Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Ban Quản lý là cơ quan tương đương Tổng cục, là đơn vị dự toán cấp I, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hằng năm và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc tại Quyết định số 98/2009/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-9-2009.
Ban Quản lý thực hiện 24 nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có các nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù như: Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy hoạch, kế hoạch phát triển hằng năm, 5 năm và dài hạn đối với Khu Công nghệ cao; cơ chế thu hút, chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với cán bộ và người lao động làm việc tại Ban Quản lý; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về khung và mức giá, phí, lệ phí tại Khu Công nghệ cao theo quy định.
Ban quản lý có quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi các chứng chỉ quy hoạch xây dựng đối với các dự án đầu tư tại Khu Công nghệ cao; là chủ đầu tư các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao quản lý; là đầu mối tiếp nhận và quản lý việc sử dụng vốn ODA để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghệ cao; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép và giấy chứng chỉ như giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương mại, giấy phép xây dựng công trình...
Về quản lý và sử dụng đất đai, Ban Quản lý phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng tại Khu Công nghệ cao; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với các dự án đầu tư thuộc diện đấu thầu, đấu giá tại Khu Công nghệ cao.
Về cơ cấu tổ chức, Ban Quản lý có 4 tổ chức hành chính giúp Trưởng Ban Quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý (Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Dịch vụ tổng hợp, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ cao; Ban Quản lý các Dự án và khai thác hạ tầng).
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc bao gồm: xã Phú Cát, huyện Quốc Oai và các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hoà, Bình Yên, Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (cũ) với tổng diện tích 1.586 ha (bao gồm cả Khu Công nghiệp Bắc Phú Cát).
Là Trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, bao gồm các khu chức năng: công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và triển khai, công viên phần mềm, giáo dục và đào tạo, nhà ở, văn phòng và dịch vụ công nghệ cao. Trong đó trọng tâm là phát triển các ngành và lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như: công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, vật liệu mới và năng lượng mới… |
Sôi động các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28-7-1929 - 28-7-2009)  (29/07/2009)
Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn có vai trò và sứ mệnh đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (*)  (29/07/2009)
Nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" được tổ chức trong cả nước  (29/07/2009)
Tổng kim ngạch xuất khẩu 2009: 64,6 tỉ USD – một thách thức lớn  (28/07/2009)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay