Ngành công thương đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
TCCS - Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngành công thương xác định: “Phải nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn ngành, nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng”.
Ngành công thương có vị trí quan trọng quyết định sự tăng trưởng kinh tế đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ trong GDP. Việc thực hiện một cách sâu rộng, liên tục Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cho toàn thể đảng viên, cán bộ công nhân viên chức và người lao động ngành công thương ý thức được vị trí, vai trò và nhiệm vụ chính trị của ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh trở thành chuẩn mực cho mỗi đơn vị, cá nhân người lao động, từ việc học tập đến việc làm theo tấm gương của Người, trau dồi tư tưởng, hoàn thiện đạo đức, tác phong, chống các biểu hiện tiêu cực.
1 - Quán triệt, vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNH, HĐH trong ngành công thương
a) Thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Hội đồng biên tập cuốn sách “Ngành công thương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của Cuộc vận động, Đảng ủy Bộ Công Thương đã sớm kiệntoàn, hợp nhất hai Ban Chỉ đạo của Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại, thành lập Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng bộ Bộ Công Thương do đồng chí Bí thư Đảng ủy Bộ Công Thương làm Trưởng ban. Ngày 4-6-2008, Đảng ủy Bộ đã ban hành Kế hoạch số 176-KH/ĐUB tổ chức thực hiện Cuộc vận động, tiếp sau ban hành văn bản số 231-TG/ĐUB về xây dựng “Tiêu chí chung về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, người lao động tại các cơ quan đơn vị trong Đảng bộ Bộ Công Thương”.
Đồng chí Bí thư chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Công nghiệp đề xuất biên soạn cuốn sách “Ngành công thương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và hội thảo “Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngành công thương” được Đảng ủy Bộ chấp thuận, khuyến khích, ra Quyết định số 4349/QĐ-BCT thành lập Hội đồng biên tập và Tổ giúp việc để xuất bản và tổ chức hội thảo.
Hội đồng biên tập cuốn sách đã nhận được trên 100 bài viết, ngoài các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Bộ, công đoàn ngành công thương, các đơn vị trực thuộc bộ (các viện, trường), Ban Biên tập nhận được 14 bài viết của các nhà khoa học, nhà giáo thuộc Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, 50 bài của các Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp ngành công thương, 27 bài của các sở công thương và các bài viết của Tỉnh ủy Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Đắc Lắc, một số bài viết phản ánh kết quả Cuộc vận động ở Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa và một số huyện.
Các bài viết đều thể hiện tấm lòng của cán bộ, đảng viên, người lao động kính yêu vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận thức và đúc rút tư tưởng Hồ Chí Minh về CNH, HĐH, phát triển ngành công thương, nêu được những kinh nghiệm, kết quả Cuộc vận động, đóng góp xây dựng kho tàng lý luận của Đảng, thực hiện Cuộc vận động theo chiều sâu, tìm ra những giải pháp tích cực đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. Những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển ngành công thương đã được phản ánh trên các khía cạnh trong các bài viết như sau:
- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nền công thương Việt Nam.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hóa.
- Tăng cường quản lý của Nhà nước trong ngành công thương.
- Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công nghiệp, thương nghiệp.
- Quan điểm Hồ Chí Minh về các điều kiện bảo đảm thành công sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
- Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của khoa học - công nghệ.
- Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế trong quá trình công nghiệp hóa đất nước.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và nhân tố con người.
Hội đồng biên tập đã đánh giá cao tinh thần cộng tác, làm việc miệt mài, tâm huyết, trách nhiệm của các tác giả là các nhà khoa học, lãnh đạo các doanh nghiệp, cán bộ phóng viên, cộng tác viên Tạp chí Công nghiệp đã viết bài, biên soạn cuốn sách.
b) Việc thực hiện, triển khai Cuộc vận động trong toàn ngành
Ngoài việc hệ thống hóa quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về ngành công thương cùng những đề xuất với ngành, những bài viết từ các tập đoàn, doanh nghiệp, sở công thương... đã phản ánh quá trình thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động, kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, những thành tích đạt được trong năm 2008 - năm mà thế giới và đất nước gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.
Các bài viết từ các tập đoàn, doanh nghiệp, các sở công thương đã nêu bật được các nội dung sau:
- Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước;
- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy nội lực vượt qua khủng hoảng kinh tế thế giới;
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về cải cách hành chính, phát huy sức mạnh hệ thống chính trị;
- Xây dựng mối liên minh, liên kết vị trí ngành công thương trong hệ thống kinh tế, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức;
- Tiếp thu thành tựu cách mạng khoa học - công nghệ thế giới theo tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp với sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại;
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tư tưởng
Hồ Chí Minh;
- Tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí để vượt qua khủng hoảng kinh tế, duy trì tăng trưởng, phát triển bền vững;
- Giai cấp công nhân và người lao động tập hợp trong tổ chức công đoàn, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
- Xây dựng và phát triển một nền giáo dục đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Căn cứ vào nhiệm vụ của mình, các đơn vị trong ngành có nhiều cách tổ chức thực hiện một cách sáng tạo Cuộc vận động, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng tham gia, nhằm tạo chuyển biến thiết thực trong nhận thức, hành động tích cực của đơn vị.
c) Triển khai Cuộc vận động trong các sở công thương
Với cách làm bài bản, Ban Chấp hành Đảng bộ các Sở Công Thương Hải Dương, Bình Định, Nam Định, Tuyên Quang, Cà Mau, Đồng Nai v.v.. đã có những biện pháp sáng tạo triển khai Cuộc vận động như: đã thành lập Ban chỉ đạo, lên kế hoạch, chương trình triển khai Cuộc vận động; quy định tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cơ quan; học tập chuyên đề "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”; tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc" và sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá X, lồng ghép với các chương trình có liên quan để đạt hiệu quả về đối tượng và thời gian; chỉ đạo Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động hưởng ứng Cuộc vận động, hằng tháng sinh hoạt chung toàn sở, đưa lên mạng nội bộ những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác; cụ thể hóa Cuộc vận động bằng các chương trình hành động theo mô hình “5 xây - 5 chống”; lấy ý kiến quần chúng góp ý đảng viên, cử cán bộ làm việc và lấy ý kiến nhận xét đối với cán bộ, đảng viên, công chức của cấp ủy, Mặt trận nơi cư trú.
d) Triển khai Cuộc vận động trong các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp
Các tập đoàn, doanh nghiệp gắn Cuộc vận động với hoạt động sản xuất kinh doanh, cố gắng tạo chuyển biến nhanh trong nhận thức, hành động, xử lý các mối quan hệ nội bộ, quan hệ với khách hàng và xây dựng văn hóa kinh doanh.
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty Rạng Đông, Công ty cổ phần cơ khí Vinh, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần điện tử và tin học Việt Nam v.v.. đã có những biện pháp triển khai cụ thể Cuộc vận động như: triển khai chương trình hành động gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố tổ chức, luân chuyển cán bộ và sắp xếp đổi mới doanh nghiệp; thi đua sáng tạo, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ra nhiều nước trên thế giới, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của Nhà nước về dầu khí; triển khai thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm trong sử dụng điện; tổ chức các đoàn công tác làm việc với các tỉnh, thành phố về thực hiện tiết kiệm điện trong nhân dân; tổ chức gửi thư cho khách hàng góp ý về khâu phục vụ của ngành điện; thành lập Ban Biên tập trang điện tử và giao ban trực tuyến để tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện tới khách hàng; tổ chức học tập, quán triệt chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Người, lồng ghép với học tập Nghị quyết Trung ương 6 khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; vận động toàn thể cán bộ công nhân viên làm theo lời Bác dạy về thi đua yêu nước, về dân chủ và truyền thống đoàn kết trong lao động sản xuất; tổ chức gặp mặt nhân chứng được gặp Bác trong dịp Bác Hồ về thăm Nhà máy cơ khí Vinh; làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Lấy dân làm gốc”, xác định “Dựa vào dân, giúp nông dân và cùng nông dân làm giàu, nông dân có giàu thì nhà máy mới đứng vững và phát triển, nhà máy có phát triển thì mới có hiệu lực giúp dân làm giàu”; tổ chức cho quần chúng học tập, góp ý kiến với đảng viên, các tổ chức đảng bằng các hình thức bỏ phiếu kín hoặc góp ý trực tiếp; học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”, áp dụng vào giải quyết chế độ chính sách và phúc lợi cho người lao động theo hướng tốt nhất có thể.
e) Triển khai Cuộc vận động trong các đảng bộ cấp trên cơ sở và các đơn vị sự nghiệp
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp công nghiệp Trung ương ở Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Công Thương Việt Nam, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) có nhiều sáng kiến thực hiện Cuộc vận động phù hợp với tính chất, đặc điểm công việc của mình: có nhiều người trực tiếp tham gia thi kể chuyện; có nhiều bài dự thi trắc nghiệm, bài thi viết về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nhiều ý kiến góp ý cho cán bộ, đảng viên của công nhân, viên chức theo tinh thần thẳng thắn, chân tình và trách nhiệm; biên soạn và cấp phát cuốn sách “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng chuyên trang “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên bản tin của Công đoàn Bộ Công Thương. Năm 2008, toàn ngành có trên 1.000 sáng kiến, tiết kiệm làm lợi được hơn 70 tỉ đồng; 108 người được tặng bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 8 công trình với tổng giá trị trên 4.000 tỉ đồng được gắn biển “Công trình chào mừng Đại hội X Công đoàn Công Thương Việt Nam”. Điển hình như Tổng Công ty hóa chất Việt Nam có 500 sáng kiến, làm lợi 7,8 tỉ đồng, Tổng Công ty thép Việt Nam có 231 sáng kiến, làm lợi 5,4 tỉ đồng, Tổng Công ty thuốc lá có 75 sáng kiến, làm lợi trên 1 tỉ đồng...
2 - Triển khai sâu rộng hơn nữa Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Qua 2 năm thực hiện Cuộc vận động (bắt đầu từ ngày 3-2-2007), ngành công thương đã thu được kết quả tích cực. Những chuyển biến nhận thức và hành động tích cực được thể hiện ở kết quả công tác của ngành, góp phần cùng cả nước hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đặc biệt là chống lạm phát năm 2008. Xây dựng nền nếp tác phong làm việc mới, cải cách các thủ tục hành chính, đổi mới mối quan hệ công tác theo hướng xây dựng văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kích cầu, đầu tư, tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực... theo tư tưởng, nguyện ước của Chủ tịch HồChí Minh vĩ đại.
Tuy nhiên, chất lượng Cuộc vận động không đều ở các cơ quan doanh nghiệp, nhiều nơi chỉ “học tập” mà chưa có sự chuyển biến tích cực trong việc “làm theo”; quá trình học tập và làm theo không liên tục, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Nguyên nhân chính là cấp ủy và lãnh đạo đơn vị chưa thực sự quan tâm, thiếu các ban chuyên môn có kinh nghiệm, việc học tập một cách hình thức nên không thể chuyển sang “làm theo” một cách thực sự.
Những đơn vị làm tốt Cuộc vận động là nơi lãnh đạo cấp ủy, lãnh đạo đơn vị quyết tâm cao, phối kết hợp tốt với các cơ quan chuyên môn, các đoàn thể để mở rộng Cuộc vận động trong đảng viên và quần chúng, biết lồng ghép vào các sinh hoạt thiết thực sinh động; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu bằng bài viết, thi kể chuyện,... để tạo không khí sinh hoạt tư tưởng lành mạnh, hiệu quả.
Để thực hiện tốt cuộc vận động từ nay đến thời điểm tổng kết vào ngày 3-2-2011, các cấp ủy, lãnh đạo, đoàn thể trong các đơn vị ngành công thương sẽ chú trọng vào một số công việc sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đề ra trong Sơ kết hai năm thực hiện Cuộc vận động (2007 - 2008), triển khai Cuộc vận động đến các chi bộ, tổ công đoàn, chi đoàn thanh niên, các bộ phận công tác và mỗi cá nhân trong đơn vị.
Thứ hai, chú trọng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, văn bản hóa các tiêu chí chuẩn mực, đạo đức phong cách của cán bộ, đảng viên, người lao động và kiểm điểm công tác theo các chuẩn mực đó.
Thứ ba, gắn mục tiêu kết quả Cuộc vận động vào việc hoàn thành nhiệm vụ công tác của mỗi người, mỗi bộ phận, toàn đơn vị, toàn ngành.
Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mỗi người dân Việt Nam, trước hết là cán bộ, đảng viên, người lao động nói chung và trong ngành công thương nói riêng cần học tập và mang theo hành trang đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, chuyển biến thành hành động cụ thể trong công tác với những cách làm sinh động, sáng tạo, giải quyết tốt những khó khăn trước mắt, góp phần tạo thế và lực cho đất nước.
Với tầm nhìn mang tâm thức Hồ Chí Minh, toàn ngành vững vàng vượt qua thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành công thương./.
Phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ ba  (22/06/2009)
Ngành công thương đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  (22/06/2009)
Vinh danh các nhà báo đạt Giải Báo chí quốc gia lần thứ ba  (22/06/2009)
Trách nhiệm xã hội của báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ mới  (20/06/2009)
Nhà báo - đức, tài và sự rèn luyện  (20/06/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên