Liên minh Bô-li-va
TCCS - Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ (ALBA) là tổ chức kinh tế - chính trị được thành lập từ năm 2004, gồm 5 thành viên chính: Vê-nê-xu-ê-la, Cu-ba, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa và Đô-mi-ni-ca cùng với Ê-cu-a-đo là thành viên chưa chính thức kết nạp. ALBA là cơ chế hội nhập trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước Mỹ La-tinh, như một sự lựa chọn thay thế Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTAA) do Mỹ đề xuất. Cho đến năm 2009, ALBA có 9 thành viên chính thức là Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-goa, Đô-mi-ni-ca, Ê-cu-a-đo, Ôn-đu-rát, Xanh Vi-xen và Grê-na-đin, An-ti-goa và Bác-bu-đa.
Tiền thân của Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ là "Kế hoạch thay thế Bô-li-va cho châu Mỹ". Kế hoạch này do Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, Hu-gô Cha-vét, đề xuất vào năm 2001 nhằm xúc tiến tiến trình hội nhập và hợp tác kinh tế thương mại giữa Mỹ La-tinh và các nước khu vực Ca-ri-bê. Do ngày đầu mới thành lập, tổ chức này nhằm chống lại FTAA do Mỹ đề xướng, vì thế, Liên minh Bô-li-va cho châu Mỹ ngay từ đầu đã phản đối vị trí chủ đạo của Mỹ về chính trị và kinh tế tại khu vực Mỹ La-tinh.
Với nguồn tài nguyên phong phú như dầu khí, sắt, nhôm, bô-xít, ni-ken, kẽm, vàng và than đá, các nước này đã hợp tác với nhau và với nhiều quốc gia khác trong khu vực trong nhiều dự án hóa dầu và luyện kim, tránh được việc xuất khẩu nguyên liệu như trước, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị gia tăng và cùng nhau bảo đảm nguồn nguyên liệu chiến lược cho công nghiệp của mỗi nước phát triển.
Trong số các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại của khối phải nói đến hai hiệp định là Petrocaribe và Petrosur (trong đó Vê-nê-xu-ê-la góp 40% vốn bằng dầu lửa, với lãi suất 2%/ năm trong vòng 20-25 năm) đã giúp cho gần 20 quốc gia trong khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng vừa qua. Sự hợp tác ngày càng chặt chẽ trong khuôn khổ ALBA đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, xóa nạn mù chữ, phòng, chống bệnh tật, thành lập nhiều công ty liên doanh sản xuất lương thực, thuốc men phòng, chữa bệnh, hàng kim khí, viễn thông, du lịch, khai khoáng, thăm dò và khai thác dầu khí.
Với những gì đã đạt được trong thời gian qua, ALBA đã thực sự trở thành một không gian địa chiến lược giúp các nước nhỏ trong khu vực xóa bỏ được bất công, bất bình đẳng và nghèo nàn do các tập đoàn đa quốc gia theo chủ nghĩa tự do mới để lại.
Hội nghị cấp cao lần thứ 6 của ALBA (đầu năm 2008) tại Thủ đô Ca-ra-cát (Vê-nê-xu-ê-la) đã thông qua một số văn kiện quan trọng khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác liên kết trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên, trong đó có Tuyên bố chung; Hiệp ước an ninh và chủ quyền lương thực; kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa ALBA; thành lập công ty năng lượng đầu tiên của khối này. Hội nghị quyết định thành lập Ngân hàng ALBA với số vốn ban đầu một tỉ USD nhằm hỗ trợ các nước thành viên phát triển kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh được tổ chức vào ngày 24-6-2009 tại thành phố Ma-ra-cay (Vê-nê-xu-ê-la) đã thông qua đề xuất của Tổng thống Ê-cu-a-đo, Ra-pha-en Cô-rê-a về việc thành lập các hội đồng chính trị, kinh tế và xã hội nhằm theo dõi và thúc đẩy các dự án hội nhập của khối.
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 của Liên minh tại Cô-cha-bam-ba (Bô-li-vi-a) diễn ra vào tháng 10-2009, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la Hu-gô Cha-vét đã đề nghị khối này đi theo con đường xã hội chủ nghĩa bởi vì hiện tại Cu-ba đang theo con đường xã hội chủ nghĩa, Ê-cu-a-đo đang đẩy mạnh cuộc cách mạng công dân, Vê-nê-xu-ê-la đang tiến hành cuộc cách mạng, Bô-li-va và Ni-ca-ra-goa cũng theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa. Tổng thống Hu-gô Cha-vét đề nghị khối này thành lập một "liên minh quân sự phòng thủ" để đối phó với những mối đe dọa mà các chính phủ tiến bộ tại khu vực đang phải đương đầu.
Cũng tại Hội nghị này các nhà lãnh đạo ALBA đã xúc tiến tiến trình hội nhập khu vực và đã thu được những thành quả cụ thể. Hội nghị đã quyết định thiết lập đồng Sucre mới, để trao đổi thương mại trong khu vực và dần dần giảm thiểu việc sử dụng đồng USD.
Đồng Sucre do Vê-nê-xu-ê-la đề xuất đầu tiên, đã nhận được sự ủng hộ của 9 nước trong tổ chức. Mục đích của Tổng thống Hu-gô Cha-vét là nhằm phá vỡ truyền thống sử dụng đồng USD trong thương mại nước ngoài tại Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê, tự mình sử dụng dự trữ ngoại tệ của các nước thành viên, mở rộng hợp tác tài chính và thương mại trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh ALBA lần thứ 8 tại thủ đô La Ha-ba-na (Cu-ba) vào tháng 12-2009 đã thông qua tuyên bố chung cam kết tăng cường hội nhập giữa các nước thành viên.
Tuyên bố chung, được toàn bộ các nước tham gia thông qua, đã đề cao những thành quả mà ALBA đạt được sau 5 năm thành lập. Văn kiện khẳng định ALBA luôn hướng tới mục đích công bằng xã hội, phân chia lại của cải, đề cao phát triển, đánh giá cao sự tham gia của người dân và xóa bỏ tình trạng người dân bị đẩy ra ngoài rìa xã hội.
Hội nghị thượng đỉnh ALBA lần thứ 8 cũng nhất trí thông qua một thông cáo đặc biệt, bày tỏ lo ngại trước tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn trên thế giới, ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của người dân các nước nghèo.
Đảng Cộng sản Nhật Bản qua những chặng đường phát triển  (25/09/2010)
Đích đến của Đồng Nai là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại  (25/09/2010)
Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta  (25/09/2010)
Liên hợp quốc đánh giá cao đóng góp của Việt Nam  (25/09/2010)
Hội thảo "Vòng Doha và tác động đối với Việt Nam"  (25/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên