VietinBank tích cực hỗ trợ khách hàng, kinh doanh đạt kết quả tốt
TCCS - Trong thời gian qua, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh doanh chủ động, linh hoạt theo các chủ điểm chiến lược trong kế hoạch kinh doanh trung hạn, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Trong 6 tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt kết quả đáng ghi nhận.
Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt khó
Ngay từ đầu năm 2021, VietinBank đã thực hiện đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ vừa và nhỏ và bán lẻ, gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày nhằm tiết kiệm chi phí vốn, chú trọng công tác quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động, đồng thời cải thiện mạnh mẽ sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Ngoài ra, VietinBank cũng triển khai hiệu quả chiến dịch thu hút khách hàng mới sử dụng eFAST và iPay, mở tài khoản thông qua eKYC, triển khai các gói tài khoản miễn phí dịch vụ thúc đẩy công tác mở rộng phát triển khách hàng. Chất lượng tài sản được kiểm soát chặt chẽ, công tác thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro liên tục được tăng cường và đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.
Trên cơ sở đó, 6 tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt kết quả đáng ghi nhận. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 10.805 tỷ đồng, tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 2020, chỉ số sinh lời ROE và ROA tiếp tục được cải thiện. Đồng thời, sau gần 5 năm nỗ lực triển khai, đến cuối quý II-2021, VietinBank đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại các năm 2017 - 2019, tạo tiền đề nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh, VietinBank tiếp tục chủ động, tích cực triển khai hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thông qua các chương trình ưu đãi giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ, duy trì mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng.
Với các biện pháp đã thực hiện từ đầu năm 2020 đến 30-6-2021, VietinBank đã hỗ trợ cho vay mới khoảng 590 nghìn tỷ đồng, hạ lãi suất cho gần 7.500 khách hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, dư nợ đang được miễn giảm lãi suất là 260 nghìn tỷ đồng, tổng số tiền lãi thực đã hạ cho các khách hàng chịu ảnh hưởng từ thời điểm dịch bệnh bùng phát đến nay là gần 4.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn khắp cả nước, đặc biệt là tại khu vực trọng điểm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận; ngay đầu quý III-2021, VietinBank đã tích cực gia tăng các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm cho các khách hàng chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Đồng thời, VietinBank triển khai thêm các chương trình tín dụng ưu đãi được cân đối từ nguồn vốn thương mại của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh cũng như đẩy mạnh việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, hiện đại, phi tiếp xúc đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng. Dự kiến tổng số tiền cắt giảm lợi nhuận của VietinBank nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2021 vào khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, cao hơn mức đã thực hiện năm 2020.
VietinBank cũng là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội. Ngân hàng đã trao tặng hơn 180 tỷ đồng cho công tác phòng, chống đại dịch, chung tay chia sẻ cùng Chính phủ và cộng đồng trong việc phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính
Ngay sau khi Thông tư 03/TT-NHNN có hiệu lực từ 17-5-2021, VietinBank đã chủ động dành nguồn lực tài chính bổ sung trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ được cơ cấu do tác động của đại dịch COVID-19.
Số tiền được VietinBank thực hiện trích lập vào cuối quý II-2021 đã vượt trên nhiều so với mức quy định cho cả năm 2021, nhằm gia tăng quỹ dự phòng rủi ro, nâng cao tỷ lệ bao phủ nợ xấu (130%) đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo kế hoạch Đại hội đồng cổ đông, từ đó tạo sự chủ động cho ngân hàng trong công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính trước bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đại diện VietinBank cho biết: Trước tác động kéo dài của đại dịch COVID-19, trong 6 tháng cuối năm 2021, VietinBank tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, tăng cường kiểm soát chất lượng nợ, chủ động nhận diện sớm các ngành, lĩnh vực, khách hàng tiềm ẩn rủi ro để kịp thời triển khai các biện pháp ứng xử phù hợp, đẩy mạnh thu hồi xử lý nợ bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả.
Với các giải pháp quản trị cân bằng rủi ro - phát triển đã triển khai hiệu quả trong suốt thời gian qua và tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, VietinBank tin tưởng sẽ kiểm soát tốt chất lượng nợ, tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính của ngân hàng./.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục chuyến công tác tại vùng tâm dịch miền Nam  (31/07/2021)
Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh, thành phố để thực hiện ngay các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19  (31/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay