Việt Nam góp phần kiến tạo hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên
Sự kiện Việt Nam được chọn đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai khẳng định vị thế ngày càng cao của đất nước, đồng thời thể hiện vai trò của Việt Nam với các vấn đề quốc tế. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn TTXVN. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
- Xin Thủ tướng cho biết cảm nhận về việc Thủ đô Hà Nội, Việt Nam được lựa chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việc Thủ đô Hà Nội của Việt Nam được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai là một minh chứng rõ nét cho thấy vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Sự kiện này góp phần hiện thực hóa phương châm “Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế” đã được Đảng ta triển khai từ Đại hội Đảng XI (2011).
Có trách nhiệm - tức là Việt Nam tích cực tham gia tìm giải pháp cho các vấn đề “nóng” của khu vực và thế giới, đem lại hòa bình, ổn định và phát triển. Phù hợp với chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao tháng 8-2018 là “vượt khỏi khuôn khổ hiện nay”.
Thực vậy, từ khi gia nhập Liên hợp quốc năm 1977, Việt Nam đã là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và hiện là ứng cử viên duy nhất của nhóm châu Á - Thái Bình Dương cho nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Tại khu vực, Việt Nam là một thành viên quan trọng của ASEAN, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong ASEAN và cũng là một đối tác ngoại giao quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.
Với những kinh nghiệm tổ chức các hội nghị thượng đỉnh quy mô lớn như APEC 2017, WEF ASEAN 2018, Việt Nam sẽ phấn đấu cao nhất để tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.
Đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị trên mọi phương diện, các bạn có thể thấy đường phố tràn ngập cờ tung bay, hoa tươi rực rỡ và cảm nhận sự hồ hởi, những nụ cười rạng ngời của người dân chào đón bạn bè quốc tế.
Qua Hội nghị này, hy vọng Việt Nam sẽ trở thành “cầu nối” cho tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, giữ vai trò một đối tác góp phần kiến tạo hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực.
Thời gian tới, với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam tin tưởng sẽ đóng góp tích cực hơn nữa vào tiến trình hoà bình trên Bán đảo Triều Tiên và hòa bình, phát triển bền vững trên thế giới.
Tôi tin rằng, khi luôn là thành viên có trách nhiệm, tận tâm, tận lực với cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều vấn đề quốc tế, hội nghị quốc tế lớn của khu vực và toàn cầu trong tương lai.
- Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 18 đến ngày 24-02-2019)  (27/02/2019)
Đổi mới giảng dạy triết học Mác - Lê-nin ở các trường đại học theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII  (27/02/2019)
Điện cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi Quốc vương Campuchia  (27/02/2019)
Toàn văn Tuyên bố chung CHXHCN Việt Nam - Vương quốc Campuchia  (27/02/2019)
Đội ngũ y, bác sỹ là những “người anh hùng thầm lặng”  (27/02/2019)
Hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Campuchia ngày 26-02-2019  (27/02/2019)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay