Cuộc giao lưu trực tuyến lần thứ 10 của Thủ tướng Nga V.Putin với người dân Nga
TCCSĐT - Ngày 15-12-2011, Thủ tướng Nga V.Putin đã tiến hành cuộc giao lưu lần thứ 10 với các công dân Nga theo chế độ trực tuyến. Tham gia phát sóng trực tiếp cuộc giao lưu này có một số kênh truyền hình và Đài phát thanh quốc gia Nga. Ban tổ chức đã nhận được trên 10 nghìn yêu cầu của các công dân Nga, trong đó phần lớn các câu hỏi gắn với đề tài kinh tế - xã hội.
Cuộc giao lưu năm nay, kéo dài trong vòng 4 giờ 30 phút và Thủ tướng Nga V.Putin đã trả lời 88 câu hỏi của người dân.
Khi được một người dân Nga hỏi “thế nào là hạnh phúc”, Thủ tướng Nga V.Putin trả lời: “Hạnh phúc là một điều rất cụ thể đối với từng con người. Tôi nghĩ, hạnh phúc là ở tình yêu”.
|
Thủ tướng Nga V.Putin cho biết, ông hài lòng trước biểu hiện của giới thanh niên tích cực tham gia hoạt động, mít tinh, thể hiện quan điểm chính kiến. Thực tế người dân bày tỏ thái độ về các tiến trình diễn ra tại Nga là điều hoàn toàn bình thường, miễn là tất cả các hành động này nằm trong khuôn khổ luật pháp Nga. Về các cuộc mít tinh sau bầu cử Duma Quốc gia Nga, Thủ tướng Nga V. Putin không thấy có bất cứ điều gì là “quá đáng” trong chuyện này. Thực tế người dân bày tỏ quan điểm về những tiến trình diễn ra tại Nga trong kinh tế, xã hội, chính trị là điều hòan toàn bình thường, miễn là tất cả các hành động nằm trong khuôn khổ luật pháp.
Đánh giá kết quả cuộc bầu cử Duma, Thủ tướng Nga V.Putin khẳng định cuộc bầu cử đó phản ánh sự cân bằng thực sự của các lực lượng chính trị trong nước. Tuy nhiên, ông cho rằng hệ thống bầu cử cần được cải thiện, thí dụ để cho phe đối lập có điều kiện kiểm soát tất cả những gì diễn ra tại các điểm bỏ phiếu thì nên lắp đặt các camera tại tất cả các điểm bầu cử để tạo ra điều kiện đó. Đồng thời, phải bảo đảm sự hiện diện của đại diện tất cả các chính đảng trong Duma tại các ủy ban kiểm phiếu.
Trả lời câu hỏi về “cách mạng màu", Thủ tướng Nga V.Putin gọi những cuộc “cách mạng” đó được dàn dựng theo kế hoạch gây bất ổn xã hội. Ông nhắc nhở về những sự kiện "cách mạng cam" ở Ucraina. Ông nói: “Một số nhà đối lập với chúng tôi trước đây cũng đã từng có mặt ở Ucraina và chính thức làm việc ở đó với vai trò cố vấn của cựu Tổng thống Yushchenko và bây giờ họ đang chuyển sang hoạt động trên đất Nga".
Về bài phát biểu có ý “đe dọa” của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain “ví Nga với Libya” và cho rằng “ông Putin cần lo cho mình sau khi cựu Tổng thống M.Gaddafi bị tiêu diệt”, Thủ tướng Nga V.Putin cho rằng, những lời lẽ đó không phải nhằm chống cá nhân Thủ tướng Nga mà là chống lại nước Nga. Thủ tướng Nga V.Putin nói: “Nhìn chung, những lời lẽ ấy không phải là nhằm vào cá nhân tôi. Đó là nói về quan hệ với Nga. Một số người muốn Nga đứng sang một bên để không cản trở quyền của họ thống trị thế giới".
Về quyền sử dụng mạng Internet, Thủ tướng Nga V.Putin phản đối những hạn chế về Internet. Ông nói: "Đây là môi trường rất tự do, với tính dân chủ ở mức độ cao. Theo tôi không thể đề ra những hạn chế đối với Internet". Theo Thr tướng V.Putin, các hạn chế Internet vừa khó về kỹ thuật vừa không đúng đắn về chính trị. Nếu chính quyền hoặc ai đó không thích thú với những gì diễn ra trên Internet thì chỉ có một cách duy nhất là phản biện ngay trên chính mặt bằng Internet. Do đó, cần đưa ra những phương thức tiếp cận và giải pháp khác nhau, sáng tạo hơn, thú vị hơn, thu hút nhiều hơn những người ủng hộ. Thủ tướng Nga V.Putin cũng thừa nhận, mạng Internet hiện đang bị lạm dụng vào những mục đích phạm pháp. Do đó, cơ quan cảnh sát phải giám sát chặt chẽ những diễn biến trên mạng thông tin toàn cầu nhưng không hạn chế Internet. Thủ tướng Nga V.Putin bày tỏ hy vọng là văn hóa cộng đồng Internet sẽ ngày một phát triển.
Về khả năng tái đắc cử tổng thống Nga, Thủ tướng Nga V.Putin tuyên bố, ông sẽ rời khỏi ban lãnh đạo đất nước nếu cảm thấy mình không được sự ủng hộ của nhân dân. Nhưng ông chỉ công nhận sự tổn thất tín nhiệm thông qua kết quả bầu cử, chứ không phải trên các trang điện tử hay hoạt động biểu tình. Thủ tướng Nga V.Putin nhấn mạnh, ông xem mình là một viên chức được nhân dân Nga thuê để thực hiện những công việc nhất định trong thời gian nhất định. Trong công việc của mình, ông chỉ dựa vào nhân dân Nga. Ông nói: “Nếu không có sự hỗ trợ của nhân dân thì chẳng nên làm việc gì trong chính quyền”.
Về quan hệ giữa Nga và Mỹ, Thủ tướng Nga V.Putin cho biết, Nga sẽ phát triển quan hệ với Mỹ, là quốc gia đang bắt đầu rời xa vai trò “sen đầm quốc tế”. Theo ông, ngay cả bên trong nước Mỹ cũng đang diễn ra những chuyển biến nhất định. Đồng thời, Thủ tướng Nga V.Putin cảnh báo Mỹ cần từ bỏ ý tưởng thiết lập thế giới đơn cực. Nếu Mỹ vẫn tiếp tục chính sách như vậy thì họ cũng sẽ mất đi những quốc gia gọi là đồng minh. Đồng thời, Thủ tướng Nga V.Putin cam kết rằng Nga sẽ không xây dựng chính sách đối ngoại của mình theo hướng đưa nước Nga vào môi trường thù địch.
Về tốc độ tăng trưởng GDP của Nga năm 2011, Thủ tướng Nga V. Putin cho biết, nền kinh tế Nga năm 2011 sẽ tăng trưởng từ 4,2% đến 4,5%, mức lạm phát thấp kỷ lục xấp xỉ 6%, tỷ lệ thất nghiệp thấp khoảng 6% và mức tăng lương thực tế trong nước sẽ đạt 2,9%. Hiện nay ở Nga số người sống dưới mức nghèo khổ chiếm 12,5% dân số toàn quốc và con số này ngày càng giảm bớt.
Theo Thủ tướng V.Putin, Nga vẫn đứng trước những nguy cơ bất ổn về kinh tế như lạm phát và thất nghiệp. Không thể nói mọi chuyện ở Nga đã được giải quyết và ổn định. Trong những năm qua, nước Nga đã làm được nhiều việc, những vẫn còn nhiều việc nữa phải làm để ổn định hệ thống chính trị và kinh tế - xã hội. Ổn định không có nghĩa là dừng lại mà là luôn phát triển. Sắp tới cần hiện đại nước Nga về chính trị, kinh tế và xã hội. Từ tháng 1-2013, Nga sẽ tăng lương cho tất cả công chức làm việc trong các bộ máy quyền lực của nhà nước Nga. Hệ thống y tế công cộng sẽ được miễn phí.
Trả lời câu hỏi, liệu ai có thể là người cạnh tranh chủ yếu với ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp tới, Thủ tướng Nga V.Putin trả lời rằng đó chính là bản thân ông và ông phải vượt qua chính mình. Bản thân ông phải hành động đúng, dễ hiểu với mọi người dân và không được phạm sai lầm. Kinh nghiệm những năm qua cho ông cơ sở tin rằng, mình có thể làm được điều đó.
Về triển vọng hợp tác với châu Âu, Thủ tướng Nga V.Putin cho rằng, tư duy Chiến tranh lạnh là cản trở đối với sự hợp tác giữa Nga và châu Âu nhưng sự liên kết trong Không gian Á - Âu là tất yếu. Theo ông, sở dĩ Nga và châu Âu còn chưa hợp tác được cùng nhau còn do nhiều nguyên nhân. Một là, nguyên nhân thuần túy công nghệ. Hai là, nước đang dẫn dắt các nước phương Tây là Mỹ vẫn sợ tiềm lực tên lửa hạt nhân của Nga. Vì thế, sẽ là sai lầm lớn khi ai đó muốn loại bỏ tiềm lực hạt nhân khổng lồ này, sau đó mới coi Nga là đồng minh. Tư duy này có từ thời Chiến tranh lạnh và hiện nay đang ngăn cản châu Âu hợp tác với Nga như là một đồng minh tiềm tàng. Về phía mình, nước Nga sẽ phải làm cho mọi người không còn có ấn tượng về “đế chế” đã từng tồn tại trước đây tại Nga. Thủ tướng Nga V.Putin cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Nga là cầu nối giữa phương Đông và phường Tây. Theo ông, Nga không đóng vai trò là chiếc cầu nào cả. Nga là một quốc gia độc lập, tự chủ trên thế giới, chứ không thể là một khâu liên kết nào đó. Nhưng ở Nga có các yếu tố liên kết Á - Âu, là yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của Nga và Nga sẽ sử dụng điều đó. Vì thế mà Nga chủ trương xây dựng Không gian kinh tế Á - Âu.
Trả lời về những chuyện đời thường, khi bé Grisa 10 tuổi hỏi ông làm thế nào để dàn hòa tất cả mọi người, Thủ tướng Nga V.Putin nói: “Chừng nào mà chúng ta còn có những trẻ em như thế này thì khi đó tương lai của chúng ta sẽ được bảo đảm”. Được hỏi, ông trông đợi gì ở các công dân, Thủ tướng Nga V.Putin trả lời rằng, ông chờ đợi sự đoàn kết, có chung tâm trạng cùng phối hợp nỗ lực để phát triển nước Nga. Bản thân ông sẽ làm tất cả những gì có thể để đạt được mục đích đó.
Khi nhận được câu hỏi về chuyện ông có thể được phong hàm Nguyên soái Nga, Thủ tướng Nga V.Putin trả lời: “Trước hết, Nga sẽ không bao giờ phong hàm Nguyên soái. Hai là, tôi nhớ lại khi cựu Tổng thống Nga Boris Elsin đề nghị tôi giữ chức Giám đốc Cục An ninh liên bang và tuyên bố sẽ phong cho tôi hàm Thiếu tướng vì lúc đó tôi đã là Đại tá, tôi nói với Boris Elsin rằng, tôi đã ra khỏi quân ngũ và thấy không nên quay lại đó. Tôi đã từng là quân nhân và xin hãy cho tôi là người đầu tiên không phải quân nhân giữ chức Giám đốc Cục An ninh liên bang. Tôi nhớ lại, lúc đó cựu Tổng thống Boris Elsin đã ngạc nhiên và nói: thế cũng được. Do đó, chuyện phong hàm nguyên soái cho tôi là không thể có. Tôi bảo đảm rằng, tôi sẽ không bao giờ là Nguyên soái”./.
Xây dựng nông thôn mới và vấn đề đặt ra  (16/12/2011)
Việt Nam dự Hội nghị Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á  (16/12/2011)
Việt Nam-Lào trao đổi kinh nghiệm công tác mặt trận  (16/12/2011)
Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước  (16/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên