Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng
Với nhiệm vụ chính trị là tham gia giảng dạy các học phần lý luận chính trị và làm công tác nghiên cứu khoa học mà trọng tâm là công tác giảng dạy, đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy.
Không chỉ cung cấp những tri thức về nội dung, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của thế giới quan duy vật biện chứng, các môn lý luận chính trị còn làm cho những nội dung kiến thức đó xâm nhập và biến những tri thức mà sinh viên tiếp nhận được thành những giá trị, niềm tin, lý tưởng, lập trường thế giới quan tương ứng, trang bị cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, hình thành tính độc lập trong tư duy và sử dụng được lý luận, tri thức, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Các môn lý luận chính trị thường được sinh viên quan niệm là môn học khô khan, chỉ mang tính chất đường lối, chính sách cho nên trong quá trình giảng dạy, có giáo viên chỉ cố gắng truyền đạt nội dung của giáo trình, sinh viên chỉ cần thuộc lòng để có kiến thức khi thi. Vì thế, chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị không cao, không tạo được hứng thú cho sinh viên. Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giảng dạy, một trong những biện pháp quan trọng nhất chính là đổi mới phương pháp dạy học.
Để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy đi vào chiều sâu và có hiệu quả thì cần phải quán triệt một số biện pháp, như:
- Áp dụng phương pháp lấy người học làm trung tâm, với mục đích đi tới sự hiểu biết là chính thay vì học nội dung kiến thức là chính, học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp nhiều hơn việc lĩnh hội kiến thức tổng quát,… Phương pháp này sẽ bớt sự nhàm chán, bởi những gì mà thầy cô giảng không đơn điệu, lý thuyết khô cứng mà gắn với thực tiễn…
- Đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy như sử dụng phương pháp đối thoại trực tiếp giữa người học và người dạy, kết hợp phương pháp thuyết trình và thảo luận, kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại,… Tùy thuộc vào chuyên ngành của sinh viên mà giảng viên sử dụng những phương pháp cụ thể.
- Tăng cường tổ chức và hướng dẫn cho sinh viên tự học, bao gồm hướng dẫn mục đích, yêu cầu, nội dung tự học, tài liệu, cách tìm tài liệu và hướng dẫn cách đọc và ghi chép khi tự học. Tự học phải gắn liền với kiểm tra, đánh giá; kiểm tra, đánh giá phải có tác dụng định hướng cho việc dạy và học, đặc biệt là việc tự học của sinh viên, phải mạnh dạn đổi mới phương thức thi cử, đánh giá.
- Tiến hành các biện pháp đổi mới công tác thi cử, đánh giá kết quả học tập, từ khâu ra đề, hình thức thi, cách thức thi, tổ chức thi,…
- Khuyến khích, gợi mở những đề tài nghiên cứu cho sinh viên tìm hiểu, khám phá. Thông qua đó giúp cho sinh viên say mê với nghề, …
Đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa giảng viên và học viên, trong đó, giảng viên giữ vai trò chủ đạo, là nhân tố quyết định thành công của đổi mới. Giảng viên cần thường xuyên tìm tòi, khám phá cách dạy cho hiệu quả, không ngừng học tập, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn. Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Giảng viên phải thực sự là người tâm huyết với nghề nghiệp và có phông kiến thức sâu rộng. Trước hết mỗi giảng viên phải tự nâng cao cho mình về kiến thức chuyên ngành, liên ngành và phương pháp giảng dạy, rút kinh nghiệm đồng thời phải bổ sung những phần còn yếu, còn thiếu; phải tự mình ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ; ngoài chuyên ngành của mình phải có phông kiến thức rộng. Trong đó, quan trọng nhất là phải nắm chắc nền tảng Triết học Mác - Lê-nin, bởi triết học trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, phép biện chứng, phương pháp luận khoa học giúp cho giảng viên soạn và trình bày bài giảng có hệ thống logíc và giàu sức thuyết phục. Bên cạnh đó, giảng viên cần có kiến thức rộng, am hiểu chuyên sâu về chuyên ngành của mình giảng dạy.
- Giảng dạy các môn lý luận chính trị phải liên hệ với thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn. Giảng viên cần phải liên hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước; của địa phương; của bản thân mỗi học viên. Có thể giảng viên tự liên hệ trong bài giảng và chỉ cho học viên thấy rõ điều đó được thể hiện trong cuộc sống. Giảng viên có thể gợi mở, đàm thoại với đối tượng giảng dạy, dẫn ra những thực tiễn của địa phương, đất nước hay cá nhân và từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận.
- Giảng viên cần có sự liên hệ để tìm hiểu và nắm được cụ thể đối tượng của lớp học, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy. Trên cơ sở đó, chủ động có kế hoạch cho từng bài giảng, tiết giảng sẽ sử dụng những phương pháp nào, thiết bị gì cho phù hợp.
Đổi mới phương pháp giảng dạy phụ thuộc vào bản thân mỗi giảng viên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, mỗi giảng viên phải chủ động tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng, hiệu quả.
- Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giảng viên lý luận chính trị là phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong nghiên cứu và giảng dạy nhằm bổ sung và làm phong phú thêm cho những nội dung của bài giảng; thay đổi cách học và phương pháp học, tạo sự hứng thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu của học viên, giúp cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm thay đổi phương pháp dạy chay, học chay; giúp học viên tiếp cận được khoa học kỹ thuật, gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành. Hiện nay, có nhiều cơ sở đào tạo cũng chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị dạy học. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, giảng viên phải sử dụng thành tạo máy tính, một trong những phương tiện hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp cho giảng viên soạn bài giảng Power Point, giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, hình ảnh hay phim minh hoạ…
- Giảng viên cần chú trọng nghiên cứu khoa học và xem đây là một nhiệm vụ không thể thiếu trong đổi mới phương pháp. Nghiên cứu khoa học là động lực thúc đẩy say mê nghề nghiệp, giúp cho giảng viên làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lập suy nghĩ, sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào bài giảng cũng như thực tiễn cuộc sống. Mỗi bài viết, mỗi vấn đề nghiên cứu đòi hỏi giảng viên phải vạch ra đề cương, đọc những tài liệu liên quan, vì thế, giảng viên có quá trình tích lũy về lượng để biến đổi về chất; tri thức ngày càng được mở rộng và chuyên sâu. Giảng viên sẽ thực sự chủ động trước mọi vấn đề đặt ra và sẽ kết hợp tốt, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong mỗi giờ giảng để nâng cao kết quả đào tạo.
- Coi trọng và tăng cường thực hiện thảo luận đối với học viên. Thông qua thảo luận, học viên có điều kiện trực tiếp trao đổi, đưa ra những chính kiến của mình cả về lý luận và thực tiễn; cả những vấn đề đúng và chưa đúng… Giảng viên kiểm nghiệm được học viên đã nắm được bài giảng đến mức độ nào; phương pháp giảng dạy của giảng viên đã đạt được hiệu quả hay không? Kiến thức của giảng viên còn có chỗ nào chưa thật vững để tự mình điều chỉnh, bổ sung. Thực hiện tốt việc thảo luận buộc học viên phải đọc tài liệu, nghiên cứu, chuẩn bị, từ đó sẽ tạo nên động lực và hứng thú của người học, giúp cho họ nắm vững được lý luận vận dụng vào thực tiễn được tốt và có hiệu quả.
Trên cơ sở phương pháp truyền thống, kế thừa, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế bằng cách kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp hiện đại, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào bài giảng, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học viên, qua đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn lý luận chính trị./.
Các đảng cộng sản, công nhân trên thế giới: Quan hệ quốc tế và vai trò, vị trí trong đời sống chính trị - xã hội các nước hiện nay  (01/02/2018)
Đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay  (01/02/2018)
Đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay  (01/02/2018)
Tám nhiệm vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long  (31/01/2018)
Khắc phục tình trạng nhũng nhiễu ở một bộ phận cán bộ thuế  (31/01/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên