Ý tưởng điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
TCCSĐT - Đó là tên hội thảo quốc tế được tổ chức tại thành phố Cần Thơ, do Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức hôm 22-12-2014.
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia về kiến trúc, xây dựng trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phan Thị Mỹ Linh, nhấn mạnh: Hội thảo này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng tổ chức không gian vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai theo hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở nhận thức, đánh giá và xác định được các vấn đề cốt lõi trong phát triển vùng; mối quan hệ giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với cả nước; mối quan hệ giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với các nước trong lưu vực sông Mê kông và ASEAN hiện nay, những ý tưởng điều chỉnh quy hoạch vùng của các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia trong nước và quốc tế tại Hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng cho việc điều chỉnh quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tạo điều kiện phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế, kết nối với các nguồn lực quốc gia để tăng khả năng liên kết phát triển vùng, bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái tự nhiên của vùng trong tương lai.
Các tham luận và ý kiến trao đổi tại Hội thảo tập trung vào các nội dung:
- Xác định các vấn đề phát triển và đề xuất các chiến lược phát triển không gian vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Một số vấn đề đặt ra về quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ góc độ kinh tế, xã hội, môi trường;
- Tầm nhìn dài hạn cho một vùng đồng bằng trù phú, an toàn và bền vững;
- Quy hoạch dân số và tăng trưởng vùng đồng bằng sông Cửu Long trước tác động của biến đổi khí hậu;
- Phân vùng sản xuất nông nghiệp và định hướng phát triển không gian sản xuất nông - lâm - thủy sản theo hướng hiện đại và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Quy hoạch vùng chiến lược theo hướng tăng trưởng xanh;
- Chiến lược phát triển bền vững du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Phát triển thành phố Cần Thơ - đô thị trung tâm vùng - trong chiến lượng kết nối không gian vùng đồng bằng sông Cửu Long,...
Tại Hội thảo, nhiều nhà khoa học và chuyên gia nhận định, trong quá trình phát triển thời gian qua, bên cạnh những thành tựu nổi bật về kinh tế, xã hội, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của cả nước, vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập. Đó là:
- Chưa phát huy được vai trò, vị thế của vùng trong mối quan hệ với vùng Mê Kông mở rộng và trong khu vực ASEAN;
- Kinh tế phát triển còn chậm, chưa phát huy đúng mức những tiềm năng, lợi thế của vùng;
- Chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng sống của người dân còn thấp;
- Chưa chú trọng đúng mức việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên (nhất là tài nguyên nước) và bảo vệ môi trường sinh thái;
- Chất lượng đô thị hóa thấp, các đô thị phát triển thiếu tính kết nối, ảnh hưởng đến bản sắc đặc thù vùng sông nước; hệ thống hạ tầng kỹ thuật của vùng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Tính liên kết phát triển vùng còn yếu, thiếu cơ chế quản lý vùng,…
Đa số đại biểu dự Hội thảo nhất trí phải điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hướng đến những mục tiêu sau: Điều chỉnh quy hoạch để phát huy và nâng cao, vai trò, vị thế của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong vùng quốc gia và quốc tế; tạo điều kiện để kết nối sự phát triển của vùng với các chiến lược phát triển mới của quốc gia; tích hợp quy hoạch kinh tế - xã hội, các quy hoạch chuyên ngành và kết nối các dự án phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các địa phương trong vùng; đáp ứng yêu cầu phát triển mới thích ứng với biến đổi khí hậu; khắc phục một số hạn chế trong việc định hướng quy hoạch và thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; góp phần giải quyết các tồn tại và bất cập trong phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua.
Các nội dung điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long được đề xuất tại Hội thảo là:
- Nghiên cứu, làm rõ các quan điểm phát triển mới, tầm nhìn phát triển và các mục tiêu chiến lược hướng tới tầm nhìn 2050.
- Nghiên cứu, điều chỉnh dự báo phát triển kinh tế, quy mô dân số và đất đai.
- Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình phát triển và cấu trúc không gian vùng.
- Điều chỉnh định hướng phát triển đô thị vùng, đặc biệt là các đô thị trung tâm vùng và trung tâm các tiểu vùng.
- Điều chỉnh, phân bố không gian vùng sản xuất, đặc biệt là phân bố các khu công nghiệp tập trung, các vùng nông nghiệp chuyên canh.
- Điều chỉnh định hướng phân bố các trung tâm chuyên ngành cấp vùng.
- Điều chỉnh định hướng chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng các đô thị trong vùng dưới tác động của biến đổi khí hậu.
- Điều chỉnh định hướng phát triển giao thông kết nối quốc gia, quốc tế.
- Điều chỉnh dịnh hướng hệ thống cấp nước và xử lý nước thải cấp vùng.
- Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phòng chống thiên tai, phòng chống lũ, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ cảnh quan rừng, môi trường sinh thái dọc các sông, bờ biển.
- Điều chỉnh, bổ sung các chương trình, dự án trọng điểm và giải pháp tổ chức thực hiện, cơ chế quản lý phát triển vùng./.
TP. Hồ Chí Minh: Trao tặng và truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”  (22/12/2014)
TP. Hồ Chí Minh họp mặt tướng lĩnh, cán bộ cao cấp quân đội đã nghỉ hưu  (21/12/2014)
Tuyên bố chung Hội nghị Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng  (21/12/2014)
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho lực lượng Công an  (21/12/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên