Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 13 đến 19-11-2017)
21:11, ngày 22-11-2017
TCCSĐT - Chiều 14-11, với 88,39% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018. Nghị quyết nêu rõ tổng số thu và chi ngân sách Trung ương năm 2018, cụ thể như sau. Tổng số thu ngân sách trung ương là 753.404 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 565.796 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách Trung ương là 948.404 tỷ đồng, trong đó dự toán 321.151 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 124/2017/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Theo quy định, để chuẩn bị đầu tư hoặc triển khai dự án dầu khí tại nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan, hợp đồng dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung.
Trường hợp nhà đầu tư quyết định thành lập công ty điều hành nhằm mục đích thay mặt nhà đầu tư tham gia hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, công ty điều hành sẽ được ghi tên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Công ty điều hành được sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án dầu khí. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về việc triển khai dự án phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và quy định của pháp luật có liên quan.
Nghị định quy định nhà đầu tư thực hiện góp vốn đầu tư theo hình thức: góp vốn theo hình thức gọi vốn của người điều hành dự án; góp vốn vào công ty liên doanh điều hành chung, công ty điều hành; mua cổ phần của công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí; góp vốn theo hình thức cho công ty điều hành vay vốn; các hình thức khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án dầu khí nước ngoài trong hạn mức vốn đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả phần thay đổi so với vốn đầu tư ra nước ngoài đã đăng ký).
Trường hợp nhà đầu tư có các khoản thu nhập từ việc đầu tư vốn cho dự án, nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế thu nhập (nếu có) đối với các khoản thu nhập này theo quy định của pháp luật về thuế.
Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức: Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam; máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm; giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu; các tài sản hợp pháp khác.
Nghị định quy định rõ Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau: nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này; dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư; có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư; nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần....
Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương 2018
Chiều 14-11, với 88,39% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018. Nghị quyết nêu rõ tổng số thu và chi ngân sách Trung ương năm 2018, cụ thể như sau. Tổng số thu ngân sách trung ương là 753.404 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 565.796 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách Trung ương là 948.404 tỷ đồng, trong đó dự toán 321.151 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Quốc hội giao giao Chính phủ nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, cơ quan khác ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Khẩn trương phê duyệt các chương trình mục tiêu để phân bổ, giao vốn kịp thời cho các bộ, ngành, địa phương đúng quy định; Phân bổ vốn cho các chương trình, dự án có hiệu quả, có kế hoạch cắt giảm vốn đối với dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho dự án có khối lượng hoàn thành cao, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không dư thừa nguồn vốn. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang, hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách Trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành. Bố trí 30% còn lại cho Bộ Công an để thực hiện chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cơ quan trực thuộc, thực hiện mua sắm tập trung một số danh mục cần trang bị thống nhất, đồng thời điều tiết hỗ trợ cho công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương (bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc), quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; Chỉ đạo các bộ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội đến từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trước ngày 31-12-2017; thực hiện công khai, báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương phân bổ vốn đầu tư phát triển ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách trung ương; bố trí vốn để thu hồi vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2016 - 2020 còn lại chưa thu hồi; kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định; tăng cường các biện pháp để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; hạn chế tối đa việc điều chỉnh danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
Chỉ đạo các địa phương thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2018; bố trí kinh phí đầy đủ cho các chính sách đã ban hành; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) để thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do Trung ương ban hành, giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội này. Đối với các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước, phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách địa phương được giao hằng năm và nguồn tài chính khác để thực hiện, ngân sách trung ương không bổ sung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 của các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
Chính thức triển khai cơ chế một cửa đường hàng không từ ngày 15-11
Thay vì việc các hãng hàng không cung cấp nhiều loại thông tin bằng giấy cho nhiều cơ quan quản lý, sắp tới, toàn bộ các thông tin liên quan sẽ được khai báo bằng phương thức điện tử và được liên kết với nhau. Đây là một trong những điểm mới trong cơ chế một cửa sẽ được triển khai từ ngày 15-11 tại tất cả các cảng hàng không quốc tế vừa được lãnh đạo Tổng cục Hải quan chính thức cho biết.
Giải thích thêm về vấn đề này, đại diện ngành hải quan cho rằng, hiện nay các văn bản quy định quản lý phương tiện vận tải hàng không tại sân bay quốc tế đã có nhưng được quy định riêng rẽ bởi các cơ quan khác nhau, thiếu đồng bộ.
“Ví dụ như trong lĩnh vực hải quan đã có nghị định yêu cầu, thông tư hướng dẫn các hãng hàng không cung cấp thông tin về hành khách, hàng hóa và hành lý, về chuyến bay. Cơ quan an ninh cửa khẩu và quản lý xuất nhập cảnh thì yêu cầu cung cấp trước thông tin hành khách. Cơ quan cảng vụ hàng không cũng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý chung,…” đại diện ngành hải quan cho biết.
Tất cả những thông tin trên (trừ thông tin về hành khách) theo đại diện ngành hải quan đều cung cấp bằng bản giấy do vậy, việc chia sẻ và sử dụng thông tin là rất hạn chế.
Với triển khai cơ chế một cửa đường hàng không, đại diện Tổng cục Hải quan đánh giá, toàn bộ các thông tin liên quan sẽ được khai báo bằng phương thức điện tử và được liên kết với tất cả hệ thống quản lý.
Như vậy, các đơn vị sẽ không phải nộp nhiều bộ chứng từ giấy tới các cơ quan quản lý mà chỉ phải gửi thông tin điện tử một lần duy nhất tới cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thông tin được gửi đến một cơ quan quản lý Nhà nước ngay lập tức được tự động chia sẻ cho tất cả cơ quan liên quan, kết nối tất cả các khâu. Bên cạnh đó, phía hải quan cũng cho biết sẽ cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý kho, bãi hàng không phục vụ cho công tác giám sát hải quan. Việc các cơ quan liên quan được chia sẻ những thông tin này sớm có thể giúp rút ngắn thời gian thông quan và hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp logistic, doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Theo đại diện ngành hải quan, tính đến nay, 100% hãng hàng không đã có văn bản xác nhận đăng ký tham gia thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không.
Luật Chống bán phá giá mới của EU không hợp quy định WTO
Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) ngày 16-11 khẳng định luật chống bán phá giá mới của Liên minh châu Âu (EU), trong đó phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu dựa trên quan điểm về “sự bóp méo thị trường nghiêm trọng", không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo MOC, khái niệm “sự bóp méo thị trường nghiêm trọng” không tồn tại trong hệ thống quy định của WTO, trong khi đó cũng không hề có sự xuất hiện của cái gọi là “phá giá xã hội và môi trường". Vì vậy, quyết định nói trên của EU là không có cơ sở và sẽ “gây tổn hại nghiêm trọng” hệ thống luật chống bán phá giá của WTO, đồng thời gây ra quan ngại sâu sắc cho nhiều thành viên của tổ chức này.
Nghị viện châu Âu hôm 15-11 đã thông qua luật mới cho phép Liên minh châu Âu (EU) “tự do hơn” về mặt pháp lý trong việc thắt chặt các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Trong các điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc vào năm 2001 có nội dung quy định các nước thành viên có thể không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường trong 15 năm. Theo đó, EU và các thành viên lớn thuộc WTO có quyền đơn phương thiết lập nhanh các quy định chống bán phá giá khắt khe mà không vi phạm quy định của WTO.
Điều luật mới của EU được đưa ra trong bối cảnh thời hạn 15 năm nói trên đã kết thúc vào cuối năm 2016 và Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu các nước thành viên WTO công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.
Theo MOC, vấn đề đáng lo ngại nhất của luật mới là sử dụng khái niệm “sự bóp méo thị trường nghiêm trọng” để thay thế cho “phương pháp quốc gia thay thế” trong tính toán biên độ phá giá, đồng thời kêu gọi với vai trò là một thành viên quan trọng của WTO, EU cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
MOC khẳng định Trung Quốc bảo lưu mọi quyền lợi trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, và sẵn sàng triển khai các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nước này.
EP thông qua các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu giá rẻ Trung Quốc
Ngày 16-11, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một luật mới cho phép Liên minh châu Âu (EU) "tự do hơn" về mặt pháp lý trong việc thắt chặt các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Được thông qua với tỷ lệ áp đảo 554 phiếu thuận và 48 phiếu chống, luật trên sửa đổi những quy định về hành vi bán phá giá và trợ giá của các nước thứ ba, và cho phép các cơ quan điều tra xem xét các tiêu chuẩn lao động và môi trường khi áp thuế nhập khẩu. Dự kiến, các biện pháp mới của EU sẽ chính thức có hiệu lực trước cuối năm nay.
Trước cuộc bỏ phiếu, Ủy viên Thương mại châu Âu Cecilia Malmstroem cho biết luật mới "sẽ đảm bảo ngành công nghiệp của EU được trang bị tốt để ứng phó với hành vi cạnh tranh không công bằng."
Phía Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp mới của EU không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng các biện pháp trên "gây tổn hại nghiêm trọng" hệ thống luật chống bán phá giá của WTO, đồng thời kêu gọi EU tôn trọng các luật lệ thương mại quốc tế.
Trong các điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc vào năm 2001 có nội dung quy định rằng các nước thành viên có thể không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường trong 15 năm.
Theo đó, EU và các thành viên lớn thuộc WTO có quyền đơn phương thiết lập nhanh các quy định chống bán phá giá khắt khe mà không vi phạm quy định của WTO.
Điều luật mới của EU được đưa ra trong bối cảnh thời hạn 15 năm nói trên đã kết thúc vào cuối năm 2016 và Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu các nước thành viên WTO công nhận nước này là nền kinh tế thị trường./.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 124/2017/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Theo quy định, để chuẩn bị đầu tư hoặc triển khai dự án dầu khí tại nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan, hợp đồng dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung.
Trường hợp nhà đầu tư quyết định thành lập công ty điều hành nhằm mục đích thay mặt nhà đầu tư tham gia hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, công ty điều hành sẽ được ghi tên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Công ty điều hành được sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án dầu khí. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về việc triển khai dự án phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và quy định của pháp luật có liên quan.
Nghị định quy định nhà đầu tư thực hiện góp vốn đầu tư theo hình thức: góp vốn theo hình thức gọi vốn của người điều hành dự án; góp vốn vào công ty liên doanh điều hành chung, công ty điều hành; mua cổ phần của công ty sở hữu một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí; góp vốn theo hình thức cho công ty điều hành vay vốn; các hình thức khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án dầu khí nước ngoài trong hạn mức vốn đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả phần thay đổi so với vốn đầu tư ra nước ngoài đã đăng ký).
Trường hợp nhà đầu tư có các khoản thu nhập từ việc đầu tư vốn cho dự án, nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế thu nhập (nếu có) đối với các khoản thu nhập này theo quy định của pháp luật về thuế.
Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức: Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam; máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm; giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu; các tài sản hợp pháp khác.
Nghị định quy định rõ Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau: nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này; dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư; có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư; nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần....
Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương 2018
Chiều 14-11, với 88,39% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018. Nghị quyết nêu rõ tổng số thu và chi ngân sách Trung ương năm 2018, cụ thể như sau. Tổng số thu ngân sách trung ương là 753.404 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 565.796 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách Trung ương là 948.404 tỷ đồng, trong đó dự toán 321.151 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Quốc hội giao giao Chính phủ nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước và mức phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, cơ quan khác ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng quy định của pháp luật và thông báo bằng văn bản đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Khẩn trương phê duyệt các chương trình mục tiêu để phân bổ, giao vốn kịp thời cho các bộ, ngành, địa phương đúng quy định; Phân bổ vốn cho các chương trình, dự án có hiệu quả, có kế hoạch cắt giảm vốn đối với dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho dự án có khối lượng hoàn thành cao, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không dư thừa nguồn vốn. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dở dang, hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.
Trong giai đoạn 2018 - 2020, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách Trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành. Bố trí 30% còn lại cho Bộ Công an để thực hiện chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cơ quan trực thuộc, thực hiện mua sắm tập trung một số danh mục cần trang bị thống nhất, đồng thời điều tiết hỗ trợ cho công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương (bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc), quyết định phân bổ dự toán ngân sách theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật; Chỉ đạo các bộ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội đến từng cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước trước ngày 31-12-2017; thực hiện công khai, báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chính phủ chỉ đạo và hướng dẫn các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương phân bổ vốn đầu tư phát triển ưu tiên thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách trung ương; bố trí vốn để thu hồi vốn ứng trước nguồn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2016 - 2020 còn lại chưa thu hồi; kiên quyết cắt giảm số vốn bố trí không đúng quy định; tăng cường các biện pháp để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; hạn chế tối đa việc điều chỉnh danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
Chỉ đạo các địa phương thực hiện sắp xếp các khoản chi để bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2018; bố trí kinh phí đầy đủ cho các chính sách đã ban hành; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) để thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do Trung ương ban hành, giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội này. Đối với các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước, phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách địa phương được giao hằng năm và nguồn tài chính khác để thực hiện, ngân sách trung ương không bổ sung.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 của các bộ, ngành, cơ quan khác ở Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
Chính thức triển khai cơ chế một cửa đường hàng không từ ngày 15-11
Thay vì việc các hãng hàng không cung cấp nhiều loại thông tin bằng giấy cho nhiều cơ quan quản lý, sắp tới, toàn bộ các thông tin liên quan sẽ được khai báo bằng phương thức điện tử và được liên kết với nhau. Đây là một trong những điểm mới trong cơ chế một cửa sẽ được triển khai từ ngày 15-11 tại tất cả các cảng hàng không quốc tế vừa được lãnh đạo Tổng cục Hải quan chính thức cho biết.
Giải thích thêm về vấn đề này, đại diện ngành hải quan cho rằng, hiện nay các văn bản quy định quản lý phương tiện vận tải hàng không tại sân bay quốc tế đã có nhưng được quy định riêng rẽ bởi các cơ quan khác nhau, thiếu đồng bộ.
“Ví dụ như trong lĩnh vực hải quan đã có nghị định yêu cầu, thông tư hướng dẫn các hãng hàng không cung cấp thông tin về hành khách, hàng hóa và hành lý, về chuyến bay. Cơ quan an ninh cửa khẩu và quản lý xuất nhập cảnh thì yêu cầu cung cấp trước thông tin hành khách. Cơ quan cảng vụ hàng không cũng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý chung,…” đại diện ngành hải quan cho biết.
Tất cả những thông tin trên (trừ thông tin về hành khách) theo đại diện ngành hải quan đều cung cấp bằng bản giấy do vậy, việc chia sẻ và sử dụng thông tin là rất hạn chế.
Với triển khai cơ chế một cửa đường hàng không, đại diện Tổng cục Hải quan đánh giá, toàn bộ các thông tin liên quan sẽ được khai báo bằng phương thức điện tử và được liên kết với tất cả hệ thống quản lý.
Như vậy, các đơn vị sẽ không phải nộp nhiều bộ chứng từ giấy tới các cơ quan quản lý mà chỉ phải gửi thông tin điện tử một lần duy nhất tới cổng thông tin một cửa quốc gia.
Thông tin được gửi đến một cơ quan quản lý Nhà nước ngay lập tức được tự động chia sẻ cho tất cả cơ quan liên quan, kết nối tất cả các khâu. Bên cạnh đó, phía hải quan cũng cho biết sẽ cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý kho, bãi hàng không phục vụ cho công tác giám sát hải quan. Việc các cơ quan liên quan được chia sẻ những thông tin này sớm có thể giúp rút ngắn thời gian thông quan và hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp logistic, doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Theo đại diện ngành hải quan, tính đến nay, 100% hãng hàng không đã có văn bản xác nhận đăng ký tham gia thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không.
Luật Chống bán phá giá mới của EU không hợp quy định WTO
Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) ngày 16-11 khẳng định luật chống bán phá giá mới của Liên minh châu Âu (EU), trong đó phân biệt đối xử với hàng hóa nhập khẩu dựa trên quan điểm về “sự bóp méo thị trường nghiêm trọng", không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo MOC, khái niệm “sự bóp méo thị trường nghiêm trọng” không tồn tại trong hệ thống quy định của WTO, trong khi đó cũng không hề có sự xuất hiện của cái gọi là “phá giá xã hội và môi trường". Vì vậy, quyết định nói trên của EU là không có cơ sở và sẽ “gây tổn hại nghiêm trọng” hệ thống luật chống bán phá giá của WTO, đồng thời gây ra quan ngại sâu sắc cho nhiều thành viên của tổ chức này.
Nghị viện châu Âu hôm 15-11 đã thông qua luật mới cho phép Liên minh châu Âu (EU) “tự do hơn” về mặt pháp lý trong việc thắt chặt các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Trong các điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc vào năm 2001 có nội dung quy định các nước thành viên có thể không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường trong 15 năm. Theo đó, EU và các thành viên lớn thuộc WTO có quyền đơn phương thiết lập nhanh các quy định chống bán phá giá khắt khe mà không vi phạm quy định của WTO.
Điều luật mới của EU được đưa ra trong bối cảnh thời hạn 15 năm nói trên đã kết thúc vào cuối năm 2016 và Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu các nước thành viên WTO công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.
Theo MOC, vấn đề đáng lo ngại nhất của luật mới là sử dụng khái niệm “sự bóp méo thị trường nghiêm trọng” để thay thế cho “phương pháp quốc gia thay thế” trong tính toán biên độ phá giá, đồng thời kêu gọi với vai trò là một thành viên quan trọng của WTO, EU cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
MOC khẳng định Trung Quốc bảo lưu mọi quyền lợi trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, và sẵn sàng triển khai các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nước này.
EP thông qua các biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu giá rẻ Trung Quốc
Ngày 16-11, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua một luật mới cho phép Liên minh châu Âu (EU) "tự do hơn" về mặt pháp lý trong việc thắt chặt các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.
Được thông qua với tỷ lệ áp đảo 554 phiếu thuận và 48 phiếu chống, luật trên sửa đổi những quy định về hành vi bán phá giá và trợ giá của các nước thứ ba, và cho phép các cơ quan điều tra xem xét các tiêu chuẩn lao động và môi trường khi áp thuế nhập khẩu. Dự kiến, các biện pháp mới của EU sẽ chính thức có hiệu lực trước cuối năm nay.
Trước cuộc bỏ phiếu, Ủy viên Thương mại châu Âu Cecilia Malmstroem cho biết luật mới "sẽ đảm bảo ngành công nghiệp của EU được trang bị tốt để ứng phó với hành vi cạnh tranh không công bằng."
Phía Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp mới của EU không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng các biện pháp trên "gây tổn hại nghiêm trọng" hệ thống luật chống bán phá giá của WTO, đồng thời kêu gọi EU tôn trọng các luật lệ thương mại quốc tế.
Trong các điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc vào năm 2001 có nội dung quy định rằng các nước thành viên có thể không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường trong 15 năm.
Theo đó, EU và các thành viên lớn thuộc WTO có quyền đơn phương thiết lập nhanh các quy định chống bán phá giá khắt khe mà không vi phạm quy định của WTO.
Điều luật mới của EU được đưa ra trong bối cảnh thời hạn 15 năm nói trên đã kết thúc vào cuối năm 2016 và Bắc Kinh đã lên tiếng yêu cầu các nước thành viên WTO công nhận nước này là nền kinh tế thị trường./.
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên: Nhận diện và phòng, chống  (22/11/2017)
APEC 2017 CEO Summit: Nước Mỹ và lợi ích kinh tế chiến lược  (22/11/2017)
Khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII  (22/11/2017)
Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam cần hướng tới cân bằng lợi ích của hai bên  (21/11/2017)
Vĩnh Long tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt  (21/11/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên