Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN thảo luận những vấn đề nóng của khu vực và thế giới
Ngày 2-8, tại Ma-ni-la đã diễn ra Hội nghị hàng năm lần thứ 14 của Diễn đàn khu vực ASEAN với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước thành viên ASEAN và 17 nước đối tác.
Hội nghị đề cập đến hầu hết các vấn đề nóng của khu vực và thế giới, từ cuộc chiến chống khủng bố, vũ khí huỷ dịêt hàng loạt, khí hậu thế giới, hạt nhân... Đây được đánh giá là cơ hội quan trọng để thúc đẩy hợp tác an ninh trong khu vực.
Hội nghị hàng năm lần thứ 14 của Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra trong một bối cảnh mà tình hình an ninh khu vực phải đối phó với nhiều vấn đề, trong đó, nóng bỏng nhất là vụ bắt cóc các con tin Hàn Quốc tại Áp-ga-ni-xtan. Ngay mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao các nước đã lên án mạnh mẽ vụ bắt cóc và hành quyết con tin Hàn Quốc là một hành động khủng bố cực kỳ tàn ác. Diễn đàn khu vực ASEAN đã ra một tuyên bố riêng rẽ về vấn đề này, trong đó nhấn mạnh các nước thành viên diễn đàn đoàn kết với nhân dân và chính phủ Hàn Quốc và yêu cầu bọn khủng bố ngay lập tức trả tự do cho các con tin an toàn và vô điều kiện.
Vụ bắt cóc con tin Hàn Quốc tại Áp-ga-ni-xtan đã cho thấy một thực tế đáng buồn là tình hình an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới đang bị đe doạ bởi chủ nghĩa khủng bố hoạt động ngày càng táo tợn và có tổ chức tinh vi. Vụ việc cũng đặt câu hỏi về một chiến lược chống khủng bố như thế nào thì có thể coi là đúng đắn. Ngoại trưởng Ốt-xtrây-li-a A. Đao-nơ (A.Downer) nhấn mạnh: "Khu vực Đông Nam Á đang chứng tỏ năng lực thực sự nhằm đối phó với vấn đề khủng bố không chỉ thông qua sự phối hợp tốt, hoạt động hiệu quả của cảnh sát mà cả thông qua đối thoại chính trị và chủ trương ôn hoà". Tuy nhiên, ông Đao-nơ vẫn hối thúc ASEAN tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực chống khủng bố. Cũng từ vụ bắt cóc con tin Hàn Quốc tại Áp-ga-ni-xtan cho thấy, chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng mở rộng hoạt động, buộc các nước, các khu vực phải hợp tác chặt chẽ và rộng rãi hơn để đối phó. Bao gồm nhiều nước nằm gần Áp-ga-ni-xtan, các nước thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN không thể thờ ơ trước tình trạng bạo lực và khủng bố hoành hành tại khu vực Nam Á.
Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong |
Cần tăng cường phòng ngừa trong chống khủng bố là một nội dung đạt đựơc nhiều sự đồng thuận của đại diện các nước tham dự Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN lần này. Diễn đàn đã thông qua việc thành lập một nhóm phản ứng nhanh nhằm kịp thời ứng phó với các trường hợp khẩn cấp có tên là “Những người bạn của Ban điều hành Diễn đàn khu vực ASEAN”. Đồng thời, diễn đàn cũng thông qua một khuôn khổ hợp tác chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Khuôn khổ hợp tác chống khủng bố đặt ra những quy định trong 11 lĩnh vực gồm an toàn giao thông, trao đổi thông tin và xử lý các hậu quả của khủng bố… tạo ra một chương trình hợp tác rõ ràng và minh bạch trong lĩnh vực chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Từ nay, Diễn đàn khu vực ASEAN đã có một cơ chế chính thức và một chương trình hành động cụ thể để thực hiện ngoại giao phòng ngừa, sớm ngăn chặn các ý đồ khủng bố.
Diễn đàn khu vực ASEAN được thành lập từ năm 1994, gồm 10 nước thành viên ASEAN và 17 nước đối tác. Kể từ khi ra đời, Diễn đàn khu vực ASEAN tập trung vào việc xây dựng lòng tin giữa các nước thành viên thông qua đối thoại và nhiều biện pháp khác. Giống như nhiều tổ chức khu vực quốc tế có nhiều thành viên khác, Diễn đàn khu vực ASEAN gặp không ít khó khăn trong việc đạt được sự thống nhất giữa các thành viên đa dạng về mọi mặt. Tuy nhiên, Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong nhấn mạnh dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau và nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên, Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ trở thành một diễn đàn hiệu quả về hợp tác an ninh khu vực và thế giới. Ông Ong Keng Yong cũng lạc quan rằng việc giải quyết vấn đề ly khai ở Ache (In-đô-nê-xi-a) và Min-da-nao (Phi-líp-pin) có thể đem lại những kinh nghiệm quý cho ASEAN.
Một kết quả đáng chú ý khác là Diễn đàn khu vực ASEAN lần này đã quyết định thành lập một cơ quan mới nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sự kiện này một lần nữa khẳng định quyết tâm của ASEAN và các đối tác trong việc thiết lập một khu vực phi hạt nhân, trung lập, hoà bình và ổn định. Ngoài ra, trong phiên thảo luận về vấn đề khí hậu và thiên tai, Mỹ đã đề nghị tổ chức các cuộc diễn tập cứu trợ thiên tai với sự tham gia của lực lượng các nước thành viên Diễn đàn khu vực ASEAN và có thể thành lập một hệ thống báo động sớm nhằm phát hiện thiên tai.
Có thể thấy rằng, Diễn đàn khu vực ASEAN giờ đây đựơc biết đến như một diễn đàn an ninh có uy tín trong một khu vực ngày càng rộng. Ngoại trưởng Nga Lap-rôp tại hội nghị đã kêu gọi Diễn đàn mở rộng cửa chào đón các thành viên mới, trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đòi hỏi một mạng lưới phối hợp sâu rộng hơn. Ngoại trưởng Nga cũng cho rằng, Diễn đàn khu vực ASEAN cần tăng cường phối hợp với các cơ chế an ninh khác trong khu vực và trên thế giới như Tổ chức hợp tác Thượng Hải, hay Hội thảo về phối hợp và xây dựng lòng tin ở châu Á.
Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – In-đô-nê-xi-a  (08/08/2007)
“Một ASEAN trong trái tim của châu Á năng động”  (08/08/2007)
Kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2007  (08/08/2007)
Quốc hội khoá XII: Sự khởi đầu tốt đẹp  (07/08/2007)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay