Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng

Nguyễn Phú Trọng - Tiếp tục chăm lo xây dựng Nhà nước thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Lời Bộ Biên tập: Ngày 21-7-2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn bài phát biểu này.

Lê Hồng Anh - Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, đóng góp nhiều hơn nữa về việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Lời Bộ Biên tập: Ngày 27-8-2011, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động của Hội đồng nhiệm kỳ 2006 - 2010. Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này.

Trần Đại Quang - Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác công an góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng

Sau khi thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, chúng ta luôn kiên trì giữ vững và ổn định đất nước để phát triển. Có được sự ổn định quý báu đó, Công an nhân dân đã không quản khó khăn, hy sinh quên mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập nhiều kỳ tích, không ngừng bồi đắp và xây dựng nên truyền thống vẻ vang của lực lượng mình.

Hội thảo khoa học - thực tiễn

Văn kiện đại hội XI của Đảng: một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Lời Bộ Biên tập: Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17-3-2011, của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, ngày 23-8-2011 tại Hà Nội, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Văn kiện Đại hội XI của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Báo cáo Đề dẫn của PGS, TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Tổng thuật Hội thảo và một số bài tham luận tại Hội thảo.

*** Báo cáo đề dẫn

*** Tổng thuật Hội thảo

Nguyễn Văn Huyên - Đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch  Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa, tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân: xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa  phồn vinh.

Phạm Xuân Nam - Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ

Các văn kiện Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, quan điểm mới nhằm tiếp tục giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020. Để cụ thể hóa những chủ trương, quan điểm này, cần có các cơ chế, giải pháp đồng bộ, thích hợp, như tái cấu trúc nền kinh tế, đối xử bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp, thực hiện nhất quán nguyên tắc phân phối mới, hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội...

Lưu Văn Sùng - Lựa chọn mô hình phát triển trong điều kiện hiện nay

Lịch sử phát triển các mô hình kinh tế cho thấy, nhân loại đã trải qua hai lần thất bại: Thất bại của thị trường tự do tư bản thiếu sự quản lý, điều tiết của nhà nước vào thế kỷ XVIII - XIX; và thất bại của nhà nước phi thị trường (mô hình Xô-viết trong thế kỷ XX). Để khắc phục hai sự thất bại ấy đã ra đời ba loại hình kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường tự do (ở Tây Âu và Bắc Mỹ); kinh tế thị trường xã hội (Đức và các nước Bắc Âu); kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc) và định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam).

Nguyễn Trọng Chuẩn - Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và sự phát triển bền vững

Kể từ khi Đảng ta đề ra đường lối công nghiệp hóa và lãnh đạo tiến hành công cuộc công nghiệp hóa trong thực tiễn nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nông nghiệp lạc hậu và kém phát triển đến nay đã tròn nửa thế kỷ. Tuy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng cũng còn không ít vấn đề cần suy ngẫm.

Nghiên cứu - Trao đổi

Nguyễn Mạnh Hà - Ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945    

Cách đây 66 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, toàn thể nhân dân ta đã nhất tề đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa, lật đổ và xóa bỏ sự thống trị của chế độ phong kiến hàng nghìn năm, chế độ thực dân hơn 80 năm, chế độ phát - xít quân phiệt, giành độc lập dân tộc, đem lại quyền làm chủ cho nhân dân. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, những bài học của Cách mạng Tháng Tám vẫn có ý nghĩa thời sự quý báu, góp phần tạo nên những thành công, diện mạo và vị thế mới của đất nước.

Nguyễn Xuân Yêm - Bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Đại hội XI của Đảng: nhìn từ góc độ an ninh phi truyền thống

Đề cập tới các nhiệm vụ tăng cường quốc phòng an ninh, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Phạm Xuân Hằng - Thực hành dân chủ trong Đảng là điều kiện xây dựng Đảng vững mạnh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là sự hòa quyện một cách nhuần nhuyễn mối quan hệ cách mạng và khoa học, dân tộc và dân chủ, Đảng và dân. Triết lý dân chủ của Người là những chỉ giáo sinh động để chúng ta tiếp tục xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà trước hết là trong nội bộ tổ chức đảng.

Trần Tiến Cường - Nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn kinh tế nhà nước

Để kinh tế nhà nước tiếp tục khẳng định được vai trò chủ đạo theo tinh thần Đại hội XI của Đảng, thì việc tìm hướng đi và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế nhà nước là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay.

Mai Hải Oanh - Quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng thị trường các sản phẩm văn hóa ở nước ta hiện nay

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với chính sách “kinh tế trong văn hóa”, “văn hóa trong kinh tế” được Đảng ta chủ trương trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (năm 1998) đã làm cho thị trường các sản phẩm văn hóa nước ta từng bước hình thành và phát triển phong phú, đa dạng. Vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước quản lý thị trường các sản phẩm văn hóa như thế nào để văn hóa vừa giữ chức năng xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, vừa tham dự hiệu quả vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Thực tiễn - Kinh nghiệm

 Lương Ngọc Bính - Đảng bộ tỉnh Quảng Bình tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm, mưa nhiều, nhưng bù lại thiên nhiên cũng đã ban tặng cho Quảng Bình nhiều thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt là Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 6 huyện và một thành phố (Đồng Hới), trong đó có 2 huyện miền núi, nơi đời sống của người dân còn không ít khó khăn.  Truyền thống “Quảng Bình quật khởi”, “Quảng Bình hai giỏi” trong chiến tranh cách mạng là niềm tự hào để Quảng Bình vươn lên, xây dựng quê hương trong thời kỳ mới.

Nguyễn Thị Hằng - Đổi mới dạy nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nguồn nhân lực kỹ thuật

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao. 

Nguyễn Tấn Phát - Mạnh dạn tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong giáo dục và đào tạo

Sứ mệnh, vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo ngày càng được nhận thức như là một lĩnh vực dẫn dắt xã hội trong việc sản sinh ra tri thức toàn cầu, trong việc ứng phó với thách thức toàn cầu... Tất cả các quốc gia muốn không bị nhấn chìm trong dòng thác hòa nhập và cạnh tranh toàn cầu đều đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, đều coi phát triển nhanh và bền vững giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.

Cao Văn Thống - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong tình hình hiện nay

Công tác kiểm tra, giám sát là những công cụ hữu hiệu và là chức năng lãnh đạo quan trọng của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra và xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh thì những người cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm tra, giám sát, coi đó như là “những nhiệm vụ đã trở thành tự nhiên đối với những người xã hội chủ nghĩa sau khi đã giành được chính quyền”. Công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa, tác dụng quan trọng trong sửa chữa, uốn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm; tạo ra tinh thần trách nhiệm cao và kỷ luật nghiêm ngặt ở mỗi cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh cuộc đấu tranh “chống chủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm phát hiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi đảng những kẻ lén lút chui vào đảng”.

Sinh hoạt tư tưởng

Văn Hải - Tài lộc viển vông?

Thế giới: Vấn đề - Sự kiện   

Hải Sơn - Phong trào không liên kết: đổi mới để khẳng định vai trò sau 50 năm tồn tại

Hội nghị cấp Bộ trưởng Phong trào Không liên kết lần thứ 16 (từ ngày 25 đến 27-5-2011) diễn ra tại In-đô-nê-xi-a trong bối cảnh thế giới phức tạp không kém so với thời điểm 50 năm trước - ngày Phong trào Không liên kết ra đời. Với chủ đề: “Chia sẻ tầm nhìn về các đóng góp của Phong trào Không liên kết trong 50 năm tiếp theo”, các nhà lãnh đạo của các nước thành viên không những khẳng định sự cần thiết của Phong trào trong thế giới đương đại mà còn tỏ rõ quyết tâm mong muốn thúc đẩy Phong trào phát triển lên một tầm cao mới.

Duy Chiến - Công ước luật biển năm 1982 của liên hợp quốc và sự tham gia của Việt Nam

Công ước Luật Biển năm 1982 xác định một cách toàn diện quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển; quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế. Đồng thời, Công ước cũng quy định lập các thiết chế quốc tế liên quan đến hoạt động biển, như Tòa án Luật Biển quốc tế, Cơ quan Quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước này (năm 1994).

Trần Nguyễn Tuyên - Kinh tế thế giới đối mặt với những thách thức mới

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD),… kinh tế thế giới tuy đang có xu hướng phục hồi, nhưng sự phục hồi đó không đồng đều, tốc độ phục hồi chậm lại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mới. Điều đáng nói là, các trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới đang phải đối mặt với những bất ổn không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn đang phải chứng kiến những bất ổn, xung đột trong xã hội.