Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: Chủ động chuẩn bị để tham gia tích cực trong vai trò nữ đại biểu Quốc hội
“Sẵn sàng để thành công” là chủ đề xuyên suốt của lớp tập huấn được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 04 đến ngày 06-4-2016 dành cho 50 nữ ứng cử viên lần đầu ứng cử đại biểu Quốc hội từ 10 tỉnh, thành phố miền núi phía Bắc (Sơn La, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Lạng Sơn và Điện Biên).
Khóa tập huấn do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và Quỹ châu Á phối hợp tổ chức nhằm giúp các nữ ứng viên trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng cho các hội nghị tiếp xúc cử tri tại địa phương ứng cử. Những kiến thức, kỹ năng và sự tự tin thu được từ khóa học sẽ giúp các nữ ứng cử viên vượt qua những rào cản vô hình, song tác động hữu hình đến sự phấn đấu và thành tích mà họ đạt được trên con đường sự nghiệp của mình.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa, đại biểu Quốc hội khóa XIII, một trong những giảng viên quan trọng của lớp tập huấn cho rằng: “Tập trung nâng cao năng lực, trang bị các kiến thức, kỹ năng mềm đáp ứng được yêu cầu của vị trí, chức vụ lãnh đạo, quản lý, sẽ tạo nền tảng để phụ nữ có cơ hội tham chính bền vững”.
Ông Dennis Curry, Trợ lý Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, Trưởng phòng Quản trị công nhấn mạnh: “Sự tham gia của nữ giới vào các vị trí lãnh đạo trong chính trị và hành chính công sẽ đảm bảo được tính đại diện của toàn dân trong các cơ quan chủ chốt. Đó cũng là bằng chứng khẳng định quyền bình đẳng của phụ nữ, đồng thời là biện pháp mang lại những góc nhìn đa dạng trong quá trình xây dựng chính sách. Nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác đã cho thấy sự tham gia của phụ nữ ở các vị trí hoạch định chính sách thật sự đã nâng cao chất lượng hoạt động chung của các cơ quan công quyền”.
Bà Điểu Huỳnh Sang, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho biết: “Mặc dù chỉ chiếm 24,4% trong Quốc hội, song các nữ đại biểu khóa XIII đã tham gia tích cực vào các hoạt động, với 29,9% ý kiến chất vấn trực tiếp trên nghị trường Quốc hội; 33,52% ý kiến phát biểu về các chuyên đề giám sát tối cao; trung bình có 30% ý kiến Đại biểu Quốc hội nữ tham gia xây dựng luật, có kỳ họp lên đến hơn 50%”.
Khóa tập huấn diễn ra trong ba ngày, trang bị cho những nữ ứng cử viên lần đầu này những kiến thức tổng quan về Quốc hội, Luật Tổ chức Quốc hội, vai trò của nữ giới trong chính trị, vấn đề bình đẳng giới trong các Luật hiện hành. Học viên cũng được giới thiệu về chương trình hành động, cách thức xây dựng một chương trình hành động hấp dẫn, cách thức trình bày chương trình một cách thuyết phục tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Các học viên đã chủ động vận dụng những hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm, cùng nhau chuẩn bị chương trình hành động của mình. Nội dung làm việc với truyền thông do nhà báo Tạ Bích Loan, Giám đốc kênh truyền hình VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam , trực tiếp giảng dạy.
“Sẵn sàng để thành công” là tài liệu tập huấn được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc xây dựng riêng dành cho các nữ ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Để hỗ trợ người học, một trang học tập trực tuyến tại địa chỉ www.sansangdethanhcong.com đã được xây dựng để bất kỳ ai quan tâm đến các nội dung trong cuốn tài liệu đều có thể thu xếp học phù hợp với điều kiện và thời gian của mình./.
Phấn đấu năm 2016 có khoảng 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới  (04/04/2016)
Quốc hội bỏ phiếu bầu các chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội  (04/04/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên