Tỉnh Ninh Bình: Mô hình phát triển xanh dựa trên lợi thế tài nguyên văn hóa
TCCS - Phát triển “kinh tế xanh” là một trong những định hướng quan trọng mà tỉnh Ninh Bình tập trung triển khai thực hiện trong những năm vừa qua. Trong đó, văn hóa được xem là nguồn lực và động lực quan trọng nhằm thúc đẩy hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh. Việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người vùng đất cố đô Hoa Lư được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa
Văn hóa được hiểu như là năng lực sáng tạo hướng tới các giá trị nhân văn, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Do đó, văn hóa là phạm trù chỉ thuộc tính của con người (cá nhân và cộng đồng), đánh giá trình độ và chất lượng sống của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội. Do đó, phát triển văn hóa là phát triển năng lực và phẩm chất của con người, của cộng đồng, kết tinh vào nhân cách, cốt cách, bản lĩnh của con người trong mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đây chính là nguồn gốc sản sinh ra các giá trị văn hóa vật chất và các giá trị văn hóa tinh thần, phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Bên cạnh đó, văn hóa được hiểu là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng dựa trên sự phát triển của cơ sở hạ tầng mà cốt lõi là kinh tế. Kinh tế là cơ sở, là điều kiện để phát triển văn hóa. Văn hóa phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và có tác động năng động đối với tồn tại xã hội, đối với kinh tế. Vì vậy, muốn xây dựng và phát triển nền văn hóa thì phải phát triển kinh tế, chống chủ nghĩa duy tâm, giáo điều - muốn xây dựng nền văn hóa cao trong khi nền kinh tế còn thấp kém, lạc hậu.
Như vậy, xét trong mối tương quan giữa chính trị, kinh tế, xã hội thì văn hóa là một bộ phận đóng vai trò trụ cột như các lĩnh vực khác, cần có sự quan tâm đầy đủ và đồng bộ để tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong quá trình phát triển. Phát triển văn hóa ở đây chính là phát triển các lĩnh vực hoạt động văn hóa, từ việc xây dựng con người, trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tới xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học nghệ thuật, truyền thông đại chúng, giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa...
Nhìn một cách tổng quát, phát triển kinh tế chính là tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển văn hóa và con người, tạo điều kiện để con người có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, sản xuất, truyền bá và thụ hưởng các giá trị văn hóa ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế bền vững với bảo đảm các vấn đề xã hội và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là mục tiêu hàng đầu. Nền kinh tế được xác định là nền kinh tế thị trường nhân văn, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết và quản lý thống nhất của Nhà nước, để vừa bảo đảm tự do cho kinh tế thị trường phát triển, vừa bảo đảm định hướng chính trị ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế và văn hóa là nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người. Đây chính là điểm tương đồng, nơi hội tụ định hướng phát triển của kinh tế và văn hóa. Sự khác biệt giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa ở đây chính là sự khác biệt về vai trò, chức năng xã hội trong việc tham gia vào quá trình phát triển con người để tạo nên sự phát triển tổng thể cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người (bao gồm cá nhân và cộng đồng, dân tộc và nhân loại, các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau).
Cũng cần nhấn mạnh, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa không phải là mối quan hệ cơ học, tách biệt hoặc đối lập nhau mà là quan hệ biện chứng, thể hiện ở chất lượng phát triển bền vững của quốc gia. Nếu phát triển kinh tế để xây dựng nền tảng vật chất thì phát triển văn hóa để tạo dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Sự phát triển đồng bộ của hai lĩnh vực trọng yếu này góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước. Định hướng giá trị cốt lõi của phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển nhân cách của mỗi con người.
Quy hoạch, tầm nhìn và lợi thế phát triển văn hóa của tỉnh Ninh Bình
Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 218/QĐ-TTg, ngày 4-3-2024, của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Quy hoạch tỉnh Ninh Bình bảo đảm thống nhất, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn 2021 - 2030, Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tỉnh Ninh Bình lựa chọn mô hình phát triển xanh dựa trên các ngành kinh tế trụ cột, các hành lang phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá.
Trong đó, 4 ngành kinh tế trụ cột, gồm: 1- Lấy du lịch, công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế di sản làm mũi nhọn; 2- Lấy công nghiệp cơ khí ô-tô làm động lực thúc đẩy một số ngành công nghiệp công nghệ cao; 3- Lấy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá; 4- Lấy nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ. Quy hoạch tỉnh đã lựa chọn mô hình phát triển “xanh” dựa trên 4 ngành kinh tế trụ cột, 3 hành lang phát triển. Trong đó 4 ngành kinh tế trụ cột là du lịch, công nghiệp văn hóa; công nghiệp cơ khí ô tô; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá; nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm làm trụ đỡ. Đồng thời phát triển trên 3 hành lang: Bắc - Nam, Đông - Tây và hành lang ven biển.
Quy hoạch đặt mục tiêu: Đến năm 2030, Ninh Bình là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội văn minh, nhân dân hạnh phúc.
Đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; một trung tâm hàng đầu đất nước về công nghiệp cơ khí giao thông hiện đại; một trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các tỉnh phía nam Vùng đồng bằng sông Hồng. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Ninh Bình là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới; có vị thế, giá trị thương hiệu cao trong mạng lưới di sản sở hữu danh hiệu UNESCO; là một trong những địa phương đi đầu đưa phát thải khí nhà kính về mức “0” của Việt Nam, tiêu biểu về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh, chính trị ổn định, kinh tế thịnh vượng, xã hội phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Một số khuyến nghị
Thứ nhất, tỉnh Ninh Bình cần có cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, vượt trội để đảm đương được sứ mệnh to lớn trong gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa, di sản nhân loại; đồng thời tạo động lực để tỉnh có thêm cơ hội phát huy nội lực và huy động nguồn lực phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là đô thị đặc thù về giá trị di sản.
Thứ hai, bảo đảm môi trường, an ninh, an toàn để thu hút khách du lịch. Đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao ý thức cho cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trong việc xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống các tệ nạn xã hội; kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch, lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội để hoạt động thu lợi bất chính, mê tín dị đoan gây ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch tỉnh Ninh Bình.
Thứ ba, tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu” sang “xanh” gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tích cực; đặc biệt, là chuyển dịch cơ cấu trong nội tại ngành kinh tế theo hướng xanh, ứng dụng khoa học - công nghệ và tạo ra giá trị lớn; phát triển đồng thời cả 3 lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tạo sự cân bằng, hài hòa, chênh lệch không quá lớn giữa nông thôn và đô thị trong tỉnh.
Thứ tư, thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại đầu tư theo hướng “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, hướng nguồn lực công vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm, tạo nền tảng “kích thích” thu hút khu vực tư nhân đầu tư theo định hướng phát triển của tỉnh. Theo đó, nguồn lực đầu tư công được tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu bảo đảm yêu cầu phòng, chống lụt bão, biến đổi khí hậu; hạ tầng giao thông trọng điểm phục vụ liên kết vùng, liên vùng, mở rộng không gian, tạo dư địa và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; hạ tầng du lịch, các thiết chế văn hóa tạo kiến trúc cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại gắn với xây dựng biểu tượng đặc trưng trong phát triển du lịch. Đặc biệt, trong lĩnh vực giao thông được xác định là then chốt trên quan điểm khi hệ thống giao thông hình thành sẽ kết nối các vùng, tiểu vùng giúp chuyển hóa tiềm năng thành nguồn lực, đặc biệt là thúc đẩy vốn hóa đất đai, tiềm năng về cảnh quan du lịch và giao thông kéo đến đâu thì tư duy, tập quán, thói quen tiểu nông của người dân thay đổi nhờ giao thương, giao lưu văn hóa được thúc đẩy./.
Ninh Bình: Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn hệ sinh thái và bảo vệ môi trường  (11/11/2024)
Các tôn giáo chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình  (10/11/2024)
Huyện ủy Kim Sơn tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên là người có đạo  (10/11/2024)
Tỉnh Ninh Bình chú trọng phát huy tổng thể các nguồn lực, trong đó có các tổ chức tôn giáo để xây dựng nông thôn mới  (07/11/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển