*** Hồ sơ

Cô-xô-vô trong Xéc-bi-a

Cô-xô-vô là một tỉnh - một vùng đất đai của nước Cộng hòa Xéc-bi-a thuộc Liên bang Nam Tư (cũ). Diện tích Cô-xô-vô: 10.887 km2 (nhỏ hơn diện tích tỉnh Thanh Hóa, 11.168 km2), với khoảng 2,2 triệu dân, 90% là dân gốc An-ba-ni theo đạo Hồi, thủ phủ: thành phố Prít-xti-na. Ngày 17-2-2008, Quốc hội tự phong của tỉnh Cô-xô-vô đã nhóm họp phiên đặc biệt và thông qua tuyên bố độc lập, tách khỏi nước Cộng hòa Xéc-bi-a. Sự kiện này đã đẩy tiến trình tan rã của Liên bang Nam Tư lên một nấc cao hơn.

Đạo luật về tên gọi địa danh: Người dân Cô-xô-vô nói gì?

Từ năm 1999, sau khi Cô-xô-vô trở thành tỉnh tự trị thuộc Xéc-bi-a, tên địa phương ở đây được gọi theo tiếng An-ba-ni và tiếng Xéc-bi. Nhưng với lời tuyên bố độc lập vừa qua, người dân Cô-xô-vô phải chấp nhận những tên gọi mới cho thành phố, làng mạc của họ bởi đây là một trong những yếu tố khẳng định “chủ quyền quốc gia”. Họ tỏ ra lúng túng khi có ai đó hỏi về nơi sinh sống của họ, thậm chí cả tên của những con phố mà trước đó đối với họ đã trở nên quá quen thuộc.

Cô-xô-vô - vùng đất không bình yên

Năm 1989, Xlô-bô-đan Mi-lô-xê-vích trở thành Tổng thống Cộng hòa Xéc-bi-a. Có lẽ thời kỳ sóng gió nhất của vùng đất này bắt đầu từ đấy, nhất là sau sự kiện Tổng thống Mi-lô-xê-vích bãi bỏ quy chế tự trị của Cô-xô-vô.
 
Cô-xô-vô: canh bạc đầy bất trắc
 
Sự kiện Cô-xô-vô tuyên bố độc lập không làm ngạc nhiên giới báo chí và những người quan tâm đến tình hình vùng Ban-căng. Tuy nhiên nó lại mang đến nỗi lo ấu cũng nhưng những thấp thỏm cho nhiều quốc gia. Một số người trong giới thạo tin và cả trong cánh báo chí, gọi diễn biến Cô-xô-vô là một canh bạc của các cường quốc.
 
***Vấn đề và bình luận

Độc lập cho Cô-xô-vô hay là khởi đầu sự bành trướng của chủ nghĩa ly khai quốc tế

Việc Cô-xô-vô tuyên bố độc lập là kết quả tất yếu của chủ nghĩa ly khai dân tộc tại vùng đất không mấy bình yên này. Thấm sâu trong lịch sử của nó, khu vực bán đảo Ban-căng luôn tiềm ẩn các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo. Những gì đang diễn ra trên chính trường Cô-xô-vô thời gian gần đây không đơn thuần là vấn đề của người gốc Xéc-bi-a và người gốc An-ba-ni. Hơn thế, nó còn là sự cạnh tranh của các thế lực cũ và mới, Đông và Tây trên bàn cờ địa chính trị ở khu vực này. Đằng sau câu chuyện Cô-xô-vô còn là những toan tính khác.

Khi ván bài Cô-xô-vô được lật ngửa

Cô-xô-vô, một tỉnh tự trị thuộc Xéc-bi-a, đơn phương tuyên bố độc lập không phải là một điều bất ngờ mà là kết quả của một kịch bản đã được dàn dựng từ trước. Việc công nhận “độc lập” của Cô-xô-vô đã khiến cho Xéc-bi-a trở thành quốc gia “thứ cấp”, đặt Cô-xô-vô vào sự sai lầm và tạo ra một cơ hội vàng cho những người theo chủ nghĩa ly khai. Căng thẳng theo thời gian có thể trở thành xung đột và nếu điều đó xảy ra, ván bài gian lận sẽ bị phơi bày hoàn toàn.

Hiệu ứng Đô-mi-nô sau khi Cô-xô-vô độc lập

Ngày 18-2 vừa qua, lãnh đạo Cô-xô-vô là đã gửi thư tới 192 quốc gia nhằm thuyết phục các nước này công nhận Cô-xô-vô là một quốc gia độc lập. Cô-xô-vô chỉ là một tỉnh của Xéc-bi-a, một khi đã giành được độc lập thì “di chứng” mà nó để lại sẽ khiến các vấn đề chia rẽ dân tộc càng trở nên phức tạp hơn, và có thể sẽ châm ngòi cho một loạt các phong trào đòi ly khai khác.

Quan hệ Nga - phương Tây với vấn đề Cô-xô-vô

Việc Mỹ và một số nước phương Tây hậu thuẫn cho Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố ly khai khỏi Xéc-bi-a, trong khi Nga kịch liệt phản đối, khiến cho quan hệ Nga - phương Tây vốn đã bất đồng căng thẳng hơn. Sự bất đồng về vấn đề Cô-xô-vô là một tiến trình tất yếu từ những mâu thuẫn lợi ích mỗi bên. Dư luận cho rằng, mối quan hệ này sẽ tiếp tục “tồi tệ” hơn, ít ra là trong năm 2008 này, nếu như các bên liên quan không thống nhất được cách giải quyết vấn đề Cô-xô-vô và nhiều bất đồng về các vấn đề quốc tế khác.

Cô-xô-vô: Những nghịch lý thời đại

Do hậu quả của cuộc chiến tranh năm 1999 và tình trạng bất ổn định chính trị kéo dài, Xéc-bi-a nói chung và Cô-xô-vô nói riêng đều trong tình trạng kinh tế yếu kém, đời sống nhân dân rất khó khăn. Trong tình trạng như vậy, Cô-xô-vô cũng như Xéc-bi-a hơn bao giờ hết, cần phải thuận theo xu thế hội nhập. Theo dư luận quốc tế, việc tự trị Cô-xô-vô tự tuyên bố độc lập, tách ra khỏi Cộng hòa Xéc-bi-a là một nghịch lý của thời đại và sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho tình hình an ninh khu vực cũng như thế giới.

*** Bên lề sự kiện

Cô-xô-vô - Độc lập “ảo”

Sau khi tuyên bố độc lập, Cô-xô-vô không sở hữu bất kỳ một thẩm quyền nào vốn phải có đối với một “nhà nước” như lẽ thường tình. Đồng tiền lưu hành chung ở Cô-xô-vô sẽ là đồng ơ-rô; còn an ninh do lực lượng gìn giữ hòa bình NATO (KFOR) ở Cô-xô-vô đảm trách, các nhà cầm quyền chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các bộ quốc tế. Về thực chất, mọi quyết định của chính quyền Prít-ti-na hầu như không thể có bất kỳ hiệu lực nào. Niềm vui của những người thiểu số An-ba-ni ở Cô-xô-vô về ước mơ “độc lập” sẽ trở thành một hiện thực không có ngày mai.

Cô-xô-vô - Vùng đất “tối”

50% lượng điện bảo đảm sinh hoạt hằng ngày cho người dân Cô-xô-vô đang phải nhập khẩu. Thuốc, các dụng cụ y tế và thực phẩm thiết yếu cho vùng đất này có được cũng là do Chính phủ Xéc-bi-a đã đề nghị Nga viện trợ nhân đạo. Khi nền kinh tế của Cô-xô-vô chưa thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào viện trợ, sự thiếu hụt năng lượng đang là một trong những nguy cơ dẫn đến “bức tranh điêu tàn” của vùng đất này. Một tương lai u ám cho Cô-xô-vô hẳn sẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên bởi cái “thuộc tính quốc gia” đang là sợi dây níu chặt thêm cuộc sống của người dân Cô-xô-vô vào sự khốn khổ.

Mầm độc đã nảy?

Viễn cảnh một “nước Cộng hòa Cô-xô-vô dân chủ, tự do và đa sắc tộc” như tuyên bố của ông H.Tha-xi đã trở nên vô nghĩa khi các cuộc bạo động nổ ra liên tiếp. Lý do của cuộc xung đột vẫn là do mâu thuẫn sắc tộc, giữa sự hài lòng hay bất bình của người An-ba-ni hay người Xéc-bi-a. Khi Cô-xô-vô còn là một vùng có quyền tự trị do chính quyền Xéc-bi-a trao cho, người An-ba-ni đã tỏ ra bất bình, vì nghĩ mình thiệt thòi. Còn sau khi tuyên bố độc lập,người An-ba-ni lại phải đối mặt với sự phản đối của người Xéc-bi-a đang có những động thái manh nha đòi tách ra khỏi Cô-xô-vô.

Dư luận về Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố độc lập

Bất bình trước việc Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố độc lập, chính phủ Xéc-bi-a cực lực lên án hành động này. Bộ trưởng Ngoại giao Xéc-bi-a B.Ê-rơ-míc tuyên bố, Xéc-bi-a sẽ không bao giờ công nhận nền độc lập của Cô-xô-vô... Bày tỏ quan điểm phủ nhận sự độc lập của Cô-xô-vô, Tổng thống Nga V. Pu-tin khẳng định Nga sẽ không ủng hộ bất kỳ một quyết định “phi pháp và trái đạo lý” nào về việc Cô-xô-vô đơn phương tuyên bố độc lập...
 
Mỹ và “quân bài Cô-xô-vô”
 
Kịch bản cho việc Cô-xô-vô ly khai khỏi Xéc-bi-a đã nằm trong kế hoạch của Oa-sinh-tơn từ nhiều năm nay. Không mong muốn có sự hòa giải giữa tỉnh tự trị này với chính quyền Xéc-bi-a bởi mối bất hòa bị khoét sâu sẽ dọn đường cho Mỹ lập nên những chính phủ thân cận. Mỹ hy vọng có thêm “cánh tay nối dài” ở khu vực vốn lâu nay vẫn nằm dưới sự ảnh hưởng truyền thống của Nga nhằm tăng sức ép đối với Mát-xcơ-va. Mỹ cũng đặt EU lên “chảo lửa” sau khi châm ngòi ở Cô-xô-vô...
 
Chính trường Xéc-bi-a trước và sau ngày 17-2-2008

Cô-xô-vô - cái nôi lịch sử và văn hóa của người Xéc-bi-a. Dù không bị bất ngờ, nhưng việc tỉnh tự trị Cô-xô-vô thuộc Xéc-bi-a tự tuyên bố độc lập hôm 17-2 vẫn gây nên cú “sốc” vì tính chất quá nghiêm trọng của nó. Uất hận, bực tức vì chủ quyền quốc gia, dân tộc bị vi phạm, nhiều cuộc biểu tình, bạo động đã xảy ra ở Xec-bi-a, ở Cô-xô-vô và ở nhiều nơi có người Xec-bi-a sinh sống. Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng mới vẫn là câu hỏi phức tạp và nan giải đối với Xéc-bi-a hiện nay.

*** Kinh tế và hội nhập

Trung Quốc và cuộc chiến bảo vệ thương hiệu “Made in China”

Với ưu thế giá thành thấp, các sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in China” đang chiếm lĩnh mọi thị trường trên toàn thế giới, từ bình dân đến cao cấo. Tuy nhiên, gần đây, nhất là trong năm 2007, các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đang khiến giới tiêu dùng lo ngại đến mức “báo động” về chất lượng và độ an toàn. Mỹ, Nhật Bản, châu Âu... đã khởi tố nhiều vụ kiện liên quan đế chất lượng sản phẩm của các lô hàng của Trung Quốc.Bảo vệ thương hiệu “Made in China” đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc.

2 tuần trong 5 phút

Việt Nam

Thế giới

*** Văn học - nghệ thuật

Đối thoại văn hóa Đông Tây qua tiểu thuyết đoạt giải Nô-ben "Tên tôi là Đỏ"

Tiểu thuyết "Tên tôi là Đỏ" của nhà văn Óc-han Pa-múc là cuốn tiểu thuyết mà khi Hội đồng Giải Nô-ben vừa công bố trao giải cho cuốn sách của nhà văn Óc-han Pa-múc, báo giới phương Tây đã la lên rằng Giải Nô-ben hiện nay đã bị chính trị hóa. Thực ra, đằng sau những con chữ, Óc-han Pa-múc muốn rung lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự xung đột giữa hai nền văn hóa Đông-Tây đã từng diễn ra ở một nước phương Đông có phần lớn số dân theo đạo Hồi như Thổ Nhĩ Kỳ và đã từng tồn tại hàng thế kỷ nay.
 
*** Văn hóa - xã hội

Tai biến do tiêm vắc-xin - dân hoang mang không làm cho trẻ tiêm phòng

Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong vòng 2 năm qua, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm mạnh. Nếu như năm 2006 tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em Việt Nam đạt 95,7% thì năm 2007 con số này đã giảm xuống còn 81,2% tương đương với trên 200.000 trẻ em không được tiêm chủng đầy đủ. Việc liên tiếp xảy ra các ca tai biến do tiêm vắc-xin và nhiều trường hợp tử vong sau tiêm vắc-xin đã khiến người dân hoang mang lo lắng và không cho trẻ đi tiêm phòng định kỳ...
 
Trạm cửa khẩu quốc tế Cầu Treo quyết tâm thực hiện tốt mọi nhiệm vụ

Do đặc thù của khu vực cửa khẩu Cầu Treo, đây là nơi tụ họp nhiều thành phần cư trú, đi lại, các hoạt động của địch và các loại đối tượng ở đây cũng hết sức tinh vi, xảo quyệt, nhất là bọn tình báo gián điệp, bọn tội phạm hình sự, buôn lậu, ma túy, bọn trấn cướp đường biên, với tính chất mức độ và nguy hiểm rất lớn, nên Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Cầu Treo trực thuộc đồn Biên phòng Cửa khẩu Cầu Treo thường xuyên duy trì nghiêm chế độ thường trực sắn sàng chiến đấu như: trực chỉ huy, trực ban, trực chiến và tổ chức tuần tra canh gác nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Hương Ngải - làng cổ 2000 năm

Sự trường tồn của các giá trị văn hóa làng xã trước những biến cố lịch sử là một hằng số tạo thêm sức mạnh cho dân tộc để tiếp tục phát triển. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, các giá trị văn hóa cổ đang tiếp tục được phát huy. Làng Hương Ngải (Thạch Thất, Hà Tây) là một làng Việt cổ điển hình ở vùng châu thổ sông Hồng, còn lắng đọng trong lòng nó những trầm tích văn hóa vật thể và phi vật thể rất có giá trị. Những giá trị văn hóa ấy vượt ra ngoài không gian của làng xã, trở thành một hằng số hiếm quí trong di sản truyền thống, mang đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Thủ tướng Ma-lai-xi-a A.Ba-đa-uy: Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh

Dù liên minh cầm quyền thất bại nặng nề, ông Ba-đa-uy vẫn tuyên bố sẽ không từ chức. Để chứng minh cho quyết tâm này, ngay hôm sau, ngày 10-3, ông đã chính thức tuyên thệ nhậm chức trước Quốc vương Mi-dan Dai-nan A-bi-đin tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ trong một buổi lễ được tổ chức khá long trọng. Thủ tướng Ma-lai-xi-a nhấn mạnh: “Chương trình hành động của tôi vẫn còn rất dài. Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh vì sự tiến bộ của mỗi người dân và toàn đất nước”.
 
Pa-ki-xtan trước ngả rẽ chính trị mới

Dư luận còn nhớ ngay sau khi có kết quả bầu cử ở Pa-ki-xtan hồi tháng 2-2008, Mỹ, Anh và các đồng minh phương Tây đã hoan hỉ như thế nào khi Đảng PPP cùng Đảng của ông Sa-ríp giành chiến thắng. Theo BBC, đó là kết quả đáng khích lệ nhất đối với Mỹ và phương Tây bởi vì theo họ, đây là những lực lượng dân chủ. Song, điều mỉa mai đã xảy ra khi lực lượng này đang cô lập Tổng thống Mu-sa-ráp - người từng được họ ủng hộ trước đây - thay vì hợp tác để làm việc theo sự chỉ đạo của Mỹ./.