Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 18 đến 24-02-2019)
23:22, ngày 27-02-2019
TCCSĐT - Ngay trước thềm Hội nghị di động Thế giới (MWC) 2019 với chủ đề “Intelligent Connectivity - Kết nối thông minh” diễn ra tại Barcelona từ 25 đến 28-02, Hiệp hội di động Thế giới (GSMA) đã công bố danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới đã triển khai thành công NB-IoT (công nghệ giúp triển khai kết nối vạn vật). Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã lọt vào danh sách này.
Cảnh báo hàng hóa gian lận gắn mác 'Made in Viet Nam'
Trong thời gian vừa qua, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, đáng tin cậy.
Xuất phát từ thực tế này, có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.
Theo Bộ Công Thương, có trường hợp thương nhân không cố tình gian lận, nhưng quan niệm của thương nhân về vấn đề này còn đơn giản, không nhận thức hết những ảnh hưởng to lớn đối với nền sản xuất quốc gia.
Hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.
Hơn nữa, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.
Vì vậy, việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết hiện nay các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất. Đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể. Ví dụ quy định của Thụy Sĩ đối với đồng hồ, quy định của Hoa Kỳ đối với ô tô, hàng dệt may và len, quy định của New Zealand đối với rượu vang.
Không những thế, nhiều nước cho phép áp dụng việc ghi nhãn trên cơ sở tự nguyện đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước. Một khi hàng hóa đã ghi nhãn nước sản xuất thì bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và điều kiện theo quy định. Bên cạnh đó, các nước đưa ra quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể.
Tiêu chí và điều kiện ghi nhãn xuất xứ có thể được quy định chung như “made in…, produced in…” hoặc chi tiết đến từng công đoạn sản xuất, gia công hoặc chứa giá trị gia tăng cụ thể như “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for”. Về chế tài xử phạt, một số nước có chế tài xử phạt rất nặng đối với cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa.
Riêng tại Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Hầu hết các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu.
Về cách ghi nhãn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14-4-2017 về nhãn hàng hóa. Nghị định dẫn trên quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.
Hay tại chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, các quy định được đề cập tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và các Thông tư liên quan.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nếu sản phẩm đó có nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Đây là quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm cụ thể từ một vùng lãnh thổ xác định, không quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06-3-2012 kèm theo quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia. Quyết định số 984/QĐ-BCT nêu trên có tiêu chí để hàng hóa được gắn mác “Viet Nam Value” (Giá trị Việt Nam) nhằm quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
Với sự ra đời của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08-3-2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đã có hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa.
Quy định hiện hành là căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế.
Trên cơ sở cam kết quốc tế và Luật Quản lý Ngoại thương, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nêu trên với phạm vi điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không điều chỉnh về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa.
Theo mục tiêu quản lý nhà nước đặc thù của các Bộ ngành, các văn bản nêu trên tập trung vào quy định về yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu Việt Nam. Quy định hiện hành chưa có bộ tiêu chí để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.
Nhận định từ các chuyên gia thương mại, do chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hoặc hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam. Hoặc hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn.
Vì thế, việc xây dựng quy định về hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng.
Qua trao đổi giữa Bộ Công Thương với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội ngành hàng, việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai.
Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức thực hiện ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức ghi công đoạn sản xuất tại Việt Nam thì phải chứng minh được việc hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, sau một khoảng thời gian thực hiện, khi quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dần được hình thành trong nhận thức xã hội, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng kết, đánh giá và báo cáo Chính phủ để áp dụng bắt buộc ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đối với một số mặt hàng cụ thể nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, bảo hộ ngành sản xuất và xây dựng thương hiệu như thực phẩm, dệt may, giày dép.
Giá dầu và giá vàng đánh dấu 1 tuần tăng giá
Trong phiên giao dịch ngày 18-02, dầu thế giới ghi nhận phiên tăng giá thứ năm liên tiếp và đang hướng đến quý 1 khởi sắc nhất trong tám năm, nhờ giới đầu tư ngày càng tin tưởng rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ ngăn chặn lượng dầu dự trữ gia tăng. Tuy nhiên, những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã kiềm chế phần nào đà tăng của giá dầu thô.
Cụ thể, tại London vào lúc 1 giờ 50 phút sáng ngày 19-02 theo giờ Việt Nam, giá dầuBrent giao kỳ hạn tăng 0,16 USD lên 66,41 USD. Trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 0,47 USD và được giao dịch ở mức 56,04 USD/thùng.
Giá “vàng đen” đã tăng gần 25% từ đầu năm đến nay và đang trên đà hướng đến quý I khởi sắc nhất kể từ năm 2011, phần lớn là nhờ cam kết cắt giảm sản lượng của OPECvà các nước đồng minh.
Phiên này, các thị trường chứng khoán dịu xuống sau số liệu cho thấy doanh số bán ô tô của Trung Quốc sụt giảm trong tháng Một, qua đó làm dấy lên nhưng quan ngại về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Sự suy yếu của thị trường chứng khoán phần nào hạn chế đà tăng của giá dầu, nhưng giới phân tích cho rằng “vàng đen” nhìn chung vẫn có xu hướng tăng giá trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc sản lượng dầu của Mỹ gia tăng liên tục có thể "đè nặng" lên đà đi lên hiện thời của giá dầu. Số liệu của Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy các công ty năng lượng Mỹ đã tăng thêm 3 giàn khoan lên 857 giàn trong tuần trước.
Trong một diễn biến khác, Giá vàng thế giới đi lên trong hầu hết các phiên giao dịch của tuần qua, giữa bối cảnh đồng USD suy yếu và những tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mềm dẻo hơn trong chính sách lãi suất.
Trong hai phiên giao dịch liên tiếp đầu tuần này (ngày18 và 19-02), giá vàng đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 4-2018, còn đồng USD rời khỏi mức đỉnh của hai tháng đã đạt được trong tuần trước do sự lạc quan của giới đầu tư về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Những đồn đoán về triển vọng nâng lãi suất tại Mỹ đã khiến giá vàng dao động trái chiều trong ngày 20-02, song mặt hàng kim loại quý này vẫn neo quanh mức cao nhất 10 tháng.
George Gero, Giám đốc điều hành RBC Wealth Management, nhận định rằng giá kim loại quý này vẫn có triển vọng tăng tích cực, giữa bối cảnh những lo ngại về tình hình kinh tế, chính trị trên toàn cầu sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng như một "nơi trú ẩn" an toàn.
Ngoài ra, biên bản cuộc họp tháng Một của Fed được công bố cùng ngày cũng góp phần trấn an tâm lý của giới đầu tư vàng khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định lập trường thận trọng đối với việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, đồng thời lưu ý rằng, giữa bối cảnh rủi ro gia tăng đối với nền kinh tế toàn cầu cùng với lo ngại về căng thẳng thương mại chưa chấm dứt, đà tăng trưởng của Mỹ sẽ "giảm tốc" so với mức của năm 2018.
Sau khi tiếp tục rời xa khỏi mức “đỉnh” 10 tháng trong phiên 21-02, giá vàng đã phục hồi vào phiên giao dịch cuối tuần này, nhờ đồng USD mất giá khi kinh tế Mỹ phát đi một vài số liệu tiêu cực, qua đó giúp mặt hàng kim loại quý này ghi nhận tuần đi lên thứ hai liên tiếp.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22-02, tại sàn giao dịch COMEX, giá vàng giao ngay tăng 0,3%, lên 1.327,40 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,5%. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2019 tăng 5 USD (0,4%), lên 1.332,80 USD/ounce, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp với mức tăng 0,8%.
Phiên này, chỉ số đồng USD biến động không đáng kể so với rổ sáu đồng tiền chủ chốt, song hướng tới tuần giảm mạnh nhất trong một tháng qua, sau khi xuất hiện báo cáo cho hay lượng đơn đặt hàng tư liệu sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12-2018. Điều này càng củng cố khả năng Fed sẽ ngưng lộ trình nâng lãi suất trong năm nay.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao tháng 3-2019 tiến 0,7% lên 15,914 USD/ounce, qua đó góp phần nâng tổng mức tăng trong tuần lên 1,1%. Giá bạch kim giao tháng 4-2019 tăng 2,4% lên 845,90 USD/ounce, ghi nhận mức tăng 4,8% cả tuần. Trong khi đó, giá palađi giao tháng 3-2019 tăng 1,2% lên 1.462,20 USD/ounce. Tuần qua, giá kim loại này đã tăng 3,9%.
Viettel lọt top danh sách 50 nhà mạng triển khai thành công NB-IoT
Ngay trước thềm Hội nghị di động Thế giới (MWC) 2019 với chủ đề “Intelligent Connectivity - Kết nối thông minh” diễn ra tại Barcelona từ 25 đến 28-02, Hiệp hội di động Thế giới (GSMA) đã công bố danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới đã triển khai thành công NB-IoT (công nghệ giúp triển khai kết nối vạn vật). Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã lọt vào danh sách này. Việc triển khai thành công NB-IoT là kết quả nghiên cứu thử nghiệm suốt 2 năm gần đây của đội ngũ kỹ sư Viettel.
Trước đó, vào đầu tháng 12-2018, Viettel đã kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng (platform) cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội.
Với sự kiện này, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng IoT thương mại. Toàn bộ hệ thống hạ tầng và nền tảng cho IoT của Viettel sẽ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng vào nửa đầu năm 2019.
Theo kế hoạch, Viettel sẽ hoàn thành phủ sóng NB-IoT toàn bộ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong quý I-2019 trước khi từng bước đầu tư diện rộng trên toàn quốc và các thị trường nước ngoài.
Hiện tại, Tập đoàn Viettel đang thử nghiệm một số ứng dụng dựa trên hạ tầng kết nối và nền tảng IoT như đỗ xe thông minh (smart parking), giám sát chất lượng không khí (air monitoring), giám sát vị trí (location tracking), thiết bị đo lường (metering devices)… Đây là những ứng dụng ban đầu để tạo cơ sở cho sự phát triển và bùng nổ hệ sinh thái các dịch vụ IoT trong thời gian sắp tới. Gần 40.000 trạm 4G phủ rộng khắp Việt Nam là một trong những lợi thế lớn của Viettel trong việc chủ động triển khai IoT.
Kết nối IoT là kết nối mạng Internet cho các vật, máy móc. Đặc điểm của nhóm này là tính kết nối truyền tin ít, tốc độ thấp. Công nghệ NB-IoT có khả năng ngắt kết nối với thiết bị khi không hoạt động. Chính vì thế thời gian liên lạc của thiết bị đầu cuối được kéo dài tới 5 năm mà không cần thay pin.
Theo ước tính, đến năm 2020 có khoảng 20 tỷ thiết bị được gắn cảm biến và được điều khiển thông qua công nghệ NB-IoT, chiếm đến 74% tổng các thiết bị sử dụng trên toàn cầu. Đây là tiền đề để tạo nên một xã hội số đích thực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Mỹ và Trung Quốc gấp rút nhằm đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót
Trong ngày 23-02, đoàn đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc đã liên tục thương lượng trong 7 giờ đồng hồ nhằm giải quyết những tranh chấp thương mại cũng như tránh làm leo thang cuộc chiến thuế quan giữa hai nước - yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại toàn cầu, khiến kinh tế thế giới giảm tốc và thị trường tài chính rối loạn.
Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra tại Washington hiện nay là vòng đàm phán thứ 4 kể từ khi Washington và Bắc Kinh nhất trí "đình chiến" thương mại trong vòng 90 ngày - thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina hồi tháng 11-2018.
Tính đến ngày 23-02, vòng đàm phán lần này đã bước sang ngày thứ 5 liên tiếp và việc kéo dài vòng đàm phán hết hết tuần này đã được Washington và Bắc Kinh nhất trí sau khi đoàn đàm phán hai nước thông báo đạt được tiến bộ trong việc thu hẹp những bất đồng giữa hai bên. Từ ngày 19-02, hai bên đã tiến hành cuộc đàm phán cấp thấp để chuẩn bị cho cuộc đàm phán cấp cao diễn ra trong 2 ngày 21 và 22-02.
Theo hãng tin Reuters, đoàn đàm phán 2 nước hiện đang soạn thảo các Biên bản ghi nhớ (MOUs) về thương mại liên quan đến vấn đề đánh cắp thông tin, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, nông nghiệp và hàng rào phi thuế quan.
Trong tuyên bố ngày 22-02, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định không ông thích MOUs bởi chúng chỉ mang tính ngắn hạn và cái ông muốn là một thỏa thuận dài hạn.
Theo một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán, Washington và Bắc Kinh đã thu hẹp bất đồng trong vấn đề sở hữu trí tuệ, quyền tiếp cận thị trường cũng như giảm mức thâm hụt thương mại gần 400 tỷ USD giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, những bất đồng lớn giữa hai nước vẫn tiếp tục được điều chỉnh liên quan đến chính sách bảo hộ của Trung Quốc, quy định về chuyển giao công nghệ và vấn đề đánh cắp thông tin. Lâu nay, Mỹ vẫn luôn muốn có một cơ chế mạnh mẽ nhằm đảm bảo những cam kết cải tổ của Trung Quốc được thực thi, trong khi Bắc Kinh kiên quyết với lập trường quy trình cải tổ diễn ra "công bằng và khách quan".
Hai nước vẫn chưa đạt được bất cứ thỏa thuận nào về một cơ chế thực thi. Hiện vẫn chưa rõ cuộc thương lượng ngày 23-02 có giải quyết được những bất đồng nêu trên hay không. Cho đến thời điểm hiện tại, cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa công bố bất cứ nội dung buổi làm việc.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stevan Mnuchin thông báo đoàn đàm phán hai nước đã đạt được thỏa thuận về vấn đề tiền tệ, song không công bố chi tiết.
Theo kế hoạch, vòng đàm phán thương mại sẽ tiếp diễn trong sáng 24/2 (theo giờ Mỹ). Hãng tin Reuters (Anh) dẫn một nguồn tin cho biết đoàn đàm phán Trung Quốc sẽ lên đường trở về Bắc Kinh vào ngày 25-02.
Cuộc chiến thương mại bùng phát từ giữa năm 2018, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế mới. Đến nay, tổng lượng hàng hóa bị đánh thuế cao hơn của hai bên đã lên tới hơn 360 tỷ USD.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí "đình chiến thương mại" trong 90 ngày kể từ 01-12-2018, để hai bên thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt nhiều tháng leo thang căng thẳng. Nếu giới chức hai nước không đạt được giải pháp cho cuộc chiến thương mại, Mỹ sẽ tăng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ ngày 2/3 tới. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng để ngỏ khả năng kéo dài thời hạn chót nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước.
WTO cảnh báo thương mại toàn cầu sẽ giảm tốc xuống mức thấp kỷ lục
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 19-02 cho biết chỉ số hằng quý về thương mại hàng hóa thế giới đã tụt xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nên cảnh giác với kịch bản suy giảm mạnh hơn nữa nếu căng thẳng thương mại tiếp diễn.
Chỉ số trên, gồm 7 thông số về thương mại, đã tụt xuống mức 96,3 - mức thấp nhất kể từ tháng 3-2010 và thấp hơn mức 98,6 được ghi nhận vào tháng 11-2018. Các chỉ số dưới ngưỡng 100 là dấu hiệu cho thấy xu hướng thương mại tăng trưởng thấp.
Chỉ số hằng quý của WTO dựa trên tỷ trọng thương mại hàng hóa trong quý trước, các đơn đặt hàng xuất khẩu, lượng hàng hóa vận chuyển bằng hàng không quốc tế, số liệu của các cảng container, sản lượng và doanh số bán xe ôtô, linh kiện điện tử và nguyên liệu đầu vào cho nông nghiệp.
Tuyên bố của WTO cho biết: "Sự giảm tốc liên tiếp nói trên cho thấy sự cấp thiết giảm căng thẳng thương mại, bởi căng thẳng thương mại cộng với các nguy cơ chính trị và bất ổn tài chính có thể là điềm báo cho một đợt suy thoái kinh tế trên quy mô rộng."
Tháng 9-2018, WTO đã cảnh báo rằng tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ chậm lại, từ mức ước tính 3,9% trong năm 2018 xuống còn 3,7% trong năm 2019, song tổ chức này cho biết sẽ xảy ra sự giảm tốc sâu hơn hay phục hồi còn tùy vào các bước chính sách.
Theo tổ chức Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), căng thẳng thương mại quốc tế có thể bùng nổ vào tháng Ba tới nếu Mỹ và Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của nhau, gây hậu quả tiêu cực đến hệ thống thương mại toàn cầu.
Vòng đàm phán Mỹ - Trung mới sẽ diễn ra tại Washington từ ngày 19-02, sau khi vòng đàm phán trước tại Bắc Kinh đã kết thúc mà không có đột phá.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí hạn chót ngày 01-3 tới để hai bên đạt thỏa thuận thương mại.
Nếu hạn chót này bị bỏ lỡ, Mỹ sẽ tăng mức áp thuế từ 10% hiện nay lên mức 25% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 200 tỷ USD, và không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả./.
Trong thời gian vừa qua, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, đáng tin cậy.
Xuất phát từ thực tế này, có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.
Theo Bộ Công Thương, có trường hợp thương nhân không cố tình gian lận, nhưng quan niệm của thương nhân về vấn đề này còn đơn giản, không nhận thức hết những ảnh hưởng to lớn đối với nền sản xuất quốc gia.
Hàng hóa nước ngoài có xu hướng mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng lợi “miễn phí” và bất hợp pháp từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia hoặc sử dụng xuất xứ hàng hóa làm phương tiện lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.
Hơn nữa, Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.
Vì vậy, việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những gây hậu quả trực tiếp đến sản phẩm cụ thể, ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn có tác động không nhỏ đến ngành hàng trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết hiện nay các nước tiên tiến đều có quy định về việc ghi nhãn nước sản xuất. Đối với mặt hàng cần bảo hộ hoặc đã xây dựng được thương hiệu mang tầm quốc tế, các nước quy định tiêu chí cho một số sản phẩm cụ thể. Ví dụ quy định của Thụy Sĩ đối với đồng hồ, quy định của Hoa Kỳ đối với ô tô, hàng dệt may và len, quy định của New Zealand đối với rượu vang.
Không những thế, nhiều nước cho phép áp dụng việc ghi nhãn trên cơ sở tự nguyện đối với hàng sản xuất và tiêu thụ trong nước. Một khi hàng hóa đã ghi nhãn nước sản xuất thì bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và điều kiện theo quy định. Bên cạnh đó, các nước đưa ra quy định cụ thể về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa nhằm mục tiêu bảo hộ ngành hàng sản xuất tại nước đó nói chung và bảo hộ thương hiệu của sản phẩm cụ thể.
Tiêu chí và điều kiện ghi nhãn xuất xứ có thể được quy định chung như “made in…, produced in…” hoặc chi tiết đến từng công đoạn sản xuất, gia công hoặc chứa giá trị gia tăng cụ thể như “designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for”. Về chế tài xử phạt, một số nước có chế tài xử phạt rất nặng đối với cá nhân, tổ chức cố tình ghi sai nhãn xuất xứ hàng hóa.
Riêng tại Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Hầu hết các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu.
Về cách ghi nhãn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14-4-2017 về nhãn hàng hóa. Nghị định dẫn trên quy định về cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa quy định tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.
Hay tại chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm, các quy định được đề cập tại Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và các Thông tư liên quan.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên, một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nếu sản phẩm đó có nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của vùng lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó. Đây là quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với một sản phẩm cụ thể từ một vùng lãnh thổ xác định, không quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06-3-2012 kèm theo quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia. Quyết định số 984/QĐ-BCT nêu trên có tiêu chí để hàng hóa được gắn mác “Viet Nam Value” (Giá trị Việt Nam) nhằm quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
Với sự ra đời của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08-3-2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đã có hành lang pháp lý về xuất xứ hàng hóa.
Quy định hiện hành là căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế.
Trên cơ sở cam kết quốc tế và Luật Quản lý Ngoại thương, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2018/NĐ-CP nêu trên với phạm vi điều chỉnh về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không điều chỉnh về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa.
Theo mục tiêu quản lý nhà nước đặc thù của các Bộ ngành, các văn bản nêu trên tập trung vào quy định về yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu Việt Nam. Quy định hiện hành chưa có bộ tiêu chí để xác định như thế nào là hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam.
Nhận định từ các chuyên gia thương mại, do chưa có quy định về tiêu chí ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hoặc hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam. Hoặc hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam. Các khái niệm này tuy khác nhau nhưng thường bị nhầm lẫn.
Vì thế, việc xây dựng quy định về hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam là cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý với mục tiêu phòng chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng.
Qua trao đổi giữa Bộ Công Thương với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội ngành hàng, việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai.
Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức thực hiện ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam, hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng tiêu chí và phải chứng minh việc đáp ứng tiêu chí đó khi được yêu cầu. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức ghi công đoạn sản xuất tại Việt Nam thì phải chứng minh được việc hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.
Bộ Công Thương nhấn mạnh, sau một khoảng thời gian thực hiện, khi quy định ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam dần được hình thành trong nhận thức xã hội, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tổng kết, đánh giá và báo cáo Chính phủ để áp dụng bắt buộc ghi nhãn hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đối với một số mặt hàng cụ thể nhằm bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, bảo hộ ngành sản xuất và xây dựng thương hiệu như thực phẩm, dệt may, giày dép.
Giá dầu và giá vàng đánh dấu 1 tuần tăng giá
Trong phiên giao dịch ngày 18-02, dầu thế giới ghi nhận phiên tăng giá thứ năm liên tiếp và đang hướng đến quý 1 khởi sắc nhất trong tám năm, nhờ giới đầu tư ngày càng tin tưởng rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ ngăn chặn lượng dầu dự trữ gia tăng. Tuy nhiên, những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc đã kiềm chế phần nào đà tăng của giá dầu thô.
Cụ thể, tại London vào lúc 1 giờ 50 phút sáng ngày 19-02 theo giờ Việt Nam, giá dầuBrent giao kỳ hạn tăng 0,16 USD lên 66,41 USD. Trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn tăng 0,47 USD và được giao dịch ở mức 56,04 USD/thùng.
Giá “vàng đen” đã tăng gần 25% từ đầu năm đến nay và đang trên đà hướng đến quý I khởi sắc nhất kể từ năm 2011, phần lớn là nhờ cam kết cắt giảm sản lượng của OPECvà các nước đồng minh.
Phiên này, các thị trường chứng khoán dịu xuống sau số liệu cho thấy doanh số bán ô tô của Trung Quốc sụt giảm trong tháng Một, qua đó làm dấy lên nhưng quan ngại về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Sự suy yếu của thị trường chứng khoán phần nào hạn chế đà tăng của giá dầu, nhưng giới phân tích cho rằng “vàng đen” nhìn chung vẫn có xu hướng tăng giá trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc sản lượng dầu của Mỹ gia tăng liên tục có thể "đè nặng" lên đà đi lên hiện thời của giá dầu. Số liệu của Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho thấy các công ty năng lượng Mỹ đã tăng thêm 3 giàn khoan lên 857 giàn trong tuần trước.
Trong một diễn biến khác, Giá vàng thế giới đi lên trong hầu hết các phiên giao dịch của tuần qua, giữa bối cảnh đồng USD suy yếu và những tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mềm dẻo hơn trong chính sách lãi suất.
Trong hai phiên giao dịch liên tiếp đầu tuần này (ngày18 và 19-02), giá vàng đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 4-2018, còn đồng USD rời khỏi mức đỉnh của hai tháng đã đạt được trong tuần trước do sự lạc quan của giới đầu tư về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Những đồn đoán về triển vọng nâng lãi suất tại Mỹ đã khiến giá vàng dao động trái chiều trong ngày 20-02, song mặt hàng kim loại quý này vẫn neo quanh mức cao nhất 10 tháng.
George Gero, Giám đốc điều hành RBC Wealth Management, nhận định rằng giá kim loại quý này vẫn có triển vọng tăng tích cực, giữa bối cảnh những lo ngại về tình hình kinh tế, chính trị trên toàn cầu sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư mua vàng như một "nơi trú ẩn" an toàn.
Ngoài ra, biên bản cuộc họp tháng Một của Fed được công bố cùng ngày cũng góp phần trấn an tâm lý của giới đầu tư vàng khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định lập trường thận trọng đối với việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, đồng thời lưu ý rằng, giữa bối cảnh rủi ro gia tăng đối với nền kinh tế toàn cầu cùng với lo ngại về căng thẳng thương mại chưa chấm dứt, đà tăng trưởng của Mỹ sẽ "giảm tốc" so với mức của năm 2018.
Sau khi tiếp tục rời xa khỏi mức “đỉnh” 10 tháng trong phiên 21-02, giá vàng đã phục hồi vào phiên giao dịch cuối tuần này, nhờ đồng USD mất giá khi kinh tế Mỹ phát đi một vài số liệu tiêu cực, qua đó giúp mặt hàng kim loại quý này ghi nhận tuần đi lên thứ hai liên tiếp.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22-02, tại sàn giao dịch COMEX, giá vàng giao ngay tăng 0,3%, lên 1.327,40 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,5%. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 4/2019 tăng 5 USD (0,4%), lên 1.332,80 USD/ounce, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp với mức tăng 0,8%.
Phiên này, chỉ số đồng USD biến động không đáng kể so với rổ sáu đồng tiền chủ chốt, song hướng tới tuần giảm mạnh nhất trong một tháng qua, sau khi xuất hiện báo cáo cho hay lượng đơn đặt hàng tư liệu sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 12-2018. Điều này càng củng cố khả năng Fed sẽ ngưng lộ trình nâng lãi suất trong năm nay.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao tháng 3-2019 tiến 0,7% lên 15,914 USD/ounce, qua đó góp phần nâng tổng mức tăng trong tuần lên 1,1%. Giá bạch kim giao tháng 4-2019 tăng 2,4% lên 845,90 USD/ounce, ghi nhận mức tăng 4,8% cả tuần. Trong khi đó, giá palađi giao tháng 3-2019 tăng 1,2% lên 1.462,20 USD/ounce. Tuần qua, giá kim loại này đã tăng 3,9%.
Viettel lọt top danh sách 50 nhà mạng triển khai thành công NB-IoT
Ngay trước thềm Hội nghị di động Thế giới (MWC) 2019 với chủ đề “Intelligent Connectivity - Kết nối thông minh” diễn ra tại Barcelona từ 25 đến 28-02, Hiệp hội di động Thế giới (GSMA) đã công bố danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới đã triển khai thành công NB-IoT (công nghệ giúp triển khai kết nối vạn vật). Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel đã lọt vào danh sách này. Việc triển khai thành công NB-IoT là kết quả nghiên cứu thử nghiệm suốt 2 năm gần đây của đội ngũ kỹ sư Viettel.
Trước đó, vào đầu tháng 12-2018, Viettel đã kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng (platform) cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội.
Với sự kiện này, Viettel trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng IoT thương mại. Toàn bộ hệ thống hạ tầng và nền tảng cho IoT của Viettel sẽ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng vào nửa đầu năm 2019.
Theo kế hoạch, Viettel sẽ hoàn thành phủ sóng NB-IoT toàn bộ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong quý I-2019 trước khi từng bước đầu tư diện rộng trên toàn quốc và các thị trường nước ngoài.
Hiện tại, Tập đoàn Viettel đang thử nghiệm một số ứng dụng dựa trên hạ tầng kết nối và nền tảng IoT như đỗ xe thông minh (smart parking), giám sát chất lượng không khí (air monitoring), giám sát vị trí (location tracking), thiết bị đo lường (metering devices)… Đây là những ứng dụng ban đầu để tạo cơ sở cho sự phát triển và bùng nổ hệ sinh thái các dịch vụ IoT trong thời gian sắp tới. Gần 40.000 trạm 4G phủ rộng khắp Việt Nam là một trong những lợi thế lớn của Viettel trong việc chủ động triển khai IoT.
Kết nối IoT là kết nối mạng Internet cho các vật, máy móc. Đặc điểm của nhóm này là tính kết nối truyền tin ít, tốc độ thấp. Công nghệ NB-IoT có khả năng ngắt kết nối với thiết bị khi không hoạt động. Chính vì thế thời gian liên lạc của thiết bị đầu cuối được kéo dài tới 5 năm mà không cần thay pin.
Theo ước tính, đến năm 2020 có khoảng 20 tỷ thiết bị được gắn cảm biến và được điều khiển thông qua công nghệ NB-IoT, chiếm đến 74% tổng các thiết bị sử dụng trên toàn cầu. Đây là tiền đề để tạo nên một xã hội số đích thực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Mỹ và Trung Quốc gấp rút nhằm đạt được thỏa thuận trước thời hạn chót
Trong ngày 23-02, đoàn đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc đã liên tục thương lượng trong 7 giờ đồng hồ nhằm giải quyết những tranh chấp thương mại cũng như tránh làm leo thang cuộc chiến thuế quan giữa hai nước - yếu tố tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại toàn cầu, khiến kinh tế thế giới giảm tốc và thị trường tài chính rối loạn.
Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra tại Washington hiện nay là vòng đàm phán thứ 4 kể từ khi Washington và Bắc Kinh nhất trí "đình chiến" thương mại trong vòng 90 ngày - thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Argentina hồi tháng 11-2018.
Tính đến ngày 23-02, vòng đàm phán lần này đã bước sang ngày thứ 5 liên tiếp và việc kéo dài vòng đàm phán hết hết tuần này đã được Washington và Bắc Kinh nhất trí sau khi đoàn đàm phán hai nước thông báo đạt được tiến bộ trong việc thu hẹp những bất đồng giữa hai bên. Từ ngày 19-02, hai bên đã tiến hành cuộc đàm phán cấp thấp để chuẩn bị cho cuộc đàm phán cấp cao diễn ra trong 2 ngày 21 và 22-02.
Theo hãng tin Reuters, đoàn đàm phán 2 nước hiện đang soạn thảo các Biên bản ghi nhớ (MOUs) về thương mại liên quan đến vấn đề đánh cắp thông tin, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, nông nghiệp và hàng rào phi thuế quan.
Trong tuyên bố ngày 22-02, nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định không ông thích MOUs bởi chúng chỉ mang tính ngắn hạn và cái ông muốn là một thỏa thuận dài hạn.
Theo một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán, Washington và Bắc Kinh đã thu hẹp bất đồng trong vấn đề sở hữu trí tuệ, quyền tiếp cận thị trường cũng như giảm mức thâm hụt thương mại gần 400 tỷ USD giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong khi đó, những bất đồng lớn giữa hai nước vẫn tiếp tục được điều chỉnh liên quan đến chính sách bảo hộ của Trung Quốc, quy định về chuyển giao công nghệ và vấn đề đánh cắp thông tin. Lâu nay, Mỹ vẫn luôn muốn có một cơ chế mạnh mẽ nhằm đảm bảo những cam kết cải tổ của Trung Quốc được thực thi, trong khi Bắc Kinh kiên quyết với lập trường quy trình cải tổ diễn ra "công bằng và khách quan".
Hai nước vẫn chưa đạt được bất cứ thỏa thuận nào về một cơ chế thực thi. Hiện vẫn chưa rõ cuộc thương lượng ngày 23-02 có giải quyết được những bất đồng nêu trên hay không. Cho đến thời điểm hiện tại, cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa công bố bất cứ nội dung buổi làm việc.
Trước đó, Tổng thống Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stevan Mnuchin thông báo đoàn đàm phán hai nước đã đạt được thỏa thuận về vấn đề tiền tệ, song không công bố chi tiết.
Theo kế hoạch, vòng đàm phán thương mại sẽ tiếp diễn trong sáng 24/2 (theo giờ Mỹ). Hãng tin Reuters (Anh) dẫn một nguồn tin cho biết đoàn đàm phán Trung Quốc sẽ lên đường trở về Bắc Kinh vào ngày 25-02.
Cuộc chiến thương mại bùng phát từ giữa năm 2018, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã liên tiếp trả đũa nhau bằng các mức thuế mới. Đến nay, tổng lượng hàng hóa bị đánh thuế cao hơn của hai bên đã lên tới hơn 360 tỷ USD.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí "đình chiến thương mại" trong 90 ngày kể từ 01-12-2018, để hai bên thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt nhiều tháng leo thang căng thẳng. Nếu giới chức hai nước không đạt được giải pháp cho cuộc chiến thương mại, Mỹ sẽ tăng mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ ngày 2/3 tới. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng để ngỏ khả năng kéo dài thời hạn chót nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước.
WTO cảnh báo thương mại toàn cầu sẽ giảm tốc xuống mức thấp kỷ lục
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 19-02 cho biết chỉ số hằng quý về thương mại hàng hóa thế giới đã tụt xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nên cảnh giác với kịch bản suy giảm mạnh hơn nữa nếu căng thẳng thương mại tiếp diễn.
Chỉ số trên, gồm 7 thông số về thương mại, đã tụt xuống mức 96,3 - mức thấp nhất kể từ tháng 3-2010 và thấp hơn mức 98,6 được ghi nhận vào tháng 11-2018. Các chỉ số dưới ngưỡng 100 là dấu hiệu cho thấy xu hướng thương mại tăng trưởng thấp.
Chỉ số hằng quý của WTO dựa trên tỷ trọng thương mại hàng hóa trong quý trước, các đơn đặt hàng xuất khẩu, lượng hàng hóa vận chuyển bằng hàng không quốc tế, số liệu của các cảng container, sản lượng và doanh số bán xe ôtô, linh kiện điện tử và nguyên liệu đầu vào cho nông nghiệp.
Tuyên bố của WTO cho biết: "Sự giảm tốc liên tiếp nói trên cho thấy sự cấp thiết giảm căng thẳng thương mại, bởi căng thẳng thương mại cộng với các nguy cơ chính trị và bất ổn tài chính có thể là điềm báo cho một đợt suy thoái kinh tế trên quy mô rộng."
Tháng 9-2018, WTO đã cảnh báo rằng tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ chậm lại, từ mức ước tính 3,9% trong năm 2018 xuống còn 3,7% trong năm 2019, song tổ chức này cho biết sẽ xảy ra sự giảm tốc sâu hơn hay phục hồi còn tùy vào các bước chính sách.
Theo tổ chức Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), căng thẳng thương mại quốc tế có thể bùng nổ vào tháng Ba tới nếu Mỹ và Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của nhau, gây hậu quả tiêu cực đến hệ thống thương mại toàn cầu.
Vòng đàm phán Mỹ - Trung mới sẽ diễn ra tại Washington từ ngày 19-02, sau khi vòng đàm phán trước tại Bắc Kinh đã kết thúc mà không có đột phá.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí hạn chót ngày 01-3 tới để hai bên đạt thỏa thuận thương mại.
Nếu hạn chót này bị bỏ lỡ, Mỹ sẽ tăng mức áp thuế từ 10% hiện nay lên mức 25% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc với tổng trị giá 200 tỷ USD, và không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả./.
Sự can dự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương: Từ Chính quyền của Tổng thống B. Ô-ba-ma đến Chính quyền của Tổng thống Đ. Trăm  (27/02/2019)
Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam: Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 16 khóa II, nhiệm kỳ 2015 - 2020  (27/02/2019)
Việt Nam góp phần kiến tạo hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên  (27/02/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 24-02-2019)  (27/02/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên