Việt Nam cần những giải pháp gì nhằm ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu
20:21, ngày 29-11-2016
TCCSĐT - Trong thời gian gần đây, diễn biến của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Việt Nam cũng có những nét tương đồng với tình hình chung trên thế giới. Biến đổi khí hậu đã và đang có những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta phải nhận diện được những tác động tiêu cực của BĐKH và tìm giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong thời gian tới.
Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình thời tiết nước ta có nhiều biến động, ảnh hưởng đến sản xuất của các ngành kinh tế; đồng thời cũng ảnh hưởng không ít đến đời sống xã hội, điển hình như sau:
Thứ nhất, hạn hán và xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long tính đến hết tháng 4-2016 là 9.020 tỷ đồng. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Ninh Thuận, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất. Ở vụ Mùa và Thu Đông năm 2015, có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha; vụ Đông xuân 2015 - 2016, 8 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long là Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Hậu Giang đã xuống giống hơn 971.200 ha (chiếm 62,2% diện tích lúa của toàn vùng), trong đó khoảng 339.234 ha có nguy cơ bị hạn hán, xâm nhập mặn (chiếm 35,51% diện tích xuống giống của vùng ven biển) (1). Bên cạnh đó, đến tháng 4-2016, hạn hán và xâm nhập mặn cũng đã gây thiệt hại cho các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ với 129.000 ha cây công nghiệp, 50.000 ha cây ăn quả, 19.000 ha hoa màu, 5.000 ha thủy sản.
Thứ hai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, gây ra nguy cơ như cháy rừng, thiệt hại tài nguyên. Hiện tượng nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ven biển, ảnh hưởng đến thảm thực vật và hệ sinh thái. Nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng sẽ bị đe dọa ảnh hưởng, sự bền vững trở nên mong manh hơn. Một số sinh vật ở những khu vực này có thể bị tiêu diệt, nhưng một số côn trùng (như muỗi, sâu bệnh) có thể sẽ gia tăng số lượng (2).
Thứ ba, bão lũ gây thiệt hại đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong gần 20 năm qua, Việt Nam có nhiều trận mưa lũ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại cả người và của. Trước hết là trận lũ năm 1999, bắt đầu vào đêm 01-11-1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Từ Quảng Trị đến Bình Định đều chìm trong biển nước, nhấn chìm 20 huyện, thị xã Miền Trung, làm 595 người chết, 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 3.800 tỷ đồng (theo giá năm 1999). Kế đến là trận lũ năm 2008, đây được coi là trận lụt lịch sử của Hà Nội, với lượng mưa lớn nhất trong vòng 100 năm. Gần 13.000 hộ dân ven đê sông Hồng bị ngập nhà cửa, các hồ chứa đã tràn nước. Trong 5 năm từ 2010 đến 2015, các tỉnh miền Trung liên tiếp bị lũ lụt tàn phá, cụ thể: Năm 2010, Hà Tĩnh gặp trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua; đến năm 2011, miền Trung cũng gặp trận lũ đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu và làm 55 người thiệt mạng. Ngày 15-10-2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Các tỉnh miền Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2015. Đây là thiên tai gây ra thiệt hại rất lớn, làm đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp ở phía Bắc nước ta, nhất là ngành than.
Thứ tư, tác động của BĐKH tới tài nguyên nước Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu người cả mặt nước và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400 m3/người/năm (so với bình quân thế giới là 7.400 m3/người/năm) (3). Hạn hán và xâm nhập mặn tập trung ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, ven biển miền Trung và vùng đồng bằng sông cửu Long. Theo thống kê mới nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho thấy, do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, đến tháng 4-2016 gần 475.000 hộ dân đã bị thiếu nước sinh hoạt. Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Việt Nam có nhiều yếu tố không bền vững. Sự suy thoái tài nguyên nước ngày một tăng về cả số lượng và chất lượng do nhu cầu về nước ngày một lớn, khai thác, sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch và đặc biệt là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn.
Thứ năm, biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch Việt Nam. Do nước ta có bờ biển dài nên du lịch biển, đảo là một thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam. Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở ba khía cạnh: Tác động đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch trong đó có cả những tài nguyên du lịch tự nhiên đã hình thành, tồn tại hàng triệu năm qua như Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tiếp theo là các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí huỷ tour du lịch khi thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra. Biến đổi khí hậu cũng tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí.
Cần có những giải pháp hợp lý nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu
Trước những tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới cần có những giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, các giải pháp đó là:
Một là, Việt Nam tham gia những công ước và ban hành những chủ trương đúng đắn để ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt. Đây là một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững. Ngày 13-10-2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 3815/BTNMT- KTTVBĐKH về khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng kế hoạch hành động của mình. Ngày 05-12-2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Chiến lược này làm cơ sở cho các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần thiết đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Hai là, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi khí hậu. Điều này cũng đã và đang được các địa phương thực hiện, như: Vùng xâm nhập mặn ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng chuyển sang trồng màu, đặc biệt là hành tím, sử dụng ít nước; những vùng nhiễm mặn của Bạc Liêu đã chuyển sang nuôi tôm. Chuyển những diện tích lúa hay đất nông nghiệp không hiệu quả sang trồng cây trồng khác hoặc phát triển ngành khác có hiệu quả hơn.
Ba là, xây dựng những kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho từng vùng và từng địa phương. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2). Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980 - 1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC).
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng phiên bản năm 2015 được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa và bổ sung kịch bản công bố năm 2012. Các số liệu thực đo về khí tượng thủy văn và mực nước biển của Việt Nam được cập nhật đến năm 2014.
Bốn là, cần cảnh báo sớm thiên tai. Đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bảo đảm việc cảnh báo thiên tai phải chính xác, kịp thời chủ động. Đến năm 2020, phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn có mật độ trạm tương đương với các nước phát triển và tự động hóa trên 90% số trạm; tăng cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm theo dõi liên tục các biến động về thời tiết, khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ liệu cho dự báo khí tượng thủy văn theo phương pháp tiên tiến và các nhu cầu khác.
Năm là, xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách. Đến năm 2050, hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo hiện tượng khí hậu cực đoan đạt mức tiên tiến trên thế giới.
Sáu là, bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế; bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài có sức chống chịu tốt với các thay đổi khí hậu; bảo vệ và bảo tồn nguồn gien và các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.
Bảy là, phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu. (1) Tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. (2) Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, nhiên liệu, vật liệu mới trong giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.
Tám là, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về biến đổi khí hậu. Trước hết là tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan; tích cực, chủ động, sáng tạo xây dựng các thỏa thuận, ký kết các hiệp định đa phương và song phương về biến đổi khí hậu. Tiếp theo là chỉnh sửa, bổ sung hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phù hợp với luật pháp và các thỏa thuận, hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên. Cuối cùng là tăng cường trao đổi thông tin với các nước có liên quan về biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các quốc gia. Việc làm này có thể tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: Tổ chức các đoàn đi tham quan học hỏi, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế.
Chín là, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư một cách hiệu quả. Đây là việc làm thiết thực nên trước hết phải tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và tăng cường vận động từ nguồn tài trợ quốc tế; xây dựng các cơ chế, thiết chế tài chính phù hợp với các chính sách quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm huy động và phát huy hiệu quả các nguồn vốn quốc tế cho ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các chương trình quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ, nâng cao khả năng tổ chức, triển khai các chương trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mặt khác, cần tăng cường công tác quản lý, phối hợp một cách có hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao, đặc biệt ưu tiên các dự án cấp bách, không thể trì hoãn. Bên cạnh đó là khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp, đầu tư tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu./.
------------------------------------------------------
(1) Phước Minh Hiệp, 2016, Đồng bằng sông Cửu Long chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp trước biến đổi khí hậu, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 02-11-2016.
(2) Lê Anh Tuấn, 2009, Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, Diễn đàn Bảo tồn đồng bằng sông Cửu Long.
(3) GS.TSKH, Trương Quang Học, Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thụy Điển (SEMLA ), Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tình hình thời tiết nước ta có nhiều biến động, ảnh hưởng đến sản xuất của các ngành kinh tế; đồng thời cũng ảnh hưởng không ít đến đời sống xã hội, điển hình như sau:
Thứ nhất, hạn hán và xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long tính đến hết tháng 4-2016 là 9.020 tỷ đồng. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Ninh Thuận, Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất. Ở vụ Mùa và Thu Đông năm 2015, có khoảng 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha; vụ Đông xuân 2015 - 2016, 8 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long là Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Bạc Liêu và Hậu Giang đã xuống giống hơn 971.200 ha (chiếm 62,2% diện tích lúa của toàn vùng), trong đó khoảng 339.234 ha có nguy cơ bị hạn hán, xâm nhập mặn (chiếm 35,51% diện tích xuống giống của vùng ven biển) (1). Bên cạnh đó, đến tháng 4-2016, hạn hán và xâm nhập mặn cũng đã gây thiệt hại cho các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ với 129.000 ha cây công nghiệp, 50.000 ha cây ăn quả, 19.000 ha hoa màu, 5.000 ha thủy sản.
Thứ hai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, gây ra nguy cơ như cháy rừng, thiệt hại tài nguyên. Hiện tượng nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ven biển, ảnh hưởng đến thảm thực vật và hệ sinh thái. Nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Láng Sen, Trà Sư, Hà Tiên, Vồ Dơi, Bãi Bồi, Đất Mũi, Lung Ngọc Hoàng sẽ bị đe dọa ảnh hưởng, sự bền vững trở nên mong manh hơn. Một số sinh vật ở những khu vực này có thể bị tiêu diệt, nhưng một số côn trùng (như muỗi, sâu bệnh) có thể sẽ gia tăng số lượng (2).
Thứ ba, bão lũ gây thiệt hại đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong gần 20 năm qua, Việt Nam có nhiều trận mưa lũ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại cả người và của. Trước hết là trận lũ năm 1999, bắt đầu vào đêm 01-11-1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Từ Quảng Trị đến Bình Định đều chìm trong biển nước, nhấn chìm 20 huyện, thị xã Miền Trung, làm 595 người chết, 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 3.800 tỷ đồng (theo giá năm 1999). Kế đến là trận lũ năm 2008, đây được coi là trận lụt lịch sử của Hà Nội, với lượng mưa lớn nhất trong vòng 100 năm. Gần 13.000 hộ dân ven đê sông Hồng bị ngập nhà cửa, các hồ chứa đã tràn nước. Trong 5 năm từ 2010 đến 2015, các tỉnh miền Trung liên tiếp bị lũ lụt tàn phá, cụ thể: Năm 2010, Hà Tĩnh gặp trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua; đến năm 2011, miền Trung cũng gặp trận lũ đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu và làm 55 người thiệt mạng. Ngày 15-10-2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Các tỉnh miền Bắc Việt Nam trong khoảng thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2015. Đây là thiên tai gây ra thiệt hại rất lớn, làm đình trệ sản xuất, ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp ở phía Bắc nước ta, nhất là ngành than.
Thứ tư, tác động của BĐKH tới tài nguyên nước Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu người cả mặt nước và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400 m3/người/năm (so với bình quân thế giới là 7.400 m3/người/năm) (3). Hạn hán và xâm nhập mặn tập trung ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, ven biển miền Trung và vùng đồng bằng sông cửu Long. Theo thống kê mới nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho thấy, do tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, đến tháng 4-2016 gần 475.000 hộ dân đã bị thiếu nước sinh hoạt. Trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Việt Nam có nhiều yếu tố không bền vững. Sự suy thoái tài nguyên nước ngày một tăng về cả số lượng và chất lượng do nhu cầu về nước ngày một lớn, khai thác, sử dụng bừa bãi, thiếu quy hoạch và đặc biệt là sự suy giảm đến mức báo động của rừng đầu nguồn.
Thứ năm, biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch Việt Nam. Do nước ta có bờ biển dài nên du lịch biển, đảo là một thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam. Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở ba khía cạnh: Tác động đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch trong đó có cả những tài nguyên du lịch tự nhiên đã hình thành, tồn tại hàng triệu năm qua như Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tiếp theo là các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí huỷ tour du lịch khi thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra. Biến đổi khí hậu cũng tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí.
Cần có những giải pháp hợp lý nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước thách thức của biến đổi khí hậu
Trước những tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới cần có những giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, các giải pháp đó là:
Một là, Việt Nam tham gia những công ước và ban hành những chủ trương đúng đắn để ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Nhận thức rõ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tháng 12 năm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt. Đây là một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững. Ngày 13-10-2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 3815/BTNMT- KTTVBĐKH về khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng kế hoạch hành động của mình. Ngày 05-12-2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Chiến lược này làm cơ sở cho các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch là rất cần thiết đối với nước ta trong bối cảnh hiện nay.
Hai là, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi khí hậu. Điều này cũng đã và đang được các địa phương thực hiện, như: Vùng xâm nhập mặn ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng chuyển sang trồng màu, đặc biệt là hành tím, sử dụng ít nước; những vùng nhiễm mặn của Bạc Liêu đã chuyển sang nuôi tôm. Chuyển những diện tích lúa hay đất nông nghiệp không hiệu quả sang trồng cây trồng khác hoặc phát triển ngành khác có hiệu quả hơn.
Ba là, xây dựng những kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho từng vùng và từng địa phương. Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2). Các kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980 - 1999 (cũng là thời kỳ được chọn trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC).
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng phiên bản năm 2015 được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa và bổ sung kịch bản công bố năm 2012. Các số liệu thực đo về khí tượng thủy văn và mực nước biển của Việt Nam được cập nhật đến năm 2014.
Bốn là, cần cảnh báo sớm thiên tai. Đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Bảo đảm việc cảnh báo thiên tai phải chính xác, kịp thời chủ động. Đến năm 2020, phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn có mật độ trạm tương đương với các nước phát triển và tự động hóa trên 90% số trạm; tăng cường các hệ thống đo đạc từ xa, bảo đảm theo dõi liên tục các biến động về thời tiết, khí hậu, tài nguyên nước, đáp ứng đầy đủ dữ liệu cho dự báo khí tượng thủy văn theo phương pháp tiên tiến và các nhu cầu khác.
Năm là, xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với điều kiện gia tăng thiên tai do biến đổi khí hậu; củng cố, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai trọng điểm, cấp bách. Đến năm 2050, hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo hiện tượng khí hậu cực đoan đạt mức tiên tiến trên thế giới.
Sáu là, bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học. Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế; bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái, các giống, loài có sức chống chịu tốt với các thay đổi khí hậu; bảo vệ và bảo tồn nguồn gien và các giống loài có khả năng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.
Bảy là, phát triển khoa học - công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu. (1) Tăng cường các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. (2) Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, nhiên liệu, vật liệu mới trong giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng cường sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, sản xuất trọng điểm tiến tới phát triển nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh.
Tám là, tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về biến đổi khí hậu. Trước hết là tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan; tích cực, chủ động, sáng tạo xây dựng các thỏa thuận, ký kết các hiệp định đa phương và song phương về biến đổi khí hậu. Tiếp theo là chỉnh sửa, bổ sung hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách phù hợp với luật pháp và các thỏa thuận, hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên. Cuối cùng là tăng cường trao đổi thông tin với các nước có liên quan về biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các quốc gia. Việc làm này có thể tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: Tổ chức các đoàn đi tham quan học hỏi, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế.
Chín là, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư một cách hiệu quả. Đây là việc làm thiết thực nên trước hết phải tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước và tăng cường vận động từ nguồn tài trợ quốc tế; xây dựng các cơ chế, thiết chế tài chính phù hợp với các chính sách quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm huy động và phát huy hiệu quả các nguồn vốn quốc tế cho ứng phó trước tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia các chương trình quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhằm tận dụng sự hỗ trợ về tài chính, công nghệ, nâng cao khả năng tổ chức, triển khai các chương trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mặt khác, cần tăng cường công tác quản lý, phối hợp một cách có hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao, đặc biệt ưu tiên các dự án cấp bách, không thể trì hoãn. Bên cạnh đó là khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp, đầu tư tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu./.
------------------------------------------------------
(1) Phước Minh Hiệp, 2016, Đồng bằng sông Cửu Long chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp trước biến đổi khí hậu, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 02-11-2016.
(2) Lê Anh Tuấn, 2009, Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, Diễn đàn Bảo tồn đồng bằng sông Cửu Long.
(3) GS.TSKH, Trương Quang Học, Chương trình Hợp tác Việt Nam - Thụy Điển (SEMLA ), Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Những vấn đề cơ bản cần giải quyết về công tác dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (29/11/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân viếng lãnh tụ Cuba Fidel Castro  (29/11/2016)
Việt Nam - Nhật Bản tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng lần 4  (29/11/2016)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 21-11 đến ngày 27-11-2016)  (29/11/2016)
Nhật Bản và Trung Quốc tổ chức cuộc đối thoại an ninh 2+2  (28/11/2016)
Hỗ trợ 10 tỉnh khắc phục thiệt hại do bão, mưa lũ  (28/11/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay