Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19 đến 25-11-2018)
21:41, ngày 27-11-2018
Kinh tế thế giới trong năm nay và năm tới có thể giảm tốc mạnh hơn dự kiến một phần do chính sách tiền tệ thắt chặt và sự sụt giảm khả năng thanh toán nợ. Nhận định trên được hãng tư vấn Oxford Economics đưa ra trong một bản báo cáo công bố ngày 22-11.
Ban hành Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019
Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 69/2018/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Mục tiêu tổng quát là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 - 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24 - 24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.
Nghị quyết nêu rõ Quốc hội cơ bản tán thành nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị trong các báo cáo thẩm tra, báo cáo giám sát chuyên đề. Quốc hội đề nghị các cơ quan thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Kết luận số 37-KL/TW ngày 17-10-2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trong đó tăng cường năng lực, chủ động phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp và kịp thời.
Bộ Tài chính "mở nút" hàng loạt thủ tục hành chính trong 13 lĩnh vực
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 2141/QĐ-BTC phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực. Theo thông tin vừa được Bộ Tài chính cho biết chiều 21-11, cơ quan này sẽ cắt giảm, đơn giản hóa 176 thủ tục hành chính trong đó rà soát cắt giảm 148 thủ tục và đơn giản hóa 28 thủ tục thuộc 13 lĩnh vực.
Trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính sẽ cắt giảm 7 thủ tục và đơn giản hóa 2 thủ tục. Cơ quan chức năng sẽ bãi bỏ các thủ tục liên quan đến: khai thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm viễn thông; cơ sở sản xuất thủy điện, thủ tục khai khoản thu điều tiết tháng, năm; thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm máy móc.
Với hải quan, quyết định mới của Bộ Tài chính đã bãi bỏ thủ tục tư vấn cho công dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính hải quan, thủ tục cấp lại danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi, thủ tục sao y tờ khai hải quan,... Tổng cộng, lĩnh vực này sẽ cắt giảm 5 thủ tục và đơn giản 9 thu tục.
Tương tự, với kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính chính thức bãi bỏ các thủ tục liên quan đến nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm; thủ tục giao tài sản quý hiếm và các giấy tờ có giá; thủ tục thanh toán vốn đối với các chương trình xóa đói giảm nghèo,...
Trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính cắt giảm 9 thủ tục, đơn giản hóa 2 thủ tục liên quan đến thông báo thay đổi trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở, chế độ báo cáo của doanh nghiệp, của cơ sở đào tạo, thay đổi địa điểm kinh doanh.
Theo quyết định, các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành kế hoạch trước ngày 15-12 để thực hiện đúng nội dung đã được phê duyệt. Với việc cắt giảm, đơn giản hóa 176 thủ tục hành chính lần này, tổng số thủ tục thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính còn lại là 839 thủ tục.
Chuyên gia dự báo kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh trong năm 2019
Kinh tế thế giới trong năm nay và năm tới có thể giảm tốc mạnh hơn dự kiến một phần do chính sách tiền tệ thắt chặt và sự sụt giảm khả năng thanh toán nợ. Nhận định trên được hãng tư vấn Oxford Economics đưa ra trong một bản báo cáo công bố ngày 22-11.
Trong báo cáo, Oxford Economics dự báo kinh tế thế giới sẽ giảm tốc từ tốc độ tăng trưởng 3,1% năm nay xuống còn 2,8% vào năm 2019 và 2,7% năm 2020. Báo cáo nhận định chính sách thắt chặt tiền tệ, khả năng thanh khoản sụt giảm, mức nợ và giá tài sản cao là những yếu tố có thể tạo ra làn sóng bán tháo ồ ạt trên các thị trường tài chính và kết quả là kinh tế giảm tốc mạnh hơn dự kiến.
Đối với Mỹ, Oxford Economics dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt 3% trong quý IV năm nay và Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm ba lần nữa vào năm tới.
Theo hãng này, những “cơn gió ngược” từ sự giảm dần chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ cùng với tình trạng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kiềm chế đà tăng trưởng trong năm 2019. Hãng tư vấn này dự báo nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm nay, sau đó giảm xuống 2,5% vào năm tới.
Trước đó, Văn phòng Thống kê kinh tế Mỹ cho biết trong quý II và quý III vừa qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới lần lượt tăng trưởng 4,2% và 3,5%. Trong tháng 9, Fed đã nâng lãi suất lần thứ ba trong năm nay và dự kiến tiếp tục nâng thêm một lần nữa trong tháng 12 tới.
Trong khi đó, Oxford Economics hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay xuống 1,9%, sau khi tăng trưởng yếu (0,2%) trong quý 3. Đối với năm 2019, hãng này dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng 1,6%.
Trong một diễn biến tương tự, ngày 21-11, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019, viện dẫn một số trở ngại, trong đó có căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, OECD cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 dự kiến tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo 3,7% được đưa ra hồi tháng Chín vừa qua.
OECD giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 ở mức 3,7%, song dự kiến trong năm 2020 sẽ giảm nhẹ xuống 3,5%.
Cụ thể, tổ chức có trụ sở tại Paris (Pháp) này điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6,6% năm 2018, 6,3% năm 2019 và 6% năm 2020 do hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm.
OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay từ mức 1,2% xuống 0,9% và năm 2019 từ mức 1,2% xuống còn 1% trong bối cảnh kế hoạch tăng thuế tiêu dùng của chính phủ nước này từ tháng 10-2019 có khả năng tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được dự báo tăng 0,7% vào năm 2020.
Tuy nhiên, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Mỹ lần lượt 2,9%, 2,7% và 2,1% cho năm 2018, 2019 và 2020 khi chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Donald Trump hỗ trợ tốt cho đầu tư của doanh nghiệp.
Trong khi đó, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến tăng 1,9% năm 2018, 1,8% vào năm 2019 và 1,6% vào năm 2020, giảm nhẹ so với các dự báo trước đó.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký OECD Angel Gurria nêu bật một số thách thức đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị gây ra.
Căng thẳng thương mại đã kéo đà tăng trưởng GDP toàn cầu giảm 0,1-0,2 điểm phần trăm trong năm nay. Ông Gurria cảnh báo nếu Mỹ tăng thuế bổ sung lên mức 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump đe dọa, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống gần 3% vào năm 2020. Từ đó, Tổng thư ký OECD hối thúc các nhà hoạch định chính sách giúp các nước khôi phục lòng tin vào hệ thống thương mại dựa trên luật lệ quốc tế.
Về phần minh, nhà kinh tế trưởng Laurence Boone nhận định hiện có ít dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn so với dự báo, song những rủi ro hiện nay đủ để “gióng lên hồi chuông cảnh báo và chuẩn bị sẵn sàng trước mọi cơn bão”.
EU công nhận Ấn Độ là một cường quốc toàn cầu mới nổi
Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu (EU) Âu Federica Mogherini ngày 20-11 đã thông qua một thông cáo chung đề ra tầm nhìn của EU về chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với Ấn Độ.
Bản thông cáo này thay thế cho thông cáo trước đó về Ấn Độ năm 2004, trong đó công nhận Ấn Độ đã nổi lên là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất và đã đảm nhận một vai trò địa chính trị quan trọng.
Thông cáo nhằm tăng cường Đối tác chiến lược EU - Ấn Độ bằng việc tập trung vào quá trình hiện đại hóa bền vững và đối phó chung với các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Bà Mogherini nhấn mạnh: "Ấn Độ là một người chơi chủ chốt trong thế giới kết nối với nhau của chúng ta. Chúng tôi muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân với Ấn Độ, nhằm cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh".
Theo thông cáo, là một cường quốc toàn cầu mới nổi, Ấn Độ đóng một vai trò chủ chốt trong thế giới đa cực hiện nay. EU sẽ nỗ lực củng cố đối thoại về các vấn đề đa phương và phối hợp lập trường với Ấn Độ. Hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và G20 sẽ là một ưu tiên. EU sẽ phối hợp nhiều hơn các sáng kiến của khối này với những sáng kiến của các quốc gia thành viên hướng tới Ấn Độ.
Thông cáo đồng thời đề xuất EU xem xét khả năng đàm phán với Ấn Độ một Hiệp định đối tác chiến lược, nhằm cập nhật Hiệp định hợp tác EU - Ấn Độ năm 1994. Các đề xuất trong thông cáo trên nay sẽ được đưa ra thảo luận tại Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu.
Mỹ xem xét hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao
Ngày 20-11, theo các nguồn tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang xem xét việc thắt chặt các quy định đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao. Đây được cho là một động thái mới nhất có tác động tiêu cực lớn và lâu dài đối với quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một danh sách các sản phẩm công nghệ mới có ứng dụng bảo mật quốc gia, từ trí tuệ nhân tạo tới bộ vi xử lý và người máy đã được đăng trên trang web Federal Register của chính phủ Mỹ nhằm lấy ý kiến công khai về việc có nên đưa những sản phẩm trên vào diện phải tuân theo các quy tắc kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt hơn bởi các quy định trên sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất Mỹ cũng như các khách hàng Trung Quốc.
Các công ty như Apple Inc., Google Inc., IBM, Amazon.com Inc. và các công ty tương tự sẽ bị giới hạn đối với việc xuất khẩu công nghệ của điện thoại thông minh kích hoạt bằng giọng nói, xe tự lái và siêu máy tính nhanh của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia nhà phân tích của Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức, trong cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế, ngay cả khi không áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với một số sản phẩm nhất định ở giai đoạn hiện tại, các công ty cũng sẽ thấy được những nguy cơ rủi ro nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tương lai.
Chính vì vậy, trước thông tin trên, một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã giảm, trong đó cổ phiếu vốn hóa lớn của tập đoàn công nghệ số Hàng Châu Hikvision và công ty công nghệ Chiết Giang Dahua bị mất điểm nhiều nhất.
Công nghệ cao là một vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc bởi Tổng thống Donald Trump muốn buộc Bắc Kinh phải từ bỏ kế hoạch thống trị các ngành công nghiệp hàng đầu như xe điện, người máy và trí tuệ nhân tạo.
Mặc dù, Tổng thống Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina vào cuối tháng này nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng khả năng đạt được thỏa thuận giữa hai bên chỉ chiếm 40%, giảm so với tỷ lệ 50% trước đó, bởi những diễn biến vừa qua tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) không những không cho thấy tín hiệu tích cực nào từ hai phía, mà còn lại dập tắt tia hy vọng mới về khả năng đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Trước đó, Hội nghị cấp cao APEC lần đầu tiên tổ chức tại Papuya New Guinea, kết thúc trong sự thất vọng khi lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC lần đầu tiên trong lịch sử đã không thể đưa ra được một tuyên bố chung chính thức do những căng thẳng và chia rẽ sâu sắc về vấn đề thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tại hội nghị cấp cao này, màn công kích và đáp trả gay gắt giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về tư tưởng giữa hai nước mà khó có thể thu hẹp hay đạt được một tiến triển trong đàm phán tại cuộc gặp sắp tới./.
Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 69/2018/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Mục tiêu tổng quát là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chú trọng phát triển y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; quyết liệt phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 - 6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7 - 8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33 - 34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60 - 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24 - 24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.
Nghị quyết nêu rõ Quốc hội cơ bản tán thành nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị trong các báo cáo thẩm tra, báo cáo giám sát chuyên đề. Quốc hội đề nghị các cơ quan thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Kết luận số 37-KL/TW ngày 17-10-2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, trong đó tăng cường năng lực, chủ động phân tích, dự báo, theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp và kịp thời.
Bộ Tài chính "mở nút" hàng loạt thủ tục hành chính trong 13 lĩnh vực
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 2141/QĐ-BTC phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực. Theo thông tin vừa được Bộ Tài chính cho biết chiều 21-11, cơ quan này sẽ cắt giảm, đơn giản hóa 176 thủ tục hành chính trong đó rà soát cắt giảm 148 thủ tục và đơn giản hóa 28 thủ tục thuộc 13 lĩnh vực.
Trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính sẽ cắt giảm 7 thủ tục và đơn giản hóa 2 thủ tục. Cơ quan chức năng sẽ bãi bỏ các thủ tục liên quan đến: khai thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm viễn thông; cơ sở sản xuất thủy điện, thủ tục khai khoản thu điều tiết tháng, năm; thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng đối với một số sản phẩm máy móc.
Với hải quan, quyết định mới của Bộ Tài chính đã bãi bỏ thủ tục tư vấn cho công dân và doanh nghiệp về thủ tục hành chính hải quan, thủ tục cấp lại danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và phiếu theo dõi trừ lùi, thủ tục sao y tờ khai hải quan,... Tổng cộng, lĩnh vực này sẽ cắt giảm 5 thủ tục và đơn giản 9 thu tục.
Tương tự, với kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính chính thức bãi bỏ các thủ tục liên quan đến nhận gửi và bảo quản các loại tài sản quý hiếm; thủ tục giao tài sản quý hiếm và các giấy tờ có giá; thủ tục thanh toán vốn đối với các chương trình xóa đói giảm nghèo,...
Trong lĩnh vực bảo hiểm, Bộ Tài chính cắt giảm 9 thủ tục, đơn giản hóa 2 thủ tục liên quan đến thông báo thay đổi trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở, chế độ báo cáo của doanh nghiệp, của cơ sở đào tạo, thay đổi địa điểm kinh doanh.
Theo quyết định, các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành kế hoạch trước ngày 15-12 để thực hiện đúng nội dung đã được phê duyệt. Với việc cắt giảm, đơn giản hóa 176 thủ tục hành chính lần này, tổng số thủ tục thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính còn lại là 839 thủ tục.
Chuyên gia dự báo kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh trong năm 2019
Kinh tế thế giới trong năm nay và năm tới có thể giảm tốc mạnh hơn dự kiến một phần do chính sách tiền tệ thắt chặt và sự sụt giảm khả năng thanh toán nợ. Nhận định trên được hãng tư vấn Oxford Economics đưa ra trong một bản báo cáo công bố ngày 22-11.
Trong báo cáo, Oxford Economics dự báo kinh tế thế giới sẽ giảm tốc từ tốc độ tăng trưởng 3,1% năm nay xuống còn 2,8% vào năm 2019 và 2,7% năm 2020. Báo cáo nhận định chính sách thắt chặt tiền tệ, khả năng thanh khoản sụt giảm, mức nợ và giá tài sản cao là những yếu tố có thể tạo ra làn sóng bán tháo ồ ạt trên các thị trường tài chính và kết quả là kinh tế giảm tốc mạnh hơn dự kiến.
Đối với Mỹ, Oxford Economics dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đạt 3% trong quý IV năm nay và Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm ba lần nữa vào năm tới.
Theo hãng này, những “cơn gió ngược” từ sự giảm dần chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ cùng với tình trạng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kiềm chế đà tăng trưởng trong năm 2019. Hãng tư vấn này dự báo nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm nay, sau đó giảm xuống 2,5% vào năm tới.
Trước đó, Văn phòng Thống kê kinh tế Mỹ cho biết trong quý II và quý III vừa qua, nền kinh tế lớn nhất thế giới lần lượt tăng trưởng 4,2% và 3,5%. Trong tháng 9, Fed đã nâng lãi suất lần thứ ba trong năm nay và dự kiến tiếp tục nâng thêm một lần nữa trong tháng 12 tới.
Trong khi đó, Oxford Economics hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay xuống 1,9%, sau khi tăng trưởng yếu (0,2%) trong quý 3. Đối với năm 2019, hãng này dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng 1,6%.
Trong một diễn biến tương tự, ngày 21-11, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019, viện dẫn một số trở ngại, trong đó có căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế mới nhất, OECD cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 dự kiến tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo 3,7% được đưa ra hồi tháng Chín vừa qua.
OECD giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 ở mức 3,7%, song dự kiến trong năm 2020 sẽ giảm nhẹ xuống 3,5%.
Cụ thể, tổ chức có trụ sở tại Paris (Pháp) này điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6,6% năm 2018, 6,3% năm 2019 và 6% năm 2020 do hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm.
OECD cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay từ mức 1,2% xuống 0,9% và năm 2019 từ mức 1,2% xuống còn 1% trong bối cảnh kế hoạch tăng thuế tiêu dùng của chính phủ nước này từ tháng 10-2019 có khả năng tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới được dự báo tăng 0,7% vào năm 2020.
Tuy nhiên, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Mỹ lần lượt 2,9%, 2,7% và 2,1% cho năm 2018, 2019 và 2020 khi chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Donald Trump hỗ trợ tốt cho đầu tư của doanh nghiệp.
Trong khi đó, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến tăng 1,9% năm 2018, 1,8% vào năm 2019 và 1,6% vào năm 2020, giảm nhẹ so với các dự báo trước đó.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký OECD Angel Gurria nêu bật một số thách thức đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu do căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị gây ra.
Căng thẳng thương mại đã kéo đà tăng trưởng GDP toàn cầu giảm 0,1-0,2 điểm phần trăm trong năm nay. Ông Gurria cảnh báo nếu Mỹ tăng thuế bổ sung lên mức 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump đe dọa, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm xuống gần 3% vào năm 2020. Từ đó, Tổng thư ký OECD hối thúc các nhà hoạch định chính sách giúp các nước khôi phục lòng tin vào hệ thống thương mại dựa trên luật lệ quốc tế.
Về phần minh, nhà kinh tế trưởng Laurence Boone nhận định hiện có ít dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm nghiêm trọng hơn so với dự báo, song những rủi ro hiện nay đủ để “gióng lên hồi chuông cảnh báo và chuẩn bị sẵn sàng trước mọi cơn bão”.
EU công nhận Ấn Độ là một cường quốc toàn cầu mới nổi
Ủy ban châu Âu và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu (EU) Âu Federica Mogherini ngày 20-11 đã thông qua một thông cáo chung đề ra tầm nhìn của EU về chiến lược tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với Ấn Độ.
Bản thông cáo này thay thế cho thông cáo trước đó về Ấn Độ năm 2004, trong đó công nhận Ấn Độ đã nổi lên là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất và đã đảm nhận một vai trò địa chính trị quan trọng.
Thông cáo nhằm tăng cường Đối tác chiến lược EU - Ấn Độ bằng việc tập trung vào quá trình hiện đại hóa bền vững và đối phó chung với các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Bà Mogherini nhấn mạnh: "Ấn Độ là một người chơi chủ chốt trong thế giới kết nối với nhau của chúng ta. Chúng tôi muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu nhân dân với Ấn Độ, nhằm cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh".
Theo thông cáo, là một cường quốc toàn cầu mới nổi, Ấn Độ đóng một vai trò chủ chốt trong thế giới đa cực hiện nay. EU sẽ nỗ lực củng cố đối thoại về các vấn đề đa phương và phối hợp lập trường với Ấn Độ. Hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và G20 sẽ là một ưu tiên. EU sẽ phối hợp nhiều hơn các sáng kiến của khối này với những sáng kiến của các quốc gia thành viên hướng tới Ấn Độ.
Thông cáo đồng thời đề xuất EU xem xét khả năng đàm phán với Ấn Độ một Hiệp định đối tác chiến lược, nhằm cập nhật Hiệp định hợp tác EU - Ấn Độ năm 1994. Các đề xuất trong thông cáo trên nay sẽ được đưa ra thảo luận tại Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu.
Mỹ xem xét hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao
Ngày 20-11, theo các nguồn tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang xem xét việc thắt chặt các quy định đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao. Đây được cho là một động thái mới nhất có tác động tiêu cực lớn và lâu dài đối với quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một danh sách các sản phẩm công nghệ mới có ứng dụng bảo mật quốc gia, từ trí tuệ nhân tạo tới bộ vi xử lý và người máy đã được đăng trên trang web Federal Register của chính phủ Mỹ nhằm lấy ý kiến công khai về việc có nên đưa những sản phẩm trên vào diện phải tuân theo các quy tắc kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt hơn bởi các quy định trên sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất Mỹ cũng như các khách hàng Trung Quốc.
Các công ty như Apple Inc., Google Inc., IBM, Amazon.com Inc. và các công ty tương tự sẽ bị giới hạn đối với việc xuất khẩu công nghệ của điện thoại thông minh kích hoạt bằng giọng nói, xe tự lái và siêu máy tính nhanh của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia nhà phân tích của Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức, trong cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế, ngay cả khi không áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với một số sản phẩm nhất định ở giai đoạn hiện tại, các công ty cũng sẽ thấy được những nguy cơ rủi ro nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tương lai.
Chính vì vậy, trước thông tin trên, một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã giảm, trong đó cổ phiếu vốn hóa lớn của tập đoàn công nghệ số Hàng Châu Hikvision và công ty công nghệ Chiết Giang Dahua bị mất điểm nhiều nhất.
Công nghệ cao là một vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc bởi Tổng thống Donald Trump muốn buộc Bắc Kinh phải từ bỏ kế hoạch thống trị các ngành công nghiệp hàng đầu như xe điện, người máy và trí tuệ nhân tạo.
Mặc dù, Tổng thống Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina vào cuối tháng này nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế này.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng khả năng đạt được thỏa thuận giữa hai bên chỉ chiếm 40%, giảm so với tỷ lệ 50% trước đó, bởi những diễn biến vừa qua tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) không những không cho thấy tín hiệu tích cực nào từ hai phía, mà còn lại dập tắt tia hy vọng mới về khả năng đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Trước đó, Hội nghị cấp cao APEC lần đầu tiên tổ chức tại Papuya New Guinea, kết thúc trong sự thất vọng khi lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC lần đầu tiên trong lịch sử đã không thể đưa ra được một tuyên bố chung chính thức do những căng thẳng và chia rẽ sâu sắc về vấn đề thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tại hội nghị cấp cao này, màn công kích và đáp trả gay gắt giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về tư tưởng giữa hai nước mà khó có thể thu hẹp hay đạt được một tiến triển trong đàm phán tại cuộc gặp sắp tới./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19 đến ngày 25-11-2018)  (27/11/2018)
Tạo điều kiện để quan hệ quốc phòng Việt Nam - Cuba tiếp tục phát triển  (26/11/2018)
Trao thưởng cho tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc về tam nông  (26/11/2018)
Thường trực Ban Bí thư: Sẽ giám sát đến cùng vấn đề người dân quan tâm  (26/11/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp xúc cử tri Cần Thơ  (26/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên