây dựng thành các trung tâm kinh tế, các hải cảng lớn, vừa là “bàn đạp” tiến ra biển, vừa là “đầu tàu” lôi kéo các vùng kinh tế khác phát triển. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút dân cư đến ở và lập nghiệp lâu dài trên các đảo, quần đảo, nhất là các đảo xa bờ.
Tăng cường xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển vững mạnh, nhất là hải quân, không quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và kiểm ngư, đủ sức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển; coi việc gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng là phương châm chiến lược, được cụ thể hóa trong hoạt động sản xuất trên biển (từ khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, dầu khí, đánh bắt, nuôi trồng hải sản đến vận tải đường biển, du lịch biển). Chú ý bố trí các lực lượng bảo đảm cân đối, hợp lý và khả năng phối hợp, hiệp đồng trong thực hiện nhiệm vụ. Coi trọng xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt là xây dựng các đảo và quần đảo trở thành các “pháo hạm” kiên cố; tích cực bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phòng thủ bảo vệ biển, đảo để bảo đảm giữ vững chủ quyền, ngăn chặn xung đột vũ trang trên biển.
Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, đảo, tạo điều kiện cho người dân bám biển, sinh sống, làm ăn; xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện mở rộng liên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển, đảo, nhằm tạo ra các đối tác đan xen lợi ích, tạo thế và lực để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển, đảo. Chú trọng đầu tư phát triển chương trình bám biển, đánh bắt xa bờ, củng cố lực lượng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ, các lực lượng chấp pháp (cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng...) để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền biển, đảo, làm nòng cốt cho phát triển kinh tế biển và tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo đóng quân, nhà giàn DK1... Hoàn thiện phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở vùng biển, đảo, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm triển khai kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới
Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chung, thống nhất nhằm gắn kết quốc phòng với kinh tế - xã hội.
Việc xây dựng một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chung, thống nhất về gắn kết quốc phòng với kinh tế - xã hội sẽ làm tiền đề cho việc triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Rà soát các chương trình, dự án về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội thời gian qua; khảo sát cơ bản, toàn diện thực trạng kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong điều kiện mới. Đồng thời, đánh giá nhận thức, quan điểm và hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương; từ những kết quả và hạn chế, yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tiếp đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung các nội dung mới vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với thực tiễn quốc phòng và kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, đưa ra dự báo, yêu cầu kết hợp giữa xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội cho các thời kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến năm 2030 và xa hơn; chủ động điều chỉnh các chiến lược khác cho phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng chiến lược tổng thể chính là cơ sở để tổ chức huy động, phối hợp công tác nghiên cứu của các viện nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chiến lược của các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, quốc phòng... vào nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành, vùng, lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng cho phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nước ta, đồng thời phù hợp với những phát triển mới về nghệ thuật quân sự, quốc phòng trong điều kiện mới.
Hai là, các cơ quan chức năng về quốc phòng, kinh tế - xã hội xây dựng, đồng bộ hóa cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp giữa các lĩnh vực này.
Thực tế những năm qua cho thấy, khi xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta luôn phải cân đối giữa nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu tư cho quốc phòng, trong khi ngân sách lại hết sức hạn hẹp. Trong các kế hoạch, dù ngắn hạn hay trung hạn, dài hạn, đều phải tính đến ngân sách bảo đảm cho quốc phòng, bởi các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đều có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quốc phòng. Do vậy, cần xây dựng, đồng bộ hóa cơ chế kết hợp để vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm của Đảng về phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng. Để làm được điều đó, các cơ quan chức năng về quốc phòng và kinh tế - xã hội căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình để lựa chọn nội dung và phương thức phối hợp cho thích hợp. Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên các địa bàn đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế, cũng như có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, các hoạt động quốc phòng sẽ tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Hình thành các cơ chế kết hợp mang tính đồng bộ, thống nhất, làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế kết hợp trong từng giai đoạn phát triển của từng lĩnh vực trong tiến trình chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm tiến hành đồng bộ các hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội.
Hoạt động kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội rất đa dạng, phong phú và luôn đặt ra những yêu cầu mới, vì vậy, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện kết hợp các nhiệm vụ này càng chặt chẽ bao nhiêu, thì hiệu quả của sự kết hợp đó càng cao bấy nhiêu. Thực tiễn những năm qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, sự kết hợp này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây lãng phí và thất thoát ngân sách nhà nước và niềm tin của nhân dân. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện giải pháp này, cơ quan chức năng của Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và với cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở để triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội; tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chương trình, dự án kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội; đồng thời, tích cực, chủ động điều chỉnh, bổ sung nhân lực, vật lực và các yếu tố khác nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đó. Ở đây, việc tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và hệ thống chính trị còn phải được biểu hiện ở năng lực quản lý, điều hành phối hợp và thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án đó trước nhân dân. Kết quả của sự kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội chính là hiệu quả về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát, lãng phí trong quá trình tổ chức thực hiện,...
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng tại các địa bàn chiến lược trọng yếu, đặc thù là rất khó khăn, phức tạp. Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các cấp, các ngành, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tích cực, chủ động phối hợp triển khai đồng bộ nhiệm vụ kết hợp này, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng./.
--------------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 149
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 261
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
Vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, là vùng chiến lược hết sức trọng yếu. Đây là nơi còn nhiều khó khăn, yếu kém về kinh tế, văn hóa, xã hội,... trong đó có nhiều khu vực tình hình rất phức tạp, dễ bị kẻ thù lợi dụng để lôi kéo, kích động. Vì vậy, việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng ở nơi đây có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới là sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng vùng chiến lược quốc phòng, an ninh với phát triển vùng kinh tế chiến lược, nhằm tạo ra và tăng cường thế bố trí chiến lược mới cả về kinh tế - xã hội lẫn quốc phòng ở các vùng này, theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, và qua đó, tạo ra sự vững vàng trên toàn cục và mạnh ở từng trọng điểm.
Mỗi vùng đều có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế và phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, việc “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức. Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở một số nơi gắn kết chưa thật chặt chẽ... An ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp”(2). Mỗi vùng chiến lược có những nét đặc thù, yêu cầu khác nhau về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, đòi hỏi việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng ở các vùng, cũng như ở địa bàn mỗi tỉnh phải bảo đảm các nội dung:
1- Kết hợp giữa xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng của vùng.
2- Kết hợp giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu kinh tế địa phương với xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt, các cụm chiến đấu, các xã, phường chiến đấu trên địa bàn các tỉnh, huyện.
3- Kết hợp giữa quá trình phân công lại lao động, phân bố lại dân cư với tổ chức, xây dựng và điều chỉnh, bố trí lại lực lượng quốc phòng trên từng địa bàn cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như kế hoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Ở đâu có đất, có dân, ở đó phải có lực lượng quốc phòng để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
4- Kết hợp giữa đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình quốc phòng, phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường..., bảo đảm vừa phục vụ quốc phòng, quân sự, vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
5- Kết hợp giữa xây dựng các cơ sở kinh tế vững mạnh, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần, kỹ thuật và hậu phương vững chắc cho mỗi vùng để sẵn sàng đối phó khi có xung đột, chiến tranh xâm lược.
Xuất phát từ tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội cũng như vị trí địa - chính trị, quốc phòng của các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, về lâu dài, phải quan tâm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trên từng vùng và giữa các vùng với nhau trong thế trận phòng thủ chung của cả nước. Quan tâm hơn nữa phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng ở các vùng giáp biên giới với các nước.
Khắc phục hiệu quả tình trạng di cư, dịch cư tự do, tổ chức tốt việc định canh, định cư tại chỗ và có chính sách phù hợp để động viên, điều chỉnh dân cư từ các nơi khác đến vùng núi biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Củng cố, xây dựng các xã trọng điểm về kinh tế - xã hội và quốc phòng. Trước hết, cần tập trung xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, mở mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông, các tuyến đường vành đai kinh tế. Triển khai hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo, Chương trình 135; đối với những nơi có địa thế quan trọng, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, cần kết hợp mọi nguồn lực, mọi lực lượng của cả Trung ương và địa phương để cùng thực hiện nhiệm vụ. Củng cố các khu kinh tế - quốc phòng dọc biên giới nhằm tạo thế và lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đô thị lớn
Hiện nay, chúng ta đã hình thành các vùng kinh tế lớn - trọng điểm gắn với các vùng, trên từng chiến trường, từng hướng chiến lược của đất nước. Các vùng kinh tế trọng điểm là nòng cốt cho phát triển kinh tế của từng miền và cả nước, là nơi có mật độ dân cư và tính chất đô thị hóa cao, gắn liền với các khu công nghiệp lớn, các liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài... Đây cũng là nơi tập trung đầu mối giao thông quan trọng, với sân bay, bến cảng, kho tàng, dịch vụ...
Về quốc phòng, mỗi vùng kinh tế trọng điểm lại nằm trong các khu vực phòng thủ then chốt, nơi có nhiều đối tượng, mục tiêu quan trọng phải bảo vệ; đồng thời, là nơi nằm trên các hướng có khả năng là hướng tiến công chiến lược chủ yếu trong chiến tranh xâm lược của địch, hoặc là địa bàn trọng điểm đối phó với âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Vì vậy, phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố, tăng cường quốc phòng trên các vùng này.
Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội với xây dựng kết cấu hạ tầng của nền quốc phòng toàn dân; gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế với xây dựng các công trình phòng thủ dân sự, thiết bị chiến trường. Các thành phố, đô thị, các khu kinh tế tập trung cần quy hoạch từng bước xây dựng hệ thống công trình ngầm lưỡng dụng. Khi bố trí các cơ sở sản xuất, các công trình kinh tế, phê duyệt dự án đầu tư nước ngoài, cần chú ý đến việc bảo vệ, bảo tồn các địa hình, địa vật, các khu vực có giá trị phòng thủ. Khắc phục tình trạng chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế trước mắt, coi nhẹ, thậm chí thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng.
Việc xây dựng các khu công nghiệp phải gắn với quy hoạch xây dựng lực lượng quốc phòng, các tổ chức chính trị, đoàn thể trong các tổ chức kinh tế đó, ngay cả khi chúng ta là thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Lựa chọn đối tác đầu tư, bố trí xen kẽ, tạo thế đan cài lợi ích giữa các nhà đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng, phát triển kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm phải nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh thời bình và nhu cầu chi viện cho các chiến trường khi xảy ra chiến tranh. Kết hợp phát triển kinh tế tại chỗ với xây dựng căn cứ hậu phương của từng vùng kinh tế trọng điểm để sẵn sàng, chủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn khi có tình huống chiến tranh xâm lược. Quản lý chặt chẽ khu vực tập trung đông người lao động, nhất là lao động người nước ngoài, các khu công nghiệp, khu du lịch, kiên quyết xử lý tình trạng vi phạm luật pháp Việt Nam.
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biển, đảo
Vùng biển, đảo nước ta có nhiều tiềm năng, khoáng sản, là cửa ngõ giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, có khả năng phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, việc khai thác lợi thế đó còn nhiều hạn chế; bên cạnh đó, tình trạng tranh chấp chủ quyền diễn ra rất phức tạp, dễ bùng nổ xung đột... Kết hợp nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, đảo là gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng vùng chiến lược quốc phòng với phát triển vùng kinh tế chiến lược, nhằm tạo ra và tăng cường thế bố trí chiến lược mới cả về kinh tế lẫn quốc phòng trên vùng biển, đảo, theo ý đồ phòng thủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng trên vùng biển, đảo là đòi hỏi bức bách và rất quan trọng, nhằm nhanh chóng tạo ra thế và lực đủ bảo vệ, làm chủ vùng biển, đảo.
Tập trung xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế và xây dựng thế trận quốc phòng bảo vệ biển, đảo trong tình hình mới, làm cơ sở cho việc thực hiện kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng một cách cơ bản, toàn diện, lâu dài. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trước hết là phải phối hợp chặt chẽ các hoạt động đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực. Bởi vậy, cần tăng cường, hoàn thiện quy chế phối hợp, tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược và các đối sách xử lý thắng lợi mọi tình huống. Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng, nhất là với các nước trong khu vực và một số nước lớn, nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau. Lực lượng hải quân, cảnh sát biển cần tăng cường giao lưu quốc tế, phối hợp tuần tra, diễn tập, cứu hộ - cứu nạn trên biển, nhằm góp phần giữ vững môi trường ổn định và triệt tiêu nguy cơ xung đột trên biển. Đẩy mạnh xây dựng thực lực về kinh tế biển, thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển các ngành kinh tế biển, trước mắt là lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến sản phẩm dầu khí; phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, kinh tế hàng hải và công nghiệp đóng tàu; khai thác, đánh bắt hải sản; phát triển du lịch và kinh tế đảo; tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương đánh bắt xa bờ, kết hợp với bảo vệ chủ quyền vùng biển bằng những giải pháp đồng bộ, như đóng tàu có khả năng hoạt động dài ngày, bao tiêu sản phẩm, bảo vệ, cứu hộ - cứu nạn, hỗ trợ cho tàu thuyền và ngư dân khi có thiên tai, cướp biển... Quy hoạch, lựa chọn những thành phố, thị xã ven biển có vị trí thích hợp để xây dựng thành các trung tâm kinh tế, các hải cảng lớn, vừa là “bàn đạp” tiến ra biển, vừa là “đầu tàu” lôi kéo các vùng kinh tế khác phát triển. Ngoài ra, cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút dân cư đến ở và lập nghiệp lâu dài trên các đảo, quần đảo, nhất là các đảo xa bờ.
Tăng cường xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển vững mạnh, nhất là hải quân, không quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và kiểm ngư, đủ sức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển; coi việc gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng là phương châm chiến lược, được cụ thể hóa trong hoạt động sản xuất trên biển (từ khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, dầu khí, đánh bắt, nuôi trồng hải sản đến vận tải đường biển, du lịch biển). Chú ý bố trí các lực lượng bảo đảm cân đối, hợp lý và khả năng phối hợp, hiệp đồng trong thực hiện nhiệm vụ. Coi trọng xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố ven biển, đặc biệt là xây dựng các đảo và quần đảo trở thành các “pháo hạm” kiên cố; tích cực bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phòng thủ bảo vệ biển, đảo để bảo đảm giữ vững chủ quyền, ngăn chặn xung đột vũ trang trên biển.
Phát triển các loại hình dịch vụ trên biển, đảo, tạo điều kiện cho người dân bám biển, sinh sống, làm ăn; xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện mở rộng liên kết làm ăn kinh tế ở vùng biển, đảo, nhằm tạo ra các đối tác đan xen lợi ích, tạo thế và lực để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển, đảo. Chú trọng đầu tư phát triển chương trình bám biển, đánh bắt xa bờ, củng cố lực lượng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ, các lực lượng chấp pháp (cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng...) để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền biển, đảo, làm nòng cốt cho phát triển kinh tế biển và tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo đóng quân, nhà giàn DK1... Hoàn thiện phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở vùng biển, đảo, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo.
Một số giải pháp chủ yếu nhằm triển khai kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới
Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chung, thống nhất nhằm gắn kết quốc phòng với kinh tế - xã hội.
Việc xây dựng một chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chung, thống nhất về gắn kết quốc phòng với kinh tế - xã hội sẽ làm tiền đề cho việc triển khai, cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Rà soát các chương trình, dự án về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội thời gian qua; khảo sát cơ bản, toàn diện thực trạng kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong điều kiện mới. Đồng thời, đánh giá nhận thức, quan điểm và hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành, các địa phương; từ những kết quả và hạn chế, yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tiếp đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung các nội dung mới vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các chương trình, dự án phù hợp với thực tiễn quốc phòng và kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, đưa ra dự báo, yêu cầu kết hợp giữa xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội cho các thời kỳ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đến năm 2030 và xa hơn; chủ động điều chỉnh các chiến lược khác cho phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Xây dựng chiến lược tổng thể chính là cơ sở để tổ chức huy động, phối hợp công tác nghiên cứu của các viện nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chiến lược của các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, quốc phòng... vào nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu ngành, vùng, lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng cho phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế nước ta, đồng thời phù hợp với những phát triển mới về nghệ thuật quân sự, quốc phòng trong điều kiện mới.
Hai là, các cơ quan chức năng về quốc phòng, kinh tế - xã hội xây dựng, đồng bộ hóa cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp giữa các lĩnh vực này.
Thực tế những năm qua cho thấy, khi xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta luôn phải cân đối giữa nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu tư cho quốc phòng, trong khi ngân sách lại hết sức hạn hẹp. Trong các kế hoạch, dù ngắn hạn hay trung hạn, dài hạn, đều phải tính đến ngân sách bảo đảm cho quốc phòng, bởi các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đều có sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quốc phòng. Do vậy, cần xây dựng, đồng bộ hóa cơ chế kết hợp để vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm của Đảng về phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng. Để làm được điều đó, các cơ quan chức năng về quốc phòng và kinh tế - xã hội căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình để lựa chọn nội dung và phương thức phối hợp cho thích hợp. Quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên các địa bàn đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế, cũng như có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, các hoạt động quốc phòng sẽ tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Hình thành các cơ chế kết hợp mang tính đồng bộ, thống nhất, làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế kết hợp trong từng giai đoạn phát triển của từng lĩnh vực trong tiến trình chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở nhằm tiến hành đồng bộ các hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội.
Hoạt động kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội rất đa dạng, phong phú và luôn đặt ra những yêu cầu mới, vì vậy, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện kết hợp các nhiệm vụ này càng chặt chẽ bao nhiêu, thì hiệu quả của sự kết hợp đó càng cao bấy nhiêu. Thực tiễn những năm qua cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, sự kết hợp này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây lãng phí và thất thoát ngân sách nhà nước và niềm tin của nhân dân. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện giải pháp này, cơ quan chức năng của Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành và với cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở để triển khai thực hiện tốt các chương trình, dự án kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội; tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chương trình, dự án kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội; đồng thời, tích cực, chủ động điều chỉnh, bổ sung nhân lực, vật lực và các yếu tố khác nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đó. Ở đây, việc tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và hệ thống chính trị còn phải được biểu hiện ở năng lực quản lý, điều hành phối hợp và thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án đó trước nhân dân. Kết quả của sự kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội chính là hiệu quả về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát, lãng phí trong quá trình tổ chức thực hiện,...
Kết hợp xây dựng, củng cố quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng tại các địa bàn chiến lược trọng yếu, đặc thù là rất khó khăn, phức tạp. Để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các cấp, các ngành, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tích cực, chủ động phối hợp triển khai đồng bộ nhiệm vụ kết hợp này, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng./.
--------------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 149
(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 261
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 07 đến ngày 13-11-2016  (14/11/2016)
Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Bến Tre  (13/11/2016)
Động đất mạnh 7,4 độ Richter làm rung chuyển New Zealand  (13/11/2016)
Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu  (13/11/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên