TCCS- Trong những năm gần đây, lực lượng dân quân tự vệ Quảng Ninh đã có bước phát triển mới, với số lượng hợp lý và chất lượng ngày càng cao, luôn là lực lượng nòng cốt, xung kích phối hợp tuần tra bảo vệ, góp phần giữ vững an ninh biên giới. Hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ tỉnh Quảng Ninh không ngừng được củng cố, xây dựng và phát triển trên 1,7% dân số.
Ở cấp phường xã, lực lượng dân quân được xây dựng tới cấp trung đội; các doanh nghiệp nhà nước lực lượng tự vệ được xây dựng đến cấp đại đội, tiểu đoàn; mỗi thôn, bản, khu phố... được xây dựng từ 1 tổ dân quân chiến đấu tại chỗ, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, giữ vững khu vực phòng thủ, bảo vệ tốt chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.
Thiếu tá Mai Văn Đảm, quyền Trưởng ban Dân quân Tự vệ - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh cho biết, thực hiện Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2020, tỉnh đã tổ chức 2 đội dân quân thường trực biên giới đất liền tại phường Hải Hòa (thành phố Móng Cái) và xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) làm nhiệm vụ phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác tuần tra bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng xây dựng và duy trì hoạt động 30 trung đội, 10 tiểu đội dân quân tự vệ biển phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Lực lượng dân quân tự vệ thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nhằm nâng cao chất lượng chính trị và không ngừng kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách ở cơ sở đủ về số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Hằng năm, 100% cơ sở, lực lượng dân quân tự vệ được huấn luyện với phương châm “cơ bản, thiết thực, chất lượng”, “diễn tập chiến đấu phòng thủ xã, phường, thị trấn”, là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ cấp trên, bảo đảm quân số, chất lượng ngày càng cao.
Đồng thời, lực lượng dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng khác nắm chắc tình hình biên giới, biển đảo, đất liền, tuần tra canh gác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tham gia ngăn ngừa, phòng, chống dịch COVID-19.
Theo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, về công tác sẵn sàng chiến đấu năm 2021, lực lượng dân quân toàn tỉnh tham gia hơn 710 lượt tổ dân quân với quân số hơn 2.000 lượt người; phối hợp với Đồn Biên phòng Hoành Mô (Bình Liêu), Đồn Biên phòng Hải Hòa (Móng Cái) và lực lượng Công an trong tỉnh tuần tra, canh gác góp phần giữ vững, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Điển hình như Tiểu đội dân quân thường trực phường Hải Hòa gồm 10 chiến sĩ; trong đó, có 3 người có trình độ đại học, 3 đảng viên và 7 quần chúng ưu tú. Độ tuổi lực lượng dân quân thường trực từ 25 - 38 tuổi.
Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường Hải Hòa cho biết: Thực hiện Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2020, song song với công tác tuyên truyền về Luật, Tiểu đội Dân quân thường trực phường duy trì tốt việc trực sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ, thực hiện nghiêm các chương trình, quy chế phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn phường; thường xuyên phối hợp với Công an phường, Đồn Biên phòng Hải Hòa, Lâm trường 27 tăng cường các hoạt động đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Lực lượng này tham gia nắm tình hình, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các loại tội phạm, tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu; tuần tra, canh gác, bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn, khu vực biên giới, các công trình quốc phòng, khu vực quân sự, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới.
Tiểu đội Dân quân thường trực phường Hải Hòa còn tăng cường phối hợp, triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm có tổ chức, ma túy, buôn lậu, gian lận thương mại; nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, tuần tra, kiểm soát vùng biển và kiểm soát đường mòn, lối mở, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép kết hợp phòng, chống dịch COVID-19. Tiểu đội tập trung phối hợp quản lý chặt chẽ người nước ngoài, quản lý cư trú, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tuyên truyền, kiểm tra, thu gom, xử lý vũ khí, vật liệu nổ trôi nổi trái phép; tổ chức luyện tập thành thục các phương án sẵn sàng chiến đấu, ứng phó bảo vệ các mục tiêu quan trọng, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng; sẵn sàng huy động lực lượng để ngăn chặn, xử lý tình huống đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn,
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hải Hòa Trần Quốc Nam đánh giá Tiểu đội Dân quân thường trực biên giới của phường hoạt động hiệu quả, có thể phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy giữ vững chủ quyền biên giới, thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác ở địa phương, nhờ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương vùng biên.
Hoạt động của dân quân tự vệ ở các địa phương đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Ngoài ra, việc xã hội hóa hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo các cơ sở, xây dựng tổ, nhóm dân quân hoạt động chiến đấu tại chỗ ở các thôn, khe, bản, khu phố... Tổ nhóm dân quân tự vệ hoạt động trên biển, trên tuyến biên giới hoạt động có nề nếp, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định chính trị; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Đến nay, lực lượng dân quân tự vệ Quảng Ninh đã và đang thực hiện nhiệm vụ củng cố, xây dựng, phát triển lực lượng; khẳng định sâu sắc vai trò, vị trí của “một trong ba thứ quân” của lực lượng vũ trang Việt Nam.
Năm 2022, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng 13/16 chốt chiến đấu dân quân thường trực biên giới đất liền và 1 hải độ dân quân thường trực tại các xã, phường biên giới, nhằm tạo cho Quảng Ninh “thế” và “lực” xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, trở thành vùng đất kinh tế phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững./.
Quảng Ninh thắt chặt mức đánh giá an toàn phòng, chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch  (16/12/2021)
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Đông Triều quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép” năm 2021  (16/12/2021)
Thành phố Cẩm Phả: Nỗ lực cải cách hành chính, hướng tới xây dựng Cẩm Phả trở thành đô thị loại I  (16/12/2021)
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Hải Hà: Kết quả đạt được và giải pháp  (12/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển