3 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp cấp bách
Chiều 2-12, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo những đánh giá của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước 11 tháng qua.
Trong 11 tháng qua, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng khá: trên 6,5%. Lạm phát bước đầu được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,76% so với tháng 10. Đây là tháng thứ hai liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng giảm. Tính chung trong cả 3 tháng 9, 10 và 11, chỉ số giá tiêu dùng đã giảm trên 0,7%. Ngân hàng Nhà nước đã giảm dần mức độ thắt chặt tiền tệ bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và ngăn ngừa giảm sút kinh tế. Các ngân hàng thương mại đã có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững. Bảo đảm an sinh xã hội. Tính đến 25-11-2008, ngân sách nhà nước đã chi trên 14.000 tỉ đồng, 42.000 tấn gạo và hàng dự trữ quốc gia với tổng trị giá 490,5 tỉ đồng để thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng lan rộng, giá cả toàn cầu tiếp tục giảm sâu, nhiều nền kinh tế lớn của thế giới đã chính thức tuyên bố đang trong tình trạng suy thoái, sản xuất đình đốn, cộng với những khó khăn trong nước làm cho nền kinh tế Việt Nam đang có chiều hướng suy giảm, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại, thể hiện qua những chỉ số sau:
- Tháng 11 là tháng thứ 5 liên tiếp, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bị giảm sút. Ngành xây dựng cũng liên tục tăng trưởng âm trong nhiều tháng qua và đến nay chưa có dấu hiệu phục hồi. Nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề do thiên tai ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Giá lương thực và hầu hết các nông sản đều giảm từ 30%-50%, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm trong những tháng gần đây. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 5 sản phẩm chủ yếu là dầu thô, than đá, gạo, cao su, cà phê, thì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 19%. Xuất khẩu gặp khó khăn do giá xuất khẩu giảm, nhu cầu của khách hàng giảm, khách hàng không có khả năng thanh toán, việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu mới gặp nhiều khó khăn. So với thời điểm giá lên cao nhất, hiện nay, giá gạo chỉ còn khoảng 1/3, giá các loại nông sản khác cũng giảm 30 đến 50%. Một số sản phẩm khác như xi măng, thép, phân bón đang tồn kho với số lượng lớn.
- Cùng với sự suy giảm kinh tế, thu ngân sách nhà nước trong 2 tháng gần đây có xu hướng giảm mạnh.
- Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm sút xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua, chỉ số VN-Index dao động khoảng trên 300 điểm.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chậm lại trong thời gian tới.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm để giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái của kinh tế thế giới, thực hiện các mục tiêu đã được Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Đó là: tập trung mọi nỗ lực và bằng mọi giải pháp đồng bộ để ngăn chặn suy giảm kinh tế; duy trì tăng trưởng; và bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện 3 nhiệm vụ trên, 5 nhóm giải pháp cấp bách đã được đề ra.
Thứ nhất, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao như sản phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ, sản phẩm nhựa. Điều chỉnh cơ cấu sản xuất và xuất, nhập khẩu các sản phẩm chủ yếu (than, thép, xi-măng... ) ở mức hợp lý và điều chỉnh một số thuế xuất, nhập khẩu để hỗ trợ tiêu thụ, giảm tồn kho. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ về tài chính tiền tệ như giảm thuế, giãn nợ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rà soát lại các mô hình tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của các doanh nghiệp nhà nước. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt hỗ trợ xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường...
Thứ hai, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Trong đó, các chính sách kích cầu đầu tư tập trung vào một số biện pháp cấp bách như cho phép kéo dài thời hạn giải ngân nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2008 đến hết tháng 6-2009; giãn tiến độ thu hồi vốn ngân sách Trung ương đã ứng cho các bộ, ngành và dịa phương; cho phép tiếp tục giải ngân số vốn trái phiếu chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình kích cầu hạ tầng có quy mô lớn đã được triển khai và có nguồn vốn, chuẩn bị các điều kiện để khởi công các công trình dự án lớn khác; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn...
Để kích cầu tiêu dùng, sẽ tăng cường các biện pháp quản lý thị trường và giá cả, phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa để cung cấp các mặt hàng thiết yếu; khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức thương mại tổ chức các đợt hạ giá bán hàng để kích thích tiêu dùng; thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở cho người nghèo, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho học sinh, sinh viên; nâng lương tối thiểu cho cán bộ công chức nhà nước, khu vực doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ thu nhập của người nghỉ hưu, các đối tượng chính sách...
Thứ ba, thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt và hiệu quả. Thực hiện các biện pháp để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp giãn nợ vay vốn ngân hàng đối với nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập khẩu...
Thứ tư, đảm bảo an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo, không để người dân nào phải thiếu đói; tổ chức triển khai bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động, rà soát và xây dựng các chính sách để hỗ trợ đầu tư cho 61 huyện nghèo nhất cả nước ngay từ đầu năm 2009. Rà soát và điều chỉnh chuẩn nghèo mới.
Thứ năm, việc tổ chức điều hành và thực hiện các nhóm giải pháp phải quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và phù hợp với tình hình mới. Tăng cường công tác nắm tình hình, dự báo. Rà soát lại các quy định về thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực thi tại các cơ quan nhà nước, trước hết là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng... Phân cấp cho các cơ quan ra quyết định đầu tư có quyền quyết định chỉ định thầu đối với các dự án có tổng số vốn từ 5 tỉ đồng trở xuống, áp dụng trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, vùng sâu, vùng xa... Đề cao trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - xã hội./.
Quản lý chất lượng trong môi trường cạnh tranh  (02/12/2008)
Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26  (02/12/2008)
Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam  (02/12/2008)
Trung Đông và châu Phi - Thị trường tiềm năng của Việt Nam  (02/12/2008)
Việt Nam học trên con đường hội nhập và phát triển  (02/12/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 24-11 đến 30-11-2008)  (02/12/2008)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay