Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
TCCS - Ngày 18-9-2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị.
Mở đầu hội nghị, Trung ương dành một phút tưởng niệm đồng bào bị thiệt mạng và cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh do bão số 3 và mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Tại hội nghị, Trung ương đã ủng hộ đồng bào khắc phục bão số 3.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào thời điểm rất đặc biệt: Đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, nhà tư tưởng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã vĩnh biệt chúng ta vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bão số 3 gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ở hầu hết các tỉnh, thành phố phía Bắc và toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tập trung nỗ lực cao nhất để khắc phục hậu quả do cơn bão gây ra...
Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến và sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị các đại biểu tiếp tục dành thời gian nghiên cứu để có những ý kiến xác đáng, phản ánh đúng thực tiễn của bộ, ngành, địa phương mình; tập trung đóng góp những vấn đề cụ thể và những vấn đề có tính khái quát, nhất là những vấn đề thực tiễn đặt ra chưa được đề cập trong dự thảo các văn kiện nhưng cần phải đánh giá tổng kết các nội dung quan trọng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương chính sách đổi mới có tính chiến lược đột phá, khả thi cao. Xác định Đại hội XIV là đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đòi hỏi ngay từ quá trình xây dựng văn kiện, mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị cần phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong năm 2025; là nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng tới 100 năm thành lập nước. Mục tiêu này cần phải được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, bảo đảm phải đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu đề ra; đây là trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, trước lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc, trước bạn bè quốc tế; là minh chứng khẳng định năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, do vậy phải tập trung mọi nguồn lực, biện pháp để hoàn thành. Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; phân tích khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ, đánh giá toàn diện, cân nhắc mọi mặt và quyết định báo cáo để Trung ương thảo luận, cho ý kiến.
Về các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng, với vị trí Báo cáo chính trị là trung tâm; Tổng kết 40 năm đổi mới là báo cáo rất quan trọng để chắt lọc tinh hoa đưa vào Văn kiện Đại hội XIV; Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Báo cáo công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng là các báo cáo chuyên đề, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Trung ương tập trung thảo luận làm rõ một số nội dung:
Thứ nhất, nội dung Báo cáo chính trị trình hội nghị đã đáp ứng tầm mức của báo cáo trung tâm ở tầm quan điểm, đường lối, chủ trương, đã đúc kết giá trị của quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai chưa? Đã là “ngọn đuốc soi đường” dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra hay chưa?
Thứ hai, các báo cáo chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng; những vấn đề lý luận và thực tiễn được đúc rút qua tổng kết 40 năm đổi mới đã bao hàm đầy đủ căn cứ cho những luận điểm khái quát trong Báo cáo chính trị chưa? Các báo cáo có nhất quán với nhau và có nhất quán với quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển đất nước giai đoạn 2026 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 hay chưa?
Thứ ba, nội dung cụ thể trong từng báo cáo, nhất là những đánh giá về tồn tại, hạn chế và phương hướng chiến lược, nhiệm vụ đột phá đã đề ra. Cần làm rõ, những chủ trương, biện pháp đã “đúng”, “trúng” có đủ sức đột phá để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới hay chưa? Những yếu tố mới của thực tiễn cần bổ sung là gì?
Về một số vấn đề cụ thể, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận, về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Phát triển lực lượng sản xuất mới cùng với hoàn thiện quan hệ sản xuất tạo cơ hội và các không gian phát triển mới, tạo động lực then chốt cho sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; cùng với phát triển lực lượng sản xuất mới (kết hợp giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với tư liệu sản xuất mới) và hạ tầng chiến lược (trọng điểm là hạ tầng giao thông và hạ tầng số và hạ tầng năng lượng).
Về phương hướng, giải pháp chiến lược, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý: “Tập trung hoàn thiện quan hệ sản xuất, trọng tâm là tinh gọn bộ máy tổ chức của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc ta tiến lên. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát.
Đồng thời, cải cách triệt để thủ tục hành chính; khơi dậy động lực, tinh thần cống hiến vì đất nước, khơi thông mọi nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nhân dân; đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm động lực chính cho phát triển, có cơ chế tập trung định hướng vào công nghệ, nhất là công nghệ nguồn, công nghệ lõi...; phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; chủ động tích cực tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại”.
Về chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV, đây là công việc hệ trọng, là “then chốt” của “then chốt”, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo cáo tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV rất hệ trọng, là cơ sở cho việc chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIV và nhân sự lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng, Ban Chấp hành Trung ương sẽ đề cao trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước lịch sử vẻ vang của Đảng và truyền thống cha ông để làm thật tốt với tinh thần công tâm, trong sáng, khoa học, khách quan, thận trọng, kỹ lưỡng, đặt lên hàng đầu lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Về công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đánh giá kết quả đã đạt được, những hạn chế, vướng mắc, những đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Đảng nhiệm kỳ khóa XIV...
Theo chương trình, Hội nghị diễn ra trong 3 ngày, từ 18 - 20-9-2024./.
Hà Phương (tổng hợp)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng  (17/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto  (14/09/2024)
Bộ Chính trị cho ý kiến về Nghị quyết phát triển thành phố Hải Phòng và Đề án thành lập thành phố Huế  (14/09/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt, bão các tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ  (13/09/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển