Ấn Độ nỗ lực cạnh tranh chỗ đứng của Trung Quốc ở Lục địa đen
Theo kế hoạch, Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-châu Phi phải diễn ra từ tháng 12-2014, nhưng do dịch bệnh Ebola bùng lên tại châu Phi, cuộc họp đã được lùi thời hạn, và sẽ diễn ra trong các ngày 26 đến 29-10.
Với hơn 40 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ đã nhận lời mời đến dự, hội nghị này sẽ là cuộc tập hợp đông đảo lãnh đạo nước ngoài nhất tại Ấn Độ từ năm 1983 đến nay. Hội nghị là dịp để Ấn Độ cho thấy quyết tâm phát triển mạnh hơn nữa quan hệ với châu Phi.
Đối với Ấn Độ, châu Phi có một tầm quan trọng rất lớn vì có thể là nguồn cung ứng nguyên liệu và nhiên liệu mà nền kinh tế Nam Á này rất cần, tương tự như trong trường hợp của Trung Quốc. Ấn Độ phải nhập khẩu đến 80% lượng dầu sử dụng, và đang nhắm đến Nigeria và Angola để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Trung Đông. Ấn Độ cũng nhập khẩu từ châu Phi các loại khoáng sản, kim loại, đá quý và hóa chất.
Vấn đề là tại châu Phi, Ấn Độ đã bị lép vế hẳn so với Trung Quốc. Vào năm 2014, trao đổi thương mại Trung Quốc-châu Phi lên đến 200 tỷ USD, tức là cao hơn cả GDP của 30 quốc gia nhỏ nhất châu Phi gộp lại. Trong khi đó, thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi chỉ ở mức 70 tỷ USD. Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Ấn Độ với châu Phi đang trong chiều hướng tăng lên rõ rệt, với thương mại song phương vào năm 2000 chỉ có 3 tỷ USD nhưng đến năm 2014 đã lên 70 tỷ USD.
Trong hàng thập niên qua, Trung Quốc đã tăng cường tài trợ cho rất nhiều công trình ở châu Phi như sân vận động, bệnh viện, đường cao tốc, để đổi lấy các hợp đồng cung ứng nguyên liệu. Trong khi đó, Ấn Độ vì không có năng lực tài chính dồi dào như Trung Quốc nên đã nhấn mạnh trên vấn đề chia sẻ kiến thức và công nghệ, cũng như tăng viện trợ phát triển lên 5,4 tỷ USD.
Chiến lược của Ấn Độ cũng là dựa trên các nhà đầu tư tư nhân cỡ nhỏ, chứ không đi theo hướng của Trung Quốc, đầu tư ồ ạt với sự hậu thuẫn của Nhà nước vào các công trình quy mô trong lĩnh vực khai thác mỏ hay công nghệ chế biến./.
Xây dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam  (25/10/2015)
Danh sách 54 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020  (25/10/2015)
Danh sách 54 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020  (25/10/2015)
Nối đường Võ Văn Kiệt vào tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Trung Lương  (25/10/2015)
Phó Thủ tướng làm rõ đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu  (25/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển