Việt Nam tăng 16 bậc về xếp hạng Chính phủ điện tử
Theo xếp hạng của mạng lưới trực tuyến về hành chính công và tài chính của Liên hợp quốc (UNPAN), chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam đã tăng 16 bậc, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 91/182 quốc gia.
Chỉ số Chính phủ điện tử bao gồm các chỉ số về web, hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực.
Báo cáo Toàn cảnh công nghệ thông tin-Truyền thông Việt Nam công bố tại Diễn đàn công nghệ thông tin Việt Nam 2008 (ICT Outlook 08) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15-7 cho thấy trong khu vực, Việt Nam đã vượt qua In-đô-nê-xi-a để vươn lên vị trí thứ 6 sau Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin và Bru-nây.
Các chỉ số khác như kinh tế tri thức (KI và KEI) do Ngân hàng Thế giới (WB) xếp hạng, chỉ số sẵn sàng về hạ tầng mạng (NRI) cũng có sự thăng hạng 3 và 9 bậc.
Trong khi đó, thứ hạng của Việt Nam trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao đã thay đổi một cách đáng khích lệ. Theo đánh giá của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), tỷ lệ này ở Việt Nam hiện còn 85%, giảm 3% so với năm trước và khoảng 7% trong 3 năm gần đây. Như vậy, từ vị trí quốc gia dẫn đầu thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm, Việt Nam nay đã ra khỏi top 9 quốc gia có tỷ lệ vi phạm cao nhất.
Với gần 6 triệu thuê quy đổi và 23,5% dân số sử dụng internet (20 triệu người), Việt Nam cũng đã vượt ngưỡng thuê bao internet của thế giới (16,9% dân số), xếp hạng 17 trong “top” 20 quốc gia về số người sử dụng internet./.
Thành lập Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức Liên hợp quốc giai đoạn 2006-2010  (15/07/2008)
Hơn 4.000 tổ chức đạt ISO 9001:2000  (15/07/2008)
Từ năm 2009 dán nhãn sinh thái đối với hàng hóa  (15/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên