Tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp ở Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam
15:54, ngày 17-04-2019
TCCSĐT - Việc các quốc gia chủ động trong việc hướng tới nền kinh tế các bon thấp là một hướng đi, góp phần giảm thiểu các nguy cơ do biến đổi khí hậu. Hơn nữa, người tiêu dùng đang ngày càng yêu cầu cao về việc được sử dụng các sản phẩm an toàn với khí hậu, các doanh nghiệp ngày càng có trách nhiệm đối với việc phát thải khí nhà kính đã mở ra những hướng đi mới cho ngành công nghiệp hàng hóa các bon thấp. Vì thế xem xét kinh nghiệm phát triển kinh tế các bon thấp là cần thiết cho Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề toàn cầu đang nhận được quan sự tâm sâu sắc của các nước trên thế giới. Biến đổi khí hậu đang và sẽ tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu trong hiện tại cũng như tương lai. Chính vì vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi quốc gia trên thế giới.
Báo cáo “Kinh tế xanh và thương mại: Xu hướng, cơ hội và thách thức” của UNEP (2013) cho thấy, tăng trưởng xanh sẽ mang đến nhiều cơ hội cho phát triển thương mại bền vững với việc đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm thân thiện môi trường, hàng hóa và dịch vụ môi trường. Theo đó, các nước đang phát triển với lợi thế về phát triển tài nguyên tái tạo sẽ có cơ hội phát triển các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bền vững.
Là quốc gia có lượng phát thải cao nhất trên thế giới, hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế về yêu cầu giảm mức khí thải. Trong khi đó, quốc gia này cũng phải cố gắng duy trì mức tăng trưởng kinh tế hằng năm 7%, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả leo thang và nguy cơ bất ổn xã hội tăng cao.
Kế hoạch 5 năm mới đây nhất của Trung Quốc mang đầy tham vọng với cam kết giảm cường độ sử dụng năng lượng (năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị GDP) xuống 16% và giảm cường độ phát thải CO2 (CO2 phát thải trên một đơn vị GDP) xuống 17% so với năm 2010. Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng với mức tăng trưởng hằng năm 15% và mức tổng sản lượng đạt 720 tỷ USD trước năm 2015 (tương đương 2% GDP).
Để đạt được kế hoạch đề ra, Trung Quốc đã tập trung áp dụng chính sách tăng trưởng xanh, tập trung vào 6 nhóm chính sách chủ yếu sau: Chính sách về năng lượng, chính sách công nghiệp, chính sách thị trường, chính sách tiêu dùng với sự tham gia trực tiếp của khu vực công trong thực hiện các hành động xanh và luật về mua sắm công xanh, chính sách về đầu tư (như đầu tư công về hạ tầng năng lượng), các chính sách về đổi mới công nghệ xanh trong công nghiệp và năng lượng, cuối cùng là các các chính sách quản lý.
Trước hết, Trung Quốc đã xây dựng các chính sách và chương trình cụ thể, tập trung vào ban hành các tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa tiết kiệm năng lượng. Nhãn tiết kiệm năng lượng được áp dụng bắt buộc cho một số hàng hóa như điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt, balast đèn huỳnh quang. Từ năm 2010 đã thực hiện dán nhãn đối với hàng hóa là nồi cơm điện, quạt điện…
Nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế, "Luật tiêu thụ bền vững" và "Luật mua sắm xanh" được ban hành. Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng các hàng hóa xanh được tăng lên trong ngắn hạn. Trợ cấp cho các hàng hóa sử dụng điện hiệu quả, xe ôtô năng lượng mới. Trong trung và dài hạn, thuế thải carbon và thuế môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện.
Kế hoạch nâng cao nhận thức quốc gia và các hoạt động giáo dục đã được triển khai, bao gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và hệ thống giáo dục. Trong trung và dài hạn, một Giải thưởng quốc gia sẽ được thực hiện như “Doanh nghiệp xanh”, “Cộng đồng xanh”, “Trường học xanh".
Trung Quốc thiết lập một hệ thống thông tin công khai liên quan đến pháp luật, tiêu chuẩn, thủ tục tố tụng hành chính, công nghệ và các hàng hóa. Theo định hướng trên, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành và thực thi một số chính sách sau đây:
Xây dựng một hệ thống thuế xanh và tăng chi tiêu ngân sách cho sự phát triển của nền kinh tế carbon thấp
Kết hợp chi phí môi trường và suy thoái tài nguyên trong việc định giá năng lượng, điều này bao gồm: tăng phí ô nhiễm; tăng phạm vi thu; từng bước thay thế phí ô nhiễm bằng các loại thuế ô nhiễm; và bảo đảm "người gây ô nhiễm phải trả tiền".
Hỗ trợ tài chính cho tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và đổi mới công nghệ các bon thấp, bao gồm:
- Các hàng hóa và công ty tiết kiệm năng lượng sẽ được giảm thuế hoặc trợ cấp trực tiếp; và tiết kiệm năng lượng sẽ được coi trọng hơn trong mua sắm chính phủ.
- Giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với thiết bị năng lượng tái tạo; cung cấp các khoản trợ cấp cho các hộ gia đình mua tấm lợp năng lượng mặt trời hoặc máy phát điện gió nhỏ.
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển các bon thấp; giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện các bon thấp nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ.
- Tăng cường các kênh tài trợ: Trong tương lai gần, các quỹ của chính phủ hiện tại phải được tổ chức lại và tiêu chuẩn hóa với định hướng chuyển dịch sang các quỹ xây dựng, phát triển năng lượng bền vững, tập trung vào tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và đổi mới công nghệ. Trong trung và dài hạn, một phần doanh thu từ thuế nhiên liệu, năng lượng và các bon bổ sung có thể được phân bổ cho quỹ phát triển bền vững.
Cải thiện và tăng cường thực thi pháp luật, quy định, tiêu chuẩn
- Hoàn thiện pháp luật về sản xuất và chuyển giao năng lượng, tiết kiệm năng lượng, chất thải rắn và ngành lâm nghiệp: Ban hành và thực hiện Luật Năng lượng, rà soát và tiếp tục khuyến khích các quy định về các bon thấp trong ngành than, điện, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo.
- Từng bước thực hiện hệ thống ghi nhãn "dấu chân các bon" và dần dần mở rộng phạm vi của chương trình này. Nâng cao nhận thức cộng đồng để chuyển sang tiêu thụ các hàng hóa thân thiện môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các hàng hóa này.
Các nội dung cơ bản trong chính sách năng lượng của Trung Quốc, bao gồm: ưu tiên tiết kiệm tài nguyên, dựa vào các nguồn tài nguyên trong nước; phát triển đa dạng các nguồn năng lượng; thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; và tăng cường hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.
Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc được coi là bộ luật định hướng cho sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo. Bộ luật đã cung cấp một loạt các ưu đãi tài chính như lập quỹ quốc gia để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cho vay, ưu đãi về thuế cho các dự án năng lượng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lưới điện mua các nguyên liệu từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo đã đăng ký. Sự kết hợp giữa đầu tư và các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện cho những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phương, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua-bin gió của địa phương trong các công trình.
Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá thông qua mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu cũng được sử dụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc. Chính phủ đã điều chỉnh lại các bảng giá dầu mỏ và than nhằm khuyến khích việc giảm tiêu thụ các loại năng lượng này; đồng thời xây dựng một loạt các biện pháp khác nhau về thuế quan và tài chính. Để nâng cao nhận thức của người dân về những lợi ích trong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhiều chiến dịch truyền thông trên truyền hình cả ở cấp Trung ương lẫn địa phương đã được thực hiện. Trung Quốc cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và chiến dịch truyền thông, đặc biệt phải kể tới “Tuần lễ tiết kiệm năng lượng” hay những cuộc triển lãm về công nghệ giảm cường độ năng lượng tại nhiều tỉnh, thành khác nhau.
Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển. Định hướng Quốc gia về Chương trình phát triển Khoa học và Công nghệ (2006 - 2020) được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành ngày 09-02-2006 xác định rõ: Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao; Tăng cường đáng kể đầu tư vào khoa học và công nghệ; Hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới doanh nghiệp. Phát triển các công nghệ mũi nhọn (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lượng mới); Tăng cường nghiên cứu các công nghệ then chốt (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; y dược…). Đây là Kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ dài hạn nhất từ trước đến nay. Trung Quốc xác định đến năm 2020 sẽ đạt được những đột phá về khoa học và công nghệ có tầm ảnh hướng lớn trên thế giới và đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất trên thế giới.
Thông qua việc cho phép thành lập các khu phát triển công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định và luật lệ liên quan như quy định về phạm vi các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao được phát triển, bao gồm: vi điện tử, thông tin điện tử, không gian và vũ trụ, năng lượng mới và năng lượng hiệu quả cao, sinh thái và bảo vệ môi trường… và các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống đang được sử dụng hiện nay.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đặc khu kinh tế theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các đặc khu kinh tế này đều gây ô nhiễm môi trường, nên hiện nay các nhà lãnh đạo đang nỗ lực hướng đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững, thông qua các đặc khu kinh tế “xanh”. Trung Quốc đã chọn ra 2 nhóm thành phố ở miền Trung làm “đầu tàu” áp dụng các chính sách phát triển bền vững và thân thiện môi trường là nhóm Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc và nhóm Chu Châu thuộc tỉnh Hồ Nam. Theo đó, các thành phố liên quan sẽ phải đi tiên phong trong việc áp dụng chính sách mới, khác với các phương thức truyền thống về công nghiệp hóa và đô thị hóa. Những thành phố được chọn phần lớn đều có nền công nghiệp lạc hậu, đã khai thác đến kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Các thành phố này bị tụt hậu cũng vì kiểu phát triển bất chấp hậu quả.
Mô hình phát triển nền kinh tế các bon thấp của Trung Quốc được vạch ra dựa trên 5 trụ cột chính sau đây:
Trụ cột 1: Nền công nghiệp các bon thấp
Tối ưu hóa và tái cấu trúc cơ cấu công nghiệp: Trung Quốc phấn đấu tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, đồng thời phát triển các ngành công nghệ cao và công nghiệp môi trường tiết kiệm năng lượng. Trong trung và dài hạn, sự phát triển và ứng dụng công nghệ mới sẽ là chìa khóa cho hoạt động tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Xây dựng và đẩy mạnh một hệ thống hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang công nghệ các bon thấp: đẩy mạnh hỗ trợ tài chính cho các cơ sở nghiên cứu và phát triển; cung cấp các giải pháp về tài trợ của chính phủ, giảm thuế, cho vay ưu đãi; và khuyến khích thương mại, thiết lập một giá cho các bon, cấp quyền nhượng quyền thương mại, mua sắm chính phủ và nâng cao tiêu chuẩn và thực hiện quy định.
Trụ cột 2: Phát triển mô hình thành phố các bon thấp
Phát triển mạnh hệ thống giao thông công cộng và tối ưu hóa cấu trúc giao thông đô thị. Chính sách cụ thể bao gồm: (i) Đẩy mạnh giao thông công cộng đô thị, hạn chế tốc độ tăng trưởng của giao thông cá nhân. (ii) Đẩy mạnh sự phát triển của đường sắt trong nội đô thành phố và đường cao tốc giữa các thành phố để tạo thành hệ thống giao thông đa chiều; (iii) Tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn về hiệu quả nhiên liệu đối với xe cơ giới, và phát triển mạnh mẽ phương tiện các bon thấp như xe điện.
Phát triển mô hình các tòa nhà đô thị các bon thấp. Chính sách cụ thể bao gồm: (i) xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, tiết kiệm năng lượng; (ii) Tăng cường các sáng kiến bảo tồn năng lượng cho các tòa nhà hiện có, khuyến khích các công ty dịch vụ năng lượng cải thiện các công trình công cộng hiện có; (iii) Hỗ trợ R&D và thương mại hóa vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng; (iv) khuyến khích người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay các thiết bị, tòa nhà các bon thấp; (v) Trình diễn mô hình của các khối nhà tiết kiệm năng lượng, các bon thấp.
Trụ cột 3: Tối ưu hóa cơ cấu năng lượng và phát triển năng lượng các bon thấp
Khoảng 90% lượng phát thải khí nhà kính ở Trung Quốc đến từ việc tiêu thụ nguồn nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng và phát triển năng lượng các bon thấp hơn đóng vai trò quan trọng giúp giảm hiệu ứng nhà kính (GHG). Theo kịch bản các bon thấp, lĩnh vực năng lượng sẽ giúp làm giảm lượng khí thải CO2 380 triệu tấn, 830 triệu tấn và 1,59 tỷ tấn vào năm 2020, năm 2030 và 2050. Để hiện thực được mục tiêu này, Trung Quốc cần giảm dần tỷ trọng than trong tiêu thụ năng lượng, tích cực phát triển việc sử dụng thủy điện, điện hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo. Một số biện pháp được áp dụng bao gồm:
- Tăng hiệu quả trong sử dụng than: (i) tỷ lệ sử dụng than trong tiêu thụ năng lượng sẽ giảm từ 70% xuống dưới 50% vào năm 2030, và khoảng 33% vào năm 2050; (ii) tăng cường đổi mới công nghệ tiên tiến trong các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch; (iii) phát triển mạnh mẽ các thế hệ nhà máy điện mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Chuyển đổi hành vi để giảm nhiên liệu các bon: Trung Quốc đang hướng tới ngành giao thông các bon thấp như xe điện, nhiên liệu sinh học và phát triển hệ thống giao thông công cộng. Đến năm 2020, năm 2030 và năm 2050, tỷ lệ tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt khoảng 8%, 12% và 14%.
- Triển khai trên quy mô lớn nguồn năng lượng các bon thấp. Trung Quốc đẩy nhanh việc xây dựng thủy điện, điện hạt nhân và năng lượng gió, thúc đẩy thương mại hóa năng lượng mặt trời vào năm 2020. Công suất phát điện các bon thấp sẽ đạt khoảng 550 triệu KW, chiếm 35% tổng công suất.
Trụ cột 4: Mô hình tiêu thụ bền vững
Tại Trung Quốc tiêu thụ cacbon thấp được mô tả thông qua nguyên tắc 6R “ Reduce - Re evaluate - Reuse - Recycle - Rescue - Re calculate”. Tăng cường khuôn khổ thể chế bằng cách ban hành "Luật tiêu thụ bền vững" và "Luật mua sắm xanh" . Đẩy mạnh nghiên cứu về tiêu chuẩn khí thải các bon ở khía cạnh tiêu thụ. Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng các sản phẩm xanh sẽ được tăng lên trong ngắn hạn. Trợ cấp cho các sản phẩm sử dụng điện hiệu quả, xe ôtô năng lượng mới. Trong trung và dài hạn, thuế thải các bon sẽ được thiết kế và thực hiện. Một kế hoạch nâng cao nhận thức quốc gia và các hoạt động giáo dục sẽ được triển khai trong thời gian tới, bao gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và hệ thống giáo dục. Giải thưởng quốc gia sẽ được thực hiện như “doanh nghiệp xanh”, “cộng đồng xanh”, “trường học xanh". Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống thông tin công khai liên quan đến pháp luật, tiêu chuẩn, thủ tục tố tụng hành chính, công nghệ và các sản phẩm.
Trụ cột 5: Quản lý sử dụng đất và khả năng hấp thụ các bon
Trong những năm gần đây, lượng các bon được lưu trữ trong các hệ sinh thái trên cạn của Trung Quốc đã tăng khoảng 190 - 260 triệu tấn mỗi năm, tương đương với khoảng 28% - 37% tổng lượng khí thải các bon của ngành công nghiệp ở Trung Quốc. Do đó hấp thụ các bon là một khía cạnh quan trọng đối với nền kinh tế các bon thấp. Có 3 khía cạnh sẽ được chú trọng gồm tăng hấp thụ các bon của rừng, tăng hấp thụ các bon trong đất trồng trọt, duy trì và tăng hấp thụ các bon trong đồng cỏ.
Từ việc định hình mô hình các bon thấp như trên, nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành và thực thi một số chính sách sau:
Một là, cải cách giá năng lượng để phản ánh cung cầu thị trường, chi phí môi trường.
Ba lĩnh vực đã được xác định: thiết lập giá cả cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng; phản ánh chi phí bên ngoài và tiêu thụ tài nguyên của phát triển năng lượng; hệ thống trợ cấp được thực hiện minh bạch và dần dần được xóa bỏ.
Hai là, xây dựng một hệ thống thuế xanh và tăng chi tiêu ngân sách cho sự phát triển của nền kinh tế các bon thấp.
Kết hợp chi phí môi trường và suy thoái tài nguyên trong việc định giá năng lượng, bao gồm: tăng phí ô nhiễm; tăng phạm vi thu; từng bước thay thế phí ô nhiễm bằng các loại thuế ô nhiễm; và bảo đảm "người gây ô nhiễm phải trả tiền".
Thuế các bon sẽ được bắt đầu sớm để thiết lập một mức giá ổn định cho sự đổi mới các bon thấp và thương mại hóa trên quy mô lớn. Trước mắt không đặt quá cao nhưng khi nền kinh tế tiếp tục phát triển và có sự chấp nhận của xã hội, thuế các bon sẽ được điều chỉnh lên.
Ba là, hỗ trợ cho đổi mới công nghệ, phổ biến và hợp tác quốc tế.
Thành lập viện nghiên cứu năng lượng quốc gia, thực hiện nghiên cứu cơ bản, phát triển, thử nghiệm và chứng nhận. Nâng cao hơn nữa các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ. Tiếp tục thực hiện các chính sách tự lực, các thiết bị trong dự án lớn phải có nguồn gốc trong nước, để thúc đẩy nội địa hóa. Thi hành các kế hoạch điều chỉnh ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, thiết lập và sử dụng các cơ chế bồi thường rủi ro cho các thiết bị sản xuất mới.
Bốn là, cải thiện và tăng cường thực thi pháp luật, quy định, tiêu chuẩn.
Hoàn thiện pháp luật về sản xuất và chuyển giao năng lượng, tiết kiệm năng lượng, chất thải rắn và ngành lâm nghiệp: ban hành và thực hiện Luật Năng lượng, rà soát và tiếp tục khuyến khích các quy định về các bon thấp trong ngành than, điện, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo.
Nâng cao tiêu chuẩn năng lượng. Cải thiện các chỉ tiêu thiết kế cho tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng chính và các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng; xây dựng, và cải thiện các tiêu chuẩn cho việc kiểm soát hệ thống sưởi và làm mát các tòa nhà.
Từng bước thực hiện hệ thống ghi nhãn "dấu chân các bon" và dần dần mở rộng phạm vi của chương trình này. Nâng cao nhận thức cộng đồng để chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm các bon thấp, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm này.
Năm là, nâng cao chất lượng thống kê và đo lường về năng lượng và các bon.
Báo cáo “Kinh tế xanh và thương mại: Xu hướng, cơ hội và thách thức” của UNEP (2013) cho thấy, tăng trưởng xanh sẽ mang đến nhiều cơ hội cho phát triển thương mại bền vững với việc đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm thân thiện môi trường, hàng hóa và dịch vụ môi trường. Theo đó, các nước đang phát triển với lợi thế về phát triển tài nguyên tái tạo sẽ có cơ hội phát triển các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bền vững.
Là quốc gia có lượng phát thải cao nhất trên thế giới, hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực trong nước và quốc tế về yêu cầu giảm mức khí thải. Trong khi đó, quốc gia này cũng phải cố gắng duy trì mức tăng trưởng kinh tế hằng năm 7%, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả leo thang và nguy cơ bất ổn xã hội tăng cao.
Kế hoạch 5 năm mới đây nhất của Trung Quốc mang đầy tham vọng với cam kết giảm cường độ sử dụng năng lượng (năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị GDP) xuống 16% và giảm cường độ phát thải CO2 (CO2 phát thải trên một đơn vị GDP) xuống 17% so với năm 2010. Kế hoạch này cũng đặt ra mục tiêu cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng với mức tăng trưởng hằng năm 15% và mức tổng sản lượng đạt 720 tỷ USD trước năm 2015 (tương đương 2% GDP).
Để đạt được kế hoạch đề ra, Trung Quốc đã tập trung áp dụng chính sách tăng trưởng xanh, tập trung vào 6 nhóm chính sách chủ yếu sau: Chính sách về năng lượng, chính sách công nghiệp, chính sách thị trường, chính sách tiêu dùng với sự tham gia trực tiếp của khu vực công trong thực hiện các hành động xanh và luật về mua sắm công xanh, chính sách về đầu tư (như đầu tư công về hạ tầng năng lượng), các chính sách về đổi mới công nghệ xanh trong công nghiệp và năng lượng, cuối cùng là các các chính sách quản lý.
Trước hết, Trung Quốc đã xây dựng các chính sách và chương trình cụ thể, tập trung vào ban hành các tiêu chuẩn quy định cho hàng hóa tiết kiệm năng lượng. Nhãn tiết kiệm năng lượng được áp dụng bắt buộc cho một số hàng hóa như điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt, balast đèn huỳnh quang. Từ năm 2010 đã thực hiện dán nhãn đối với hàng hóa là nồi cơm điện, quạt điện…
Nhằm tăng cường khuôn khổ thể chế, "Luật tiêu thụ bền vững" và "Luật mua sắm xanh" được ban hành. Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng các hàng hóa xanh được tăng lên trong ngắn hạn. Trợ cấp cho các hàng hóa sử dụng điện hiệu quả, xe ôtô năng lượng mới. Trong trung và dài hạn, thuế thải carbon và thuế môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện.
Kế hoạch nâng cao nhận thức quốc gia và các hoạt động giáo dục đã được triển khai, bao gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và hệ thống giáo dục. Trong trung và dài hạn, một Giải thưởng quốc gia sẽ được thực hiện như “Doanh nghiệp xanh”, “Cộng đồng xanh”, “Trường học xanh".
Trung Quốc thiết lập một hệ thống thông tin công khai liên quan đến pháp luật, tiêu chuẩn, thủ tục tố tụng hành chính, công nghệ và các hàng hóa. Theo định hướng trên, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành và thực thi một số chính sách sau đây:
Xây dựng một hệ thống thuế xanh và tăng chi tiêu ngân sách cho sự phát triển của nền kinh tế carbon thấp
Kết hợp chi phí môi trường và suy thoái tài nguyên trong việc định giá năng lượng, điều này bao gồm: tăng phí ô nhiễm; tăng phạm vi thu; từng bước thay thế phí ô nhiễm bằng các loại thuế ô nhiễm; và bảo đảm "người gây ô nhiễm phải trả tiền".
Hỗ trợ tài chính cho tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và đổi mới công nghệ các bon thấp, bao gồm:
- Các hàng hóa và công ty tiết kiệm năng lượng sẽ được giảm thuế hoặc trợ cấp trực tiếp; và tiết kiệm năng lượng sẽ được coi trọng hơn trong mua sắm chính phủ.
- Giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với thiết bị năng lượng tái tạo; cung cấp các khoản trợ cấp cho các hộ gia đình mua tấm lợp năng lượng mặt trời hoặc máy phát điện gió nhỏ.
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển các bon thấp; giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện các bon thấp nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ.
- Tăng cường các kênh tài trợ: Trong tương lai gần, các quỹ của chính phủ hiện tại phải được tổ chức lại và tiêu chuẩn hóa với định hướng chuyển dịch sang các quỹ xây dựng, phát triển năng lượng bền vững, tập trung vào tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và đổi mới công nghệ. Trong trung và dài hạn, một phần doanh thu từ thuế nhiên liệu, năng lượng và các bon bổ sung có thể được phân bổ cho quỹ phát triển bền vững.
Cải thiện và tăng cường thực thi pháp luật, quy định, tiêu chuẩn
- Hoàn thiện pháp luật về sản xuất và chuyển giao năng lượng, tiết kiệm năng lượng, chất thải rắn và ngành lâm nghiệp: Ban hành và thực hiện Luật Năng lượng, rà soát và tiếp tục khuyến khích các quy định về các bon thấp trong ngành than, điện, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo.
- Từng bước thực hiện hệ thống ghi nhãn "dấu chân các bon" và dần dần mở rộng phạm vi của chương trình này. Nâng cao nhận thức cộng đồng để chuyển sang tiêu thụ các hàng hóa thân thiện môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các hàng hóa này.
Các nội dung cơ bản trong chính sách năng lượng của Trung Quốc, bao gồm: ưu tiên tiết kiệm tài nguyên, dựa vào các nguồn tài nguyên trong nước; phát triển đa dạng các nguồn năng lượng; thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; và tăng cường hợp tác quốc tế vì lợi ích chung.
Luật Năng lượng tái tạo của Trung Quốc được coi là bộ luật định hướng cho sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo. Bộ luật đã cung cấp một loạt các ưu đãi tài chính như lập quỹ quốc gia để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cho vay, ưu đãi về thuế cho các dự án năng lượng tái tạo; yêu cầu các nhà khai thác lưới điện mua các nguyên liệu từ các nhà sản xuất năng lượng tái tạo đã đăng ký. Sự kết hợp giữa đầu tư và các chính sách ưu đãi đã tạo điều kiện cho những bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời của Trung Quốc. Để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phương, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua-bin gió của địa phương trong các công trình.
Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá thông qua mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu cũng được sử dụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc. Chính phủ đã điều chỉnh lại các bảng giá dầu mỏ và than nhằm khuyến khích việc giảm tiêu thụ các loại năng lượng này; đồng thời xây dựng một loạt các biện pháp khác nhau về thuế quan và tài chính. Để nâng cao nhận thức của người dân về những lợi ích trong việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhiều chiến dịch truyền thông trên truyền hình cả ở cấp Trung ương lẫn địa phương đã được thực hiện. Trung Quốc cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và chiến dịch truyền thông, đặc biệt phải kể tới “Tuần lễ tiết kiệm năng lượng” hay những cuộc triển lãm về công nghệ giảm cường độ năng lượng tại nhiều tỉnh, thành khác nhau.
Kể từ khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ cao phát triển. Định hướng Quốc gia về Chương trình phát triển Khoa học và Công nghệ (2006 - 2020) được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành ngày 09-02-2006 xác định rõ: Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao; Tăng cường đáng kể đầu tư vào khoa học và công nghệ; Hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới doanh nghiệp. Phát triển các công nghệ mũi nhọn (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và công nghệ năng lượng mới); Tăng cường nghiên cứu các công nghệ then chốt (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; y dược…). Đây là Kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ dài hạn nhất từ trước đến nay. Trung Quốc xác định đến năm 2020 sẽ đạt được những đột phá về khoa học và công nghệ có tầm ảnh hướng lớn trên thế giới và đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất trên thế giới.
Thông qua việc cho phép thành lập các khu phát triển công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định và luật lệ liên quan như quy định về phạm vi các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao được phát triển, bao gồm: vi điện tử, thông tin điện tử, không gian và vũ trụ, năng lượng mới và năng lượng hiệu quả cao, sinh thái và bảo vệ môi trường… và các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống đang được sử dụng hiện nay.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đặc khu kinh tế theo định hướng thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các đặc khu kinh tế này đều gây ô nhiễm môi trường, nên hiện nay các nhà lãnh đạo đang nỗ lực hướng đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững, thông qua các đặc khu kinh tế “xanh”. Trung Quốc đã chọn ra 2 nhóm thành phố ở miền Trung làm “đầu tàu” áp dụng các chính sách phát triển bền vững và thân thiện môi trường là nhóm Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc và nhóm Chu Châu thuộc tỉnh Hồ Nam. Theo đó, các thành phố liên quan sẽ phải đi tiên phong trong việc áp dụng chính sách mới, khác với các phương thức truyền thống về công nghiệp hóa và đô thị hóa. Những thành phố được chọn phần lớn đều có nền công nghiệp lạc hậu, đã khai thác đến kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. Các thành phố này bị tụt hậu cũng vì kiểu phát triển bất chấp hậu quả.
Mô hình phát triển nền kinh tế các bon thấp của Trung Quốc được vạch ra dựa trên 5 trụ cột chính sau đây:
Trụ cột 1: Nền công nghiệp các bon thấp
Tối ưu hóa và tái cấu trúc cơ cấu công nghiệp: Trung Quốc phấn đấu tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, đồng thời phát triển các ngành công nghệ cao và công nghiệp môi trường tiết kiệm năng lượng. Trong trung và dài hạn, sự phát triển và ứng dụng công nghệ mới sẽ là chìa khóa cho hoạt động tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải. Xây dựng và đẩy mạnh một hệ thống hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang công nghệ các bon thấp: đẩy mạnh hỗ trợ tài chính cho các cơ sở nghiên cứu và phát triển; cung cấp các giải pháp về tài trợ của chính phủ, giảm thuế, cho vay ưu đãi; và khuyến khích thương mại, thiết lập một giá cho các bon, cấp quyền nhượng quyền thương mại, mua sắm chính phủ và nâng cao tiêu chuẩn và thực hiện quy định.
Trụ cột 2: Phát triển mô hình thành phố các bon thấp
Phát triển mạnh hệ thống giao thông công cộng và tối ưu hóa cấu trúc giao thông đô thị. Chính sách cụ thể bao gồm: (i) Đẩy mạnh giao thông công cộng đô thị, hạn chế tốc độ tăng trưởng của giao thông cá nhân. (ii) Đẩy mạnh sự phát triển của đường sắt trong nội đô thành phố và đường cao tốc giữa các thành phố để tạo thành hệ thống giao thông đa chiều; (iii) Tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn về hiệu quả nhiên liệu đối với xe cơ giới, và phát triển mạnh mẽ phương tiện các bon thấp như xe điện.
Phát triển mô hình các tòa nhà đô thị các bon thấp. Chính sách cụ thể bao gồm: (i) xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, tiết kiệm năng lượng; (ii) Tăng cường các sáng kiến bảo tồn năng lượng cho các tòa nhà hiện có, khuyến khích các công ty dịch vụ năng lượng cải thiện các công trình công cộng hiện có; (iii) Hỗ trợ R&D và thương mại hóa vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng; (iv) khuyến khích người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay các thiết bị, tòa nhà các bon thấp; (v) Trình diễn mô hình của các khối nhà tiết kiệm năng lượng, các bon thấp.
Trụ cột 3: Tối ưu hóa cơ cấu năng lượng và phát triển năng lượng các bon thấp
Khoảng 90% lượng phát thải khí nhà kính ở Trung Quốc đến từ việc tiêu thụ nguồn nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, tối ưu hóa cơ cấu năng lượng và phát triển năng lượng các bon thấp hơn đóng vai trò quan trọng giúp giảm hiệu ứng nhà kính (GHG). Theo kịch bản các bon thấp, lĩnh vực năng lượng sẽ giúp làm giảm lượng khí thải CO2 380 triệu tấn, 830 triệu tấn và 1,59 tỷ tấn vào năm 2020, năm 2030 và 2050. Để hiện thực được mục tiêu này, Trung Quốc cần giảm dần tỷ trọng than trong tiêu thụ năng lượng, tích cực phát triển việc sử dụng thủy điện, điện hạt nhân và các nguồn năng lượng tái tạo. Một số biện pháp được áp dụng bao gồm:
- Tăng hiệu quả trong sử dụng than: (i) tỷ lệ sử dụng than trong tiêu thụ năng lượng sẽ giảm từ 70% xuống dưới 50% vào năm 2030, và khoảng 33% vào năm 2050; (ii) tăng cường đổi mới công nghệ tiên tiến trong các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch; (iii) phát triển mạnh mẽ các thế hệ nhà máy điện mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
- Chuyển đổi hành vi để giảm nhiên liệu các bon: Trung Quốc đang hướng tới ngành giao thông các bon thấp như xe điện, nhiên liệu sinh học và phát triển hệ thống giao thông công cộng. Đến năm 2020, năm 2030 và năm 2050, tỷ lệ tiêu thụ khí đốt tự nhiên trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt khoảng 8%, 12% và 14%.
- Triển khai trên quy mô lớn nguồn năng lượng các bon thấp. Trung Quốc đẩy nhanh việc xây dựng thủy điện, điện hạt nhân và năng lượng gió, thúc đẩy thương mại hóa năng lượng mặt trời vào năm 2020. Công suất phát điện các bon thấp sẽ đạt khoảng 550 triệu KW, chiếm 35% tổng công suất.
Trụ cột 4: Mô hình tiêu thụ bền vững
Tại Trung Quốc tiêu thụ cacbon thấp được mô tả thông qua nguyên tắc 6R “ Reduce - Re evaluate - Reuse - Recycle - Rescue - Re calculate”. Tăng cường khuôn khổ thể chế bằng cách ban hành "Luật tiêu thụ bền vững" và "Luật mua sắm xanh" . Đẩy mạnh nghiên cứu về tiêu chuẩn khí thải các bon ở khía cạnh tiêu thụ. Hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng các sản phẩm xanh sẽ được tăng lên trong ngắn hạn. Trợ cấp cho các sản phẩm sử dụng điện hiệu quả, xe ôtô năng lượng mới. Trong trung và dài hạn, thuế thải các bon sẽ được thiết kế và thực hiện. Một kế hoạch nâng cao nhận thức quốc gia và các hoạt động giáo dục sẽ được triển khai trong thời gian tới, bao gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và hệ thống giáo dục. Giải thưởng quốc gia sẽ được thực hiện như “doanh nghiệp xanh”, “cộng đồng xanh”, “trường học xanh". Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống thông tin công khai liên quan đến pháp luật, tiêu chuẩn, thủ tục tố tụng hành chính, công nghệ và các sản phẩm.
Trụ cột 5: Quản lý sử dụng đất và khả năng hấp thụ các bon
Trong những năm gần đây, lượng các bon được lưu trữ trong các hệ sinh thái trên cạn của Trung Quốc đã tăng khoảng 190 - 260 triệu tấn mỗi năm, tương đương với khoảng 28% - 37% tổng lượng khí thải các bon của ngành công nghiệp ở Trung Quốc. Do đó hấp thụ các bon là một khía cạnh quan trọng đối với nền kinh tế các bon thấp. Có 3 khía cạnh sẽ được chú trọng gồm tăng hấp thụ các bon của rừng, tăng hấp thụ các bon trong đất trồng trọt, duy trì và tăng hấp thụ các bon trong đồng cỏ.
Từ việc định hình mô hình các bon thấp như trên, nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình xây dựng, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành và thực thi một số chính sách sau:
Một là, cải cách giá năng lượng để phản ánh cung cầu thị trường, chi phí môi trường.
Ba lĩnh vực đã được xác định: thiết lập giá cả cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng; phản ánh chi phí bên ngoài và tiêu thụ tài nguyên của phát triển năng lượng; hệ thống trợ cấp được thực hiện minh bạch và dần dần được xóa bỏ.
Hai là, xây dựng một hệ thống thuế xanh và tăng chi tiêu ngân sách cho sự phát triển của nền kinh tế các bon thấp.
Kết hợp chi phí môi trường và suy thoái tài nguyên trong việc định giá năng lượng, bao gồm: tăng phí ô nhiễm; tăng phạm vi thu; từng bước thay thế phí ô nhiễm bằng các loại thuế ô nhiễm; và bảo đảm "người gây ô nhiễm phải trả tiền".
Thuế các bon sẽ được bắt đầu sớm để thiết lập một mức giá ổn định cho sự đổi mới các bon thấp và thương mại hóa trên quy mô lớn. Trước mắt không đặt quá cao nhưng khi nền kinh tế tiếp tục phát triển và có sự chấp nhận của xã hội, thuế các bon sẽ được điều chỉnh lên.
Ba là, hỗ trợ cho đổi mới công nghệ, phổ biến và hợp tác quốc tế.
Thành lập viện nghiên cứu năng lượng quốc gia, thực hiện nghiên cứu cơ bản, phát triển, thử nghiệm và chứng nhận. Nâng cao hơn nữa các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ. Tiếp tục thực hiện các chính sách tự lực, các thiết bị trong dự án lớn phải có nguồn gốc trong nước, để thúc đẩy nội địa hóa. Thi hành các kế hoạch điều chỉnh ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, thiết lập và sử dụng các cơ chế bồi thường rủi ro cho các thiết bị sản xuất mới.
Bốn là, cải thiện và tăng cường thực thi pháp luật, quy định, tiêu chuẩn.
Hoàn thiện pháp luật về sản xuất và chuyển giao năng lượng, tiết kiệm năng lượng, chất thải rắn và ngành lâm nghiệp: ban hành và thực hiện Luật Năng lượng, rà soát và tiếp tục khuyến khích các quy định về các bon thấp trong ngành than, điện, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo.
Nâng cao tiêu chuẩn năng lượng. Cải thiện các chỉ tiêu thiết kế cho tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng chính và các tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng; xây dựng, và cải thiện các tiêu chuẩn cho việc kiểm soát hệ thống sưởi và làm mát các tòa nhà.
Từng bước thực hiện hệ thống ghi nhãn "dấu chân các bon" và dần dần mở rộng phạm vi của chương trình này. Nâng cao nhận thức cộng đồng để chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm các bon thấp, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm này.
Năm là, nâng cao chất lượng thống kê và đo lường về năng lượng và các bon.
Cải thiện điều tra về năng lượng và phương pháp kiểm toán để tăng tính khoa học của số liệu thống kê thu thập được. Tăng cường và chuẩn hóa các hoạt động thống kê năng lượng ở cấp cơ sở, để tăng độ chính xác.
Kiểm tra khí thải năng lượng và các sản phẩm phát thải trong các ngành công nghiệp chủ chốt. Khuyến khích các doanh nghiệp khác tính toán lượng phát thải khí nhà kính của họ theo tiêu chuẩn quốc tế. Các hiệp hội công nghiệp được khuyến khích để giám sát tốc độ đổi mới công nghệ, và sử dụng công nghệ các bon thấp.
Bài học có thể tham khảo cho Việt Nam
Việt Nam có thể tham khảo rất nhiều từ kinh nghiệm Trung Quốc trong việc xác lập các mục tiêu ưu tiên phù hợp. Đầu tiên, cần có sự can thiệp chủ động của Chính phủ để xây dựng khung thể chế pháp lý bền vững cho tăng trưởng xanh, ban hành những chính sách, kế hoạch điều tiết thống nhất, thúc đẩy sự thay đổi trong thực tế. Ngoài ra, sự can thiệp của Chính phủ có thể tối đa hóa sức mạnh và sự ảnh hưởng của thị trường đối với tăng trưởng xanh, cũng như một hệ thống khuyến khích phù hợp với sự tham gia của khu vực tư nhân.
Tiếp đó, để chiến lược tăng trưởng xanh thành công cần có sự kết hợp hài hòa và hiệu quả từ trên xuống cũng như từ dưới lên. Giải pháp toàn diện từ trên xuống sẽ giúp chia sẻ tầm nhìn và làm rõ những mục tiêu trung đến dài hạn về tăng trưởng xanh, có thể tư vấn và hợp tác, thuyết phục các bên liên quan và thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành đối với các địa phương liên quan. Sự chủ động tham gia của cộng đồng từ dưới lên sẽ tạo một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh. Vì vậy, phải có những chính sách thể hiện rõ các hành động có sự tham gia cũng như gia tăng ý thức cộng đồng với tăng trưởng xanh, cùng những biện pháp chủ động để thay đổi hành vi của cộng đồng. Việc phổ biến tăng trưởng xanh đối với các địa phương và khu vực nông thôn trên phạm vi quốc gia là việc làm rất cần thiết. Khi đã có sự ủng hộ của hệ thống chính trị cao cấp, sự tham gia của Chính phủ, của cộng đồng thì bước tiếp theo đó là huy động sự hợp tác toàn cầu.
Những vấn đề như biến đổi khí hậu không nằm ở một quốc gia và một quốc gia không thể giải quyết được vấn đề này. Vì vậy, cần có sự huy động nguồn lực từ các đối tác khác nhau ở nước ngoài, chia sẻ kiến thức giữa các quốc gia láng giềng và nhà lãnh đạo toàn cầu, và phổ biến những bài học kinh nghiệm tốt tới nhiều quốc gia.
Cuối cùng, phải có sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều cơ chế, chính sách, áp dụng luật pháp, chế tài, công cụ kinh tế, khuyến khích, khen thưởng… đặc biệt là chính sách với các doanh nghiệp./.
Kiểm tra khí thải năng lượng và các sản phẩm phát thải trong các ngành công nghiệp chủ chốt. Khuyến khích các doanh nghiệp khác tính toán lượng phát thải khí nhà kính của họ theo tiêu chuẩn quốc tế. Các hiệp hội công nghiệp được khuyến khích để giám sát tốc độ đổi mới công nghệ, và sử dụng công nghệ các bon thấp.
Bài học có thể tham khảo cho Việt Nam
Việt Nam có thể tham khảo rất nhiều từ kinh nghiệm Trung Quốc trong việc xác lập các mục tiêu ưu tiên phù hợp. Đầu tiên, cần có sự can thiệp chủ động của Chính phủ để xây dựng khung thể chế pháp lý bền vững cho tăng trưởng xanh, ban hành những chính sách, kế hoạch điều tiết thống nhất, thúc đẩy sự thay đổi trong thực tế. Ngoài ra, sự can thiệp của Chính phủ có thể tối đa hóa sức mạnh và sự ảnh hưởng của thị trường đối với tăng trưởng xanh, cũng như một hệ thống khuyến khích phù hợp với sự tham gia của khu vực tư nhân.
Tiếp đó, để chiến lược tăng trưởng xanh thành công cần có sự kết hợp hài hòa và hiệu quả từ trên xuống cũng như từ dưới lên. Giải pháp toàn diện từ trên xuống sẽ giúp chia sẻ tầm nhìn và làm rõ những mục tiêu trung đến dài hạn về tăng trưởng xanh, có thể tư vấn và hợp tác, thuyết phục các bên liên quan và thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành đối với các địa phương liên quan. Sự chủ động tham gia của cộng đồng từ dưới lên sẽ tạo một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh. Vì vậy, phải có những chính sách thể hiện rõ các hành động có sự tham gia cũng như gia tăng ý thức cộng đồng với tăng trưởng xanh, cùng những biện pháp chủ động để thay đổi hành vi của cộng đồng. Việc phổ biến tăng trưởng xanh đối với các địa phương và khu vực nông thôn trên phạm vi quốc gia là việc làm rất cần thiết. Khi đã có sự ủng hộ của hệ thống chính trị cao cấp, sự tham gia của Chính phủ, của cộng đồng thì bước tiếp theo đó là huy động sự hợp tác toàn cầu.
Những vấn đề như biến đổi khí hậu không nằm ở một quốc gia và một quốc gia không thể giải quyết được vấn đề này. Vì vậy, cần có sự huy động nguồn lực từ các đối tác khác nhau ở nước ngoài, chia sẻ kiến thức giữa các quốc gia láng giềng và nhà lãnh đạo toàn cầu, và phổ biến những bài học kinh nghiệm tốt tới nhiều quốc gia.
Cuối cùng, phải có sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều cơ chế, chính sách, áp dụng luật pháp, chế tài, công cụ kinh tế, khuyến khích, khen thưởng… đặc biệt là chính sách với các doanh nghiệp./.
Lạm nghĩ trọng dụng hiền tài  (17/04/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc  (17/04/2019)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 08 đến 14-4-2019)  (16/04/2019)
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20-5-2019  (16/04/2019)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội kiến các nhà lãnh đạo Romania  (16/04/2019)
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay