Công đoàn Việt Nam qua các kỳ đại hội
15:30, ngày 29-07-2013
TCCSĐT - Trải qua 10 kỳ đại hội với nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá toàn diện, khách quan những kết quả đạt được, cũng như chỉ ra hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình tổ chức thực hiện, quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, từ đó xác định mục tiêu và phương hướng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong những năm tiếp theo.
Nhân dịp Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI đang diễn ra tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản xin điểm lại các kỳ đại hội Công đoàn Việt Nam từ Đại hội I đến nay.
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I: Diễn ra vào tháng 1-1950, tại tỉnh Thái Nguyên, với sự tham dự của 200 đại biểu đại diện cho 350 nghìn công nhân, viên chức, lao động cả nước. Ðại hội vinh dự nhận thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðại hội bầu đồng chí Tôn Ðức Thắng, người thành lập và lãnh đạo Công hội Ba Son (năm 1921) làm Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Mục tiêu của Đại hội là "Ðộng viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II: Tổ chức tháng 2-1961, tại Hà Nội với sự tham gia của 752 đại biểu. Ðại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu ý kiến. Ðại hội quyết định lấy thư của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho phương hướng, nhiệm vụ công tác công đoàn Việt Nam. Ðại hội quyết định đổi tên Tổng Lao động Liên đoàn Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng thời nhất trí thông qua Ðiều lệ Công đoàn Việt Nam gồm 10 chương và 45 điều, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền lợi đoàn viên, nguyên tắc tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp công đoàn. Ðồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Ðại hội là "Ðộng viên cán bộ, công nhân, viên chức, lao động thi đua lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền nam ruột thịt góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III: Họp vào tháng 2-1974, tại Hà Nội với 600 đại biểu tham dự. Ðồng chí Tôn Ðức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu làm Chủ tịch danh dự. Ðồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là "Ðộng viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền nam, thống nhất đất nước".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV: Được tổ chức tháng 5-1978, tại Hà Nội, với 926 đại biểu đại diện cho hơn ba triệu đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động cả nước. Ðại hội bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (sau này là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng) được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là "Ðộng viên giai cấp công nhân và người lao động thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong cả nước".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V: Họp tháng 11-1983, tại Hà Nội với 949 đại biểu về dự. Ðại hội đã nhất trí lấy ngày 28-7-1929, ngày thành lập Tổng Công hội Ðỏ Bắc Kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Ðại hội bầu đồng chí Nguyễn Ðức Thuận, Ủy viên Trung ương Ðảng làm Chủ tịch. Tháng 2-1987 đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu Đại hội là "Ðộng viên công nhân lao động thực hiện ba chương trình lớn của Ðảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI: Họp vào tháng 10-1988, tại Hà Nội, với 834 đại biểu về dự. Ðây là đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, đồng thời cũng đặt ra cơ sở lý luận cho đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn. Ðại hội đã đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ðồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng được bầu làm Chủ tịch. Ðại hội đặt ra mục tiêu: "Thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng vì "việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII: Tổ chức vào tháng 11-1993, tại Hà Nội với hơn 600 đại biểu về dự. Ðồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu lại làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là: "Ðổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII: Họp tháng 11-1998, tại Hà Nội với sự tham dự của 897 đại biểu. Ðại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là "Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tích cực tham gia xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên công nhân, viên chức, lao động phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo con đường xã hội chủ nghĩa".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX: Họp vào tháng 10-2003, tại Hà Nội với 900 đại biểu dự. Ðồng chí Cù Thị Hậu được bầu lại làm Chủ tịch. Tháng 12-2006, đồng chí Ðặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch, thay đồng. Mục tiêu của Đại hội: "Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản lý, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Ðảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X: Diễn ra vào tháng 11-2008, tại Hà Nội với 985 đại biểu về dự. Tại Đại hội, đồng chí Nông Ðức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng trao tặng bức trướng của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam: "Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước". Ðồng chí Ðặng Ngọc Tùng được bầu lại làm Chủ tịch. Mục tiêu Đại hội là "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI: Đang diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30-7-2013, tại Hà Nội với gần 950 đại biểu ưu tú, đại diện cho sức mạnh đoàn kết, trí tuệ, niềm tin và nguyện vọng của gần 8 triệu đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, lao động và tổ chức công đoàn các cấp trong cả nước về dự Đại hội. Tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Giai cấp công nhân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, đã có nhiều đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát triển, trưởng thành và đang phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giai cấp công nhân nước ta không chỉ đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động; tích cực tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mà còn làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động; tích cực tham gia xây dựng Đảng...; khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với bản chất và truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013 - 2018 sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa./.
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I: Diễn ra vào tháng 1-1950, tại tỉnh Thái Nguyên, với sự tham dự của 200 đại biểu đại diện cho 350 nghìn công nhân, viên chức, lao động cả nước. Ðại hội vinh dự nhận thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ðại hội bầu đồng chí Tôn Ðức Thắng, người thành lập và lãnh đạo Công hội Ba Son (năm 1921) làm Chủ tịch danh dự Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Mục tiêu của Đại hội là "Ðộng viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là công nhân ngành quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II: Tổ chức tháng 2-1961, tại Hà Nội với sự tham gia của 752 đại biểu. Ðại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và phát biểu ý kiến. Ðại hội quyết định lấy thư của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng và huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho phương hướng, nhiệm vụ công tác công đoàn Việt Nam. Ðại hội quyết định đổi tên Tổng Lao động Liên đoàn Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam, đồng thời nhất trí thông qua Ðiều lệ Công đoàn Việt Nam gồm 10 chương và 45 điều, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền lợi đoàn viên, nguyên tắc tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp công đoàn. Ðồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Ðại hội là "Ðộng viên cán bộ, công nhân, viên chức, lao động thi đua lao động sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền nam ruột thịt góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III: Họp vào tháng 2-1974, tại Hà Nội với 600 đại biểu tham dự. Ðồng chí Tôn Ðức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu làm Chủ tịch danh dự. Ðồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là "Ðộng viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền nam, thống nhất đất nước".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV: Được tổ chức tháng 5-1978, tại Hà Nội, với 926 đại biểu đại diện cho hơn ba triệu đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động cả nước. Ðại hội bầu đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (sau này là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng) được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là "Ðộng viên giai cấp công nhân và người lao động thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong cả nước".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V: Họp tháng 11-1983, tại Hà Nội với 949 đại biểu về dự. Ðại hội đã nhất trí lấy ngày 28-7-1929, ngày thành lập Tổng Công hội Ðỏ Bắc Kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Ðại hội bầu đồng chí Nguyễn Ðức Thuận, Ủy viên Trung ương Ðảng làm Chủ tịch. Tháng 2-1987 đồng chí Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch. Mục tiêu Đại hội là "Ðộng viên công nhân lao động thực hiện ba chương trình lớn của Ðảng. Phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI: Họp vào tháng 10-1988, tại Hà Nội, với 834 đại biểu về dự. Ðây là đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, đồng thời cũng đặt ra cơ sở lý luận cho đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn. Ðại hội đã đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ðồng chí Nguyễn Văn Tư, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng được bầu làm Chủ tịch. Ðại hội đặt ra mục tiêu: "Thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng vì "việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII: Tổ chức vào tháng 11-1993, tại Hà Nội với hơn 600 đại biểu về dự. Ðồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu lại làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là: "Ðổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân lao động".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII: Họp tháng 11-1998, tại Hà Nội với sự tham dự của 897 đại biểu. Ðại hội đã bầu đồng chí Cù Thị Hậu làm Chủ tịch. Mục tiêu của Đại hội là "Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến công nhân, viên chức, lao động, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tích cực tham gia xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên công nhân, viên chức, lao động phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo con đường xã hội chủ nghĩa".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX: Họp vào tháng 10-2003, tại Hà Nội với 900 đại biểu dự. Ðồng chí Cù Thị Hậu được bầu lại làm Chủ tịch. Tháng 12-2006, đồng chí Ðặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch, thay đồng. Mục tiêu của Đại hội: "Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong công nhân, viên chức, lao động; tham gia quản lý, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Ðảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Ðại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X: Diễn ra vào tháng 11-2008, tại Hà Nội với 985 đại biểu về dự. Tại Đại hội, đồng chí Nông Ðức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng trao tặng bức trướng của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam: "Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; vì sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước". Ðồng chí Ðặng Ngọc Tùng được bầu lại làm Chủ tịch. Mục tiêu Đại hội là "Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI: Đang diễn ra từ ngày 28 đến ngày 30-7-2013, tại Hà Nội với gần 950 đại biểu ưu tú, đại diện cho sức mạnh đoàn kết, trí tuệ, niềm tin và nguyện vọng của gần 8 triệu đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức, lao động và tổ chức công đoàn các cấp trong cả nước về dự Đại hội. Tại Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Giai cấp công nhân Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước và cách mạng, đã có nhiều đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai cấp công nhân nước ta ngày càng phát triển, trưởng thành và đang phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giai cấp công nhân nước ta không chỉ đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động; tích cực tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mà còn làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động; tích cực tham gia xây dựng Đảng...; khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với bản chất và truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, với tinh thần đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013 - 2018 sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa./.
Kết quả chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  (28/07/2013)
Bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI  (28/07/2013)
Khẳng định vị thế của Công đoàn Việt Nam trong phong trào công đoàn khu vực và thế giới  (28/07/2013)
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Triều Tiên  (28/07/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên