Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 29 đến 04-02-2018)
19:22, ngày 06-02-2018
TCCSĐT - Sau đúng một tuần đàm phán căng thẳng với nhiều tín hiệu trái chiều, ngày 29-01, cuộc đàm phán vòng 6 về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico đã chính thức khép lại với việc 3 nước đạt được một số tiến bộ nhất định trong đàm phán nhưng không thể ra được tuyên bố chung.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay trong tháng đầu ra quân kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã tăng trưởng rất mạnh, vượt con số cùng kỳ năm ngoái và cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Một đạt 19 tỷ USD, tăng mạnh với mức hơn 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng gần 32%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng gần 34%.
Cùng với đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm 2017 gồm điện thoại và linh kiện đạt hơn 4 tỷ USD, tăng gần 81%; dệt may đạt trên 2 tỷ USD, tăng 7,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt trên 2 tỷ USD, tăng xấp xỉ 38%; giày dép đạt hơn 1 tỷ USD, tăng trên 11%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt hơn 1 tỷ USD, tăng trên 18%...
Đặc biệt, ngay trong tháng đầu tiên của năm mới, bên cạnh điện thoại và linh kiện điện tử, mặt hàng dệt may và điện tử-máy tính-linh kiện cũng đã góp mặt vào câu lạc bộ tỷ USD.
Cũng theo Bộ Công Thương, bước sang năm 2018 này, Trung Quốc đã vượt lên Hoa Kỳ và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch đạt 4,5 tỷ USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến là các thị trường Hoa Kỳ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17%; EU đạt 3 tỷ USD, tăng 6,6%; ASEAN đạt gần 2 tỷ USD, tăng gần 16%; Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng gần 17%; Hàn Quốc đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Một đạt trên 19 tỷ USD, tăng mạnh hơn 47% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao vào tháng giáp Tết Nguyên đán. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng hơn 43%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trên 50%.
Dựa vào chỉ số này cán cân thương mại hàng hóa tháng Một nghiêng về nhập siêu với 300 triệu USD; trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,1 tỷ USD.
Đáng lưu ý, năm 2018 là thời điểm bước ngoặt hết sức quan trọng trong lộ trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam bắt đầu thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm thuế đối với 98% biểu thuế (trừ mặt hàng xăng dầu đến năm 2024 thuế suất mới giảm xuống 0%).
Với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia… đây cũng là thời điểm hết thời hạn chuyển đổi và bắt đầu phải thực hiện cắt giảm thuế với các mặt hàng Danh mục nhạy cảm. Bởi vậy, bên cạnh việc đàm phán các hiệp định mới, việc điều phối để thực thi hiệu quả các hiệp định đã ký kết có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì thế, nếu doanh nghiệp không cập nhật thông tin kịp thời và bắt nhịp với thị trường thế giới thì đồng nghĩa với việc tự loại mình ra khỏi sân chơi toàn cầu.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quyết liệt cắt giảm điều kiện kinh doanh, rà soát các thủ tục kiểm tra chuyên ngành để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ngoài ra, tiếp tục đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới, khai thác thực thi các FTA đã ký kết để có thể khai thác tối đa lợi ích về cắt giảm thuế quan ở những thị trường này. Mặt khác, Bộ cũng sẽ theo dõi sát tình hình kinh tế, thương mại trong và ngoài nước để kịp thời có phản ứng chính sách với những diễn biến mới. Kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và phát triển thị trường; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật sau khi Luật Quản lý Ngoại thương đã có hiệu lực theo đúng tinh thần cởi mở và thông thoáng.
Tám nhiệm vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) về vấn đề phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long . Để có các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-9-2017 tại thành phố Cần Thơ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và sau đó đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chính phủ xác định tổ chức triển khai 8 nội dung, nhiệm vụ lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Rà soát điều chỉnh chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản-cây ăn quả-lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025, tập trung giải quyết nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngang tầm với các nước có nền nông nghiệp hiện đại cho ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản-cây ăn quả-lúa gạo.
Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, có quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, không chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định; ưu tiên đầu tư phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven sông, ven biển.
Rà soát quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với bối cảnh mới, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất; xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó chú ý đẩy mạnh hình thức đối tác công-tư.
Xây dựng Đề án bảo vệ bờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian thoát lũ, xây dựng công trình giao thông kết hợp với đê điều. Bố trí, sắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26 và 27-9-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập cơ bản các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian tới, Chính phủ sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu theo yêu cầu của Luật Quy hoạch. Quy hoạch vùng được phê duyệt sẽ là cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch tỉnh, các bộ, ngành triển khai các quy hoạch, kế hoạch thực hiện về nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng.
Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng; đầu tư, hoàn chỉnh một số công trình quy mô lớn, tác động toàn vùng, như sớm đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương-Cần Thơ, hoàn thành luồng tàu vận tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố).
Hoàn chỉnh đề án thành lập đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Phú Quốc và Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt để thông qua tại Kỳ họp thứ 5-Quốc hội khóa XIV, tạo cơ sở pháp lý phát triển đảo Phú Quốc và trở thành động lực phát triển mới của Đồng bằng sông Cửu Long.
Hong Kong là nền kinh tế tự do nhất thế giới trong 24 năm liên tiếp
Danh hiệu nền kinh tế tự do nhất thế giới năm 2018 tiếp tục thuộc về Hong Kong. Như vậy, đây là năm thứ 24 liên tiếp, khu hành chính đặc biệt này trụ vững ở vị trí trên kể từ khi Chỉ số Tự do kinh tế toàn cầu do Heritage Foundation đánh giá và lần đầu công bố vào năm 1995.
Theo báo cáo công bố ngày 02-02, tổng điểm của Hong Kong là 90,2/100 điểm, tăng 0,4 điểm so với năm 2017 và là nền kinh tế duy nhất có tổng điểm thành tích trên 90. Cũng giống năm 2017, Singapore và New Zealand tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2 và 3 với tổng điểm thành tích lần lượt là 88,8 điểm và 84,2 điểm.
Trong số 12 yếu tố đánh giá mà báo cáo nêu ra, Hong Kong có 8 yếu tố đạt trên 90 điểm và các lĩnh vực đạt được thành tích tốt nhất bao gồm "sức khỏe" tài khóa, tự do kinh doanh, tự do thương mại và tự do tài chính. Bên cạnh đó, Hong Kong cũng được đánh giá là nền kinh tế linh hoạt, có khung pháp lý tiêu chuẩn cao, tỷ lệ tham nhũng thấp, công tác điều hành minh bạch, khung quy định hiệu quả và cởi mở với hoạt động thương mại toàn cầu.
Chính quyền đặc khu Hong Kong hoan nghênh kết quả đánh giá nói trên. Vụ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan cam kết chính quyền địa phương sẽ tiếp tục duy trì và phát huy tính hiệu quả của các nguyên tắc thị trường tự do, vốn là nền tảng thúc đẩy sự thịnh vượng của kinh tế cũng như sức cạnh tranh quốc tế của Hong Kong.
Ông cam kết chính quyền đặc khu sẽ đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, thương mại tự do và cởi mở, chế độ thuế thấp và đơn giản, quản lý theo pháp luật và tư pháp độc lập, và là một sân chơi đẳng cấp cho tất cả các doanh nghiệp và một khu vực quốc doanh hiệu quả.
EU xem xét biện pháp ngăn ngừa Anh cạnh tranh không lành mạnh
Dẫn một tài liệu do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra ngày 01-02 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét các biện pháp chống lại Anh nếu nước này có những hành vi bị coi là không lành mạnh nhằm giúp nền kinh tế của mình cạnh tranh hơn sau khi chính thức rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Được các nhà đàm phán của EU về Brexit trình bày trong một cuộc họp tuần vừa qua tại Brussels với các nhà ngoại giao của 27 nước EU, tài liệu trên đánh giá các quy định quốc tế không giúp xử lý thỏa đáng những ảnh hưởng tiềm tàng về bảo hộ trong đầu tư, thương mại và cạnh tranh.
Văn bản của EC cho rằng thỏa thuận giữa EU và Anh sẽ phải bao gồm các quy định chặt chẽ để bảo đảm điều kiện cạnh tranh công bằng với các quốc gia thành viên EU.
Quy định hiện thời của EU đang ngăn cản chính phủ các nước thành viên bảo hộ doanh nghiệp của họ hoặc những lĩnh vực kinh tế, gọi là trợ giúp Nhà nước, và khẳng định bảo hộ là hành động cản trở hoạt động cạnh tranh lành mạnh.
27 nước EU lo ngại việc Anh có thể lợi dụng việc "ly dị" với EU để thu hút các nhà đầu tư quốc tế bằng cách đưa ra những đề xuất thuế cùng các quy định về điều kiện kinh doanh hấp dẫn hơn so với những quy định đang được áp dụng tại EU.
EC hiện đang theo sát tiến trình đàm phán của 27 nước EU với nước Anh dưới sự dẫn dắt của Trưởng đoàn Michel Barnier.
Anh đã tuyên bố sẽ rời thị trường chung và liên minh thuế quan, do vậy việc cho ra đời tài liệu trên chứng tỏ EU đang tìm kiếm những biện pháp đặc biệt để giải quyết với Anh các vấn đề thương mại sau khi rời EU.
EU đánh giá những mô hình đối tác hiện nay với các nước khác không thể áp dụng được trong trường hợp cụ thể này vì giữa EU và Anh có mối quan hệ lịch sử và điều kiện địa lý đặc biệt gần gũi.
EC cũng nhấn mạnh việc EU mới đây thông qua một danh sách các thiên đường về thuế và cảnh báo danh sách này có thể được xem xét nếu Anh hạ các tiêu chuẩn của mình.
Đàm phán vòng 6 NAFTA khép lại, không ra được tuyên bố chung
Sau đúng một tuần đàm phán căng thẳng với nhiều tín hiệu trái chiều, ngày 29-01, cuộc đàm phán vòng 6 về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico đã chính thức khép lại với việc 3 nước đạt được một số tiến bộ nhất định trong đàm phán nhưng không thể ra được tuyên bố chung.
Tại cuộc họp báo chung sau vòng đàm phán ở thành phố Montreal này, Ngoại trưởng Canada Christia Freeland, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo đều khẳng định cam kết cần tiếp tục thảo luận về hiện đại hoá NAFTA nhằm thúc đẩy thương mại công bằng và bền vững.
Tại vòng đàm phán lần này, các bên đã hoàn tất đàm phán về chương trình chống tham nhũng, đạt được bước tiến trong một số lĩnh vực khác và quan trọng nhất là đã khởi động cuộc thảo luận về những vấn đề gây tranh cãi nhất. Ngoài ra, các bên cũng nhất trí sẽ tiến hành các vòng đàm phán tiếp theo ở Mexico City và Washington trong 2 tháng tới, tăng thêm một vòng so với kế hoạch ban đầu.
Trong vai trò nước chủ nhà, Ngoại trưởng Freeland cho biết các bên đã rất cố gắng để đạt được tiến bộ tại vòng đàm phán lần này, nhất là sau khi Canada đưa ra những sáng kiến gợi mở về tỷ lệ nội địa hóa ô tô, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư trong Chương 11 và điều khoản cho phép NAFTA tự động hết hạn sau 5 năm trừ khi các bên cùng nhất trí sẽ kéo dài.
Bà Freeland khẳng định Canada ủng hộ quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thúc đẩy thương mại tự do và công bằng; và Canada sẽ tiếp tục làm việc chủ động, tích cực với các đối tác để tìm kiếm giải pháp cùng thắng cho các bên.
Cũng theo bà Freeland, Canada muốn có một thỏa thuận tốt trong thời gian sớm nhất nhưng bên cạnh đó cũng sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản xảy ra trên tinh thần “hy vọng cho điều tốt nhất và chuẩn bị cho điều xấu nhất”.
Về phần mình, Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer xác nhận các bên đã đạt được một số tiến triển nhưng nhưng khá chậm. Theo ông, các cuộc đàm phán đa phương bao giờ cũng khó khăn và phức tạp hơn song phương, tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục can dự nhằm khôi phục thương mại công bằng trong khu vực.
Ông bày tỏ hy vọng 3 nước sẽ đạt được thêm những kết quả khác trong tương lai, nhưng bên cạnh đó cũng nhấn mạnh quan ngại của Mỹ về tác động của cơ chế giải quyết tranh chấp đối với việc duy trì thương mại công bằng ở Bắc Mỹ. Ông Lighthizer cũng nhắc đến những tranh chấp thương mại gần đây giữa Mỹ và Canada, đồng thời cáo buộc Canada đang tìm cách mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc.
Mặc dù kết quả đạt được tại vòng đàm phán lần này không như mong đợi và các bên cũng không ra được tuyên bố chung, nhưng theo ông Flavio Volpe, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng ô tô Canada, đây vẫn là vòng đàm phán đem lại nhiều hy vọng nhất từ trước tới nay khi các bên đã có thể bước đầu đàm phán về những vấn đề gây tranh cãi nhất. Điều này sẽ giúp đảm bảo duy trì - thay vì phá vỡ - một trong những hiệp định thương mại đa phương tiến bộ và lâu đời nhất trên thế giới. Tất nhiên, tiến trình tái đàm phán có thể sẽ kéo dài hơn so với thời hạn chót vào tháng 3 tới nhưng điều quan trọng nhất là NAFTA vẫn sẽ được duy trì vì lợi ích của các doanh nghiệp và người dân Bắc Mỹ./.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay trong tháng đầu ra quân kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã tăng trưởng rất mạnh, vượt con số cùng kỳ năm ngoái và cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Thống kê cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Một đạt 19 tỷ USD, tăng mạnh với mức hơn 33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng gần 32%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng gần 34%.
Cùng với đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm 2017 gồm điện thoại và linh kiện đạt hơn 4 tỷ USD, tăng gần 81%; dệt may đạt trên 2 tỷ USD, tăng 7,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt trên 2 tỷ USD, tăng xấp xỉ 38%; giày dép đạt hơn 1 tỷ USD, tăng trên 11%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt hơn 1 tỷ USD, tăng trên 18%...
Đặc biệt, ngay trong tháng đầu tiên của năm mới, bên cạnh điện thoại và linh kiện điện tử, mặt hàng dệt may và điện tử-máy tính-linh kiện cũng đã góp mặt vào câu lạc bộ tỷ USD.
Cũng theo Bộ Công Thương, bước sang năm 2018 này, Trung Quốc đã vượt lên Hoa Kỳ và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch đạt 4,5 tỷ USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp đến là các thị trường Hoa Kỳ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17%; EU đạt 3 tỷ USD, tăng 6,6%; ASEAN đạt gần 2 tỷ USD, tăng gần 16%; Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng gần 17%; Hàn Quốc đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Một đạt trên 19 tỷ USD, tăng mạnh hơn 47% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao vào tháng giáp Tết Nguyên đán. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng hơn 43%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trên 50%.
Dựa vào chỉ số này cán cân thương mại hàng hóa tháng Một nghiêng về nhập siêu với 300 triệu USD; trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,4 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,1 tỷ USD.
Đáng lưu ý, năm 2018 là thời điểm bước ngoặt hết sức quan trọng trong lộ trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam bắt đầu thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm thuế đối với 98% biểu thuế (trừ mặt hàng xăng dầu đến năm 2024 thuế suất mới giảm xuống 0%).
Với các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia… đây cũng là thời điểm hết thời hạn chuyển đổi và bắt đầu phải thực hiện cắt giảm thuế với các mặt hàng Danh mục nhạy cảm. Bởi vậy, bên cạnh việc đàm phán các hiệp định mới, việc điều phối để thực thi hiệu quả các hiệp định đã ký kết có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì thế, nếu doanh nghiệp không cập nhật thông tin kịp thời và bắt nhịp với thị trường thế giới thì đồng nghĩa với việc tự loại mình ra khỏi sân chơi toàn cầu.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục quyết liệt cắt giảm điều kiện kinh doanh, rà soát các thủ tục kiểm tra chuyên ngành để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ngoài ra, tiếp tục đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới, khai thác thực thi các FTA đã ký kết để có thể khai thác tối đa lợi ích về cắt giảm thuế quan ở những thị trường này. Mặt khác, Bộ cũng sẽ theo dõi sát tình hình kinh tế, thương mại trong và ngoài nước để kịp thời có phản ứng chính sách với những diễn biến mới. Kịp thời chỉ đạo các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu và phát triển thị trường; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật sau khi Luật Quản lý Ngoại thương đã có hiệu lực theo đúng tinh thần cởi mở và thông thoáng.
Tám nhiệm vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) về vấn đề phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long . Để có các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-9-2017 tại thành phố Cần Thơ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì và sau đó đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chính phủ xác định tổ chức triển khai 8 nội dung, nhiệm vụ lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới để phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Rà soát điều chỉnh chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với ba nhóm sản phẩm chủ lực là thủy sản-cây ăn quả-lúa gạo; giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp. Khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và thực hiện xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu, chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phấn đấu đến năm 2025, tập trung giải quyết nâng cao chất lượng giống, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngang tầm với các nước có nền nông nghiệp hiện đại cho ba nhóm sản phẩm chủ lực: thủy sản-cây ăn quả-lúa gạo.
Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới, mang tính đột phá nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghệ sau thu hoạch để giảm tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Xây dựng ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, có quy mô lớn, hiện đại, sức cạnh tranh cao và bền vững. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có, không chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trừ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định; ưu tiên đầu tư phục hồi, trồng mới rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven sông, ven biển.
Rà soát quy hoạch thủy lợi phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với bối cảnh mới, đảm bảo giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai, chủ động ứng phó với kịch bản bất lợi nhất; xây dựng đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái theo hướng đa dạng hóa nguồn lực và phương thức thực hiện, trong đó chú ý đẩy mạnh hình thức đối tác công-tư.
Xây dựng Đề án bảo vệ bờ biển, củng cố nâng cấp hệ thống đê biển, phòng chống xói lở bờ biển; tập trung đầu tư xử lý ngay những đoạn xói lở, sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng. Xây dựng quy hoạch chỉnh trị sông gắn với quy hoạch sử dụng đất ven sông theo hướng dành không gian thoát lũ, xây dựng công trình giao thông kết hợp với đê điều. Bố trí, sắp xếp lại dân cư ven sông, kênh, rạch kết hợp xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng đề án chuyển đổi ngành nghề và tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, giúp nông dân thực sự trở thành công nhân nông nghiệp, rút dần lao động nông nghiệp, chuyển sang các ngành công nghiệp, dịch vụ.
Trên cơ sở kết quả của Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26 và 27-9-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Nghị quyết đã đề cập cơ bản các vấn đề mang tính chiến lược, căn bản, lâu dài đối với phát triển đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơ cấu kinh tế, liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết này là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong thời gian tới, Chính phủ sớm hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu theo yêu cầu của Luật Quy hoạch. Quy hoạch vùng được phê duyệt sẽ là cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch tỉnh, các bộ, ngành triển khai các quy hoạch, kế hoạch thực hiện về nông nghiệp, thủy lợi, giao thông, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng.
Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường và nâng cao hiệu quả liên kết vùng; đầu tư, hoàn chỉnh một số công trình quy mô lớn, tác động toàn vùng, như sớm đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương-Cần Thơ, hoàn thành luồng tàu vận tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố).
Hoàn chỉnh đề án thành lập đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Phú Quốc và Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt để thông qua tại Kỳ họp thứ 5-Quốc hội khóa XIV, tạo cơ sở pháp lý phát triển đảo Phú Quốc và trở thành động lực phát triển mới của Đồng bằng sông Cửu Long.
Hong Kong là nền kinh tế tự do nhất thế giới trong 24 năm liên tiếp
Danh hiệu nền kinh tế tự do nhất thế giới năm 2018 tiếp tục thuộc về Hong Kong. Như vậy, đây là năm thứ 24 liên tiếp, khu hành chính đặc biệt này trụ vững ở vị trí trên kể từ khi Chỉ số Tự do kinh tế toàn cầu do Heritage Foundation đánh giá và lần đầu công bố vào năm 1995.
Theo báo cáo công bố ngày 02-02, tổng điểm của Hong Kong là 90,2/100 điểm, tăng 0,4 điểm so với năm 2017 và là nền kinh tế duy nhất có tổng điểm thành tích trên 90. Cũng giống năm 2017, Singapore và New Zealand tiếp tục nắm giữ vị trí thứ 2 và 3 với tổng điểm thành tích lần lượt là 88,8 điểm và 84,2 điểm.
Trong số 12 yếu tố đánh giá mà báo cáo nêu ra, Hong Kong có 8 yếu tố đạt trên 90 điểm và các lĩnh vực đạt được thành tích tốt nhất bao gồm "sức khỏe" tài khóa, tự do kinh doanh, tự do thương mại và tự do tài chính. Bên cạnh đó, Hong Kong cũng được đánh giá là nền kinh tế linh hoạt, có khung pháp lý tiêu chuẩn cao, tỷ lệ tham nhũng thấp, công tác điều hành minh bạch, khung quy định hiệu quả và cởi mở với hoạt động thương mại toàn cầu.
Chính quyền đặc khu Hong Kong hoan nghênh kết quả đánh giá nói trên. Vụ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan cam kết chính quyền địa phương sẽ tiếp tục duy trì và phát huy tính hiệu quả của các nguyên tắc thị trường tự do, vốn là nền tảng thúc đẩy sự thịnh vượng của kinh tế cũng như sức cạnh tranh quốc tế của Hong Kong.
Ông cam kết chính quyền đặc khu sẽ đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, thương mại tự do và cởi mở, chế độ thuế thấp và đơn giản, quản lý theo pháp luật và tư pháp độc lập, và là một sân chơi đẳng cấp cho tất cả các doanh nghiệp và một khu vực quốc doanh hiệu quả.
EU xem xét biện pháp ngăn ngừa Anh cạnh tranh không lành mạnh
Dẫn một tài liệu do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra ngày 01-02 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét các biện pháp chống lại Anh nếu nước này có những hành vi bị coi là không lành mạnh nhằm giúp nền kinh tế của mình cạnh tranh hơn sau khi chính thức rời khỏi EU, còn gọi là Brexit.
Được các nhà đàm phán của EU về Brexit trình bày trong một cuộc họp tuần vừa qua tại Brussels với các nhà ngoại giao của 27 nước EU, tài liệu trên đánh giá các quy định quốc tế không giúp xử lý thỏa đáng những ảnh hưởng tiềm tàng về bảo hộ trong đầu tư, thương mại và cạnh tranh.
Văn bản của EC cho rằng thỏa thuận giữa EU và Anh sẽ phải bao gồm các quy định chặt chẽ để bảo đảm điều kiện cạnh tranh công bằng với các quốc gia thành viên EU.
Quy định hiện thời của EU đang ngăn cản chính phủ các nước thành viên bảo hộ doanh nghiệp của họ hoặc những lĩnh vực kinh tế, gọi là trợ giúp Nhà nước, và khẳng định bảo hộ là hành động cản trở hoạt động cạnh tranh lành mạnh.
27 nước EU lo ngại việc Anh có thể lợi dụng việc "ly dị" với EU để thu hút các nhà đầu tư quốc tế bằng cách đưa ra những đề xuất thuế cùng các quy định về điều kiện kinh doanh hấp dẫn hơn so với những quy định đang được áp dụng tại EU.
EC hiện đang theo sát tiến trình đàm phán của 27 nước EU với nước Anh dưới sự dẫn dắt của Trưởng đoàn Michel Barnier.
Anh đã tuyên bố sẽ rời thị trường chung và liên minh thuế quan, do vậy việc cho ra đời tài liệu trên chứng tỏ EU đang tìm kiếm những biện pháp đặc biệt để giải quyết với Anh các vấn đề thương mại sau khi rời EU.
EU đánh giá những mô hình đối tác hiện nay với các nước khác không thể áp dụng được trong trường hợp cụ thể này vì giữa EU và Anh có mối quan hệ lịch sử và điều kiện địa lý đặc biệt gần gũi.
EC cũng nhấn mạnh việc EU mới đây thông qua một danh sách các thiên đường về thuế và cảnh báo danh sách này có thể được xem xét nếu Anh hạ các tiêu chuẩn của mình.
Đàm phán vòng 6 NAFTA khép lại, không ra được tuyên bố chung
Sau đúng một tuần đàm phán căng thẳng với nhiều tín hiệu trái chiều, ngày 29-01, cuộc đàm phán vòng 6 về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico đã chính thức khép lại với việc 3 nước đạt được một số tiến bộ nhất định trong đàm phán nhưng không thể ra được tuyên bố chung.
Tại cuộc họp báo chung sau vòng đàm phán ở thành phố Montreal này, Ngoại trưởng Canada Christia Freeland, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo đều khẳng định cam kết cần tiếp tục thảo luận về hiện đại hoá NAFTA nhằm thúc đẩy thương mại công bằng và bền vững.
Tại vòng đàm phán lần này, các bên đã hoàn tất đàm phán về chương trình chống tham nhũng, đạt được bước tiến trong một số lĩnh vực khác và quan trọng nhất là đã khởi động cuộc thảo luận về những vấn đề gây tranh cãi nhất. Ngoài ra, các bên cũng nhất trí sẽ tiến hành các vòng đàm phán tiếp theo ở Mexico City và Washington trong 2 tháng tới, tăng thêm một vòng so với kế hoạch ban đầu.
Trong vai trò nước chủ nhà, Ngoại trưởng Freeland cho biết các bên đã rất cố gắng để đạt được tiến bộ tại vòng đàm phán lần này, nhất là sau khi Canada đưa ra những sáng kiến gợi mở về tỷ lệ nội địa hóa ô tô, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư trong Chương 11 và điều khoản cho phép NAFTA tự động hết hạn sau 5 năm trừ khi các bên cùng nhất trí sẽ kéo dài.
Bà Freeland khẳng định Canada ủng hộ quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump về thúc đẩy thương mại tự do và công bằng; và Canada sẽ tiếp tục làm việc chủ động, tích cực với các đối tác để tìm kiếm giải pháp cùng thắng cho các bên.
Cũng theo bà Freeland, Canada muốn có một thỏa thuận tốt trong thời gian sớm nhất nhưng bên cạnh đó cũng sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản xảy ra trên tinh thần “hy vọng cho điều tốt nhất và chuẩn bị cho điều xấu nhất”.
Về phần mình, Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer xác nhận các bên đã đạt được một số tiến triển nhưng nhưng khá chậm. Theo ông, các cuộc đàm phán đa phương bao giờ cũng khó khăn và phức tạp hơn song phương, tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục can dự nhằm khôi phục thương mại công bằng trong khu vực.
Ông bày tỏ hy vọng 3 nước sẽ đạt được thêm những kết quả khác trong tương lai, nhưng bên cạnh đó cũng nhấn mạnh quan ngại của Mỹ về tác động của cơ chế giải quyết tranh chấp đối với việc duy trì thương mại công bằng ở Bắc Mỹ. Ông Lighthizer cũng nhắc đến những tranh chấp thương mại gần đây giữa Mỹ và Canada, đồng thời cáo buộc Canada đang tìm cách mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc.
Mặc dù kết quả đạt được tại vòng đàm phán lần này không như mong đợi và các bên cũng không ra được tuyên bố chung, nhưng theo ông Flavio Volpe, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng ô tô Canada, đây vẫn là vòng đàm phán đem lại nhiều hy vọng nhất từ trước tới nay khi các bên đã có thể bước đầu đàm phán về những vấn đề gây tranh cãi nhất. Điều này sẽ giúp đảm bảo duy trì - thay vì phá vỡ - một trong những hiệp định thương mại đa phương tiến bộ và lâu đời nhất trên thế giới. Tất nhiên, tiến trình tái đàm phán có thể sẽ kéo dài hơn so với thời hạn chót vào tháng 3 tới nhưng điều quan trọng nhất là NAFTA vẫn sẽ được duy trì vì lợi ích của các doanh nghiệp và người dân Bắc Mỹ./.
Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng 02-2018  (06/02/2018)
Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh trong thời kỳ mới  (06/02/2018)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần học và tự học  (06/02/2018)
Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị gặp mặt báo chí và định hướng công tác tuyên truyền năm 2018  (06/02/2018)
Singapore hỗ trợ Việt Nam về lộ trình chuyển đổi các ngành công nghiệp  (05/02/2018)
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh tiếp xúc song phương bên lề ADMM  (05/02/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay