Việt Nam - Nhật Bản tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng lần 4
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 29-11, Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 4 đã diễn ra tại Tokyo dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Ro Manabe, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản.
Tại cuộc Đối thoại, hai bên bày tỏ sự hài lòng trước việc hợp tác quốc phòng song phương đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng với Nhật Bản theo hướng thực chất, hiệu quả, toàn diện và bền vững; đưa hợp tác quốc phòng trở thành một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn cấp cao; duy trì và nâng cao chất lượng của cơ chế Đối thoại chính sách quốc phòng; tiến hành trao đổi giữa các viện nghiên cứu; tổ chức giao lưu, tham vấn giữa ba quân chủng của hai bên để tăng hợp tác thực chất, sự tin cậy lẫn nhau.
Cùng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề an ninh biển, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Ro Manabe cho rằng hai bên cần tiếp tục phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực này một cách thực chất. Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận tàu hải quân Nhật Bản vào thăm viếng các cảng của Việt Nam, cũng như sử dụng dịch vụ hậu cần, kỹ thuật tại Cảng quốc tế Cam Ranh.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn trên biển; hợp tác giữa các lực lượng thực thi luật pháp trên biển.
Tại cuộc đối thoại, phía Việt Nam và phía Nhật Bản cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực khác như: đào tạo, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, an ninh mạng…
Về lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Nhật Bản trong thời gian qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ các dự án và mong muốn hai bên sớm ký Bản ghi nhớ hợp tác rà phá bom mìn giữa chính phủ hai nước, thúc đẩy hợp tác giữa Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) với Trung tâm hành động bom mìn và hỗ trợ tái thiết Nhật Bản (JDRAC).
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh mong muốn phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam một dự án tẩy độc điôxin/da cam, giúp Việt Nam nâng cao năng lực xử lý đất nhiễm độc và tẩy độc trên người, tiến tới ký Bản ghi nhớ hợp tác tẩy độc dioxin/da cam giữa hai bên.
Với chủ trương phát triển hợp tác công nghiệp quốc phòng với các sản phẩm lưỡng dụng, nhân dịp cuộc Đối thoại, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã chứng kiến Thiếu tướng Đoàn Hùng Minh, Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và đối tác Nhật Bản ký Bản tham chiếu về hợp tác công nghiệp quốc phòng song phương.
Hai bên thống nhất việc Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam sản xuất các sản phẩm công nghiệp quốc phòng công nghệ cao theo hướng lưỡng dụng và phát triển thị trường.
Tại cuộc Đối thoại, hai bên cũng khẳng định tiếp tục phối hợp tốt trên các diễn đàn đa phương. Việt Nam hoan nghênh Nhật Bản phát triển quan hệ quốc phòng với ASEAN.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam ủng hộ sáng kiến “Tầm nhìn Viêng Chăn” về hợp tác quốc phòng ASEAN-Nhật Bản.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó nhấn mạnh việc giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tầm quan trọng của việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và thượng tôn pháp luật.
Cùng ngày, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chào xã giao bà Tomomi Inada, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Bà Tomomi Inada đánh giá cao kết quả cuộc Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 4 và mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam sang thăm Nhật Bản vào thời gian thích hợp.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời thăm hỏi nồng ấm và lời mời của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản sớm sang thăm Việt Nam.
Nhân dịp dự Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 4, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã gặp Phó Ban thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Bản Kanehara Nobukatsu, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nhật Bản Nubuo Kishi.
Trong thời gian ở Nhật Bản, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã thăm Viện Nghiên cứu Chính sách quốc tế của Nhật Bản./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 21-11 đến ngày 27-11-2016)  (29/11/2016)
Nhật Bản và Trung Quốc tổ chức cuộc đối thoại an ninh 2+2  (28/11/2016)
Hỗ trợ 10 tỉnh khắc phục thiệt hại do bão, mưa lũ  (28/11/2016)
Thủ tướng Chính phủ: Không để tình trạng “tháng Giêng là tháng ăn chơi”  (28/11/2016)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tham dự Hội nghị APA-9  (28/11/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri  (28/11/2016)
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay