Bà Hi-la-ri lại thua
Sau 3 thất bại liên tiếp, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã đánh bại đối thủ Hi-la-ri Clin-tơn (Hilary Clinton) tại cuộc bầu cử sơ bộ trong nội bộ đảng ở bang Oai-ô-minh (Wyoming) hôm 8-3, nới rộng thêm khoảng cách về số lượng đại biểu ủng hộ so với cựu Đệ nhất phu nhân.
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, dẫn kết quả kiểm phiếu 100% cho biết, ông Ô-ba-ma đã giành được số phiếu ủng hộ áp đảo 61%, còn bà Hi-la-ri được 38%. Như vậy, so với bà Hi-la-ri, ông Ô-ba-ma đoạt già nửa trong tổng số 12 đại biểu của bang bờ tây này của nước Mỹ. Bất chấp kết quả ngày 8-3, các chuyên gia dự báo cuộc giành giật 599 ghế đại biểu ở 11 bang còn lại và 345 ghế “siêu đại biểu” giữa bà Hi-la-ri và ông Ô-ba-ma sẽ diễn ra quyết liệt tới phút chót. Cho tới hết ngày 8-3, vị thượng nghị sĩ trẻ gốc Phi đã nhận được sự ủng hộ của 1.527 đại biểu so với 1.428 đại biểu ủng hội cựu Đệ nhất phu nhân. Muốn giành được tối thiểu 2.025 ghế đại biểu để được đề cử làm ứng cử viên của Đảng Dân chủ, Hi-la-ri phải giành được tối thiểu 63,5% trong tổng số 944 ghế đại biểu còn lại, trong khi ông Ô-ba-ma chỉ cần giành thêm 53,5%. Theo nhận định của giới phân tích, yếu tố quyết định cán cân nghiêng về ai, nhiều khả năng sẽ tùy thuộc vào sự can thiệp của số “siêu đại biểu” còn lại. Đây không chỉ là sức ép mà còn là nhân tố dễ gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng Dân chủ.
Bang Oai-ô-minh được coi là thánh địa của Đảng Cộng hòa mà chưa một ứng cử viên nào của Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong 10 kỳ bầu cử tổng thống Mỹ suốt từ năm 1964 tới nay. Người phụ trách chiến dịch bầu cử của ông Ô-ba-ma, ông Đê-vit Plúp-phơ (David Plouffe), tuyên bố: “Đây là chiến thắng rất quan trọng đối với chúng tôi”. Ông cũng không quên nhấn mạnh việc cả chồng lẫn con gái của Hi-la-ri đều có mặt tai Oai-ô-minh để động viên cổ vũ bà.
Ông Ô-ba-ma nhìn chung, lợi thế hơn bà Hi-la-ri tại những cuộc bầu cử trong nội bộ đảng, theo đó, cử tri bỏ phiếu trong các phòng kín vào những giờ nhất định. Cho tới nay, vị thượng nghị sĩ bang I-li-noi này đã thắng tổng cộng 13 cuộc bỏ phiếu kiểu trên, trong khi bà Hi-la-ri chỉ thắng có 3. Tuy nhiên, thượng nghị sĩ bang Niu Yoóc, bà Hi-la-ri nhấn mạnh, bà đạt thành tích tốt hơn tại những cuộc bỏ phiếu công khai ở các bang lớn như Ô-hai-ô (Ohio), Ca-li-pho-ni-a (California) và Niu Giơ-xi (New Jersey), những nơi mà phe Dân chủ sẽ buộc phải thắng nếu muốn “chiếm” được Nhà Trắng.
Trong một diễn biến khác, trả lời phỏng vấn truyền hình hôm 8-3, ông Ô-ba-ma đã phủ nhận khả năng chấp nhận làm Phó tổng thống cho bà Hi-la-ri nếu bà thắng cử. Gần đây, bà Hi-la-ri đã bóng gió nói rằng, nếu trở thành ứng cử viên tổng thống chính thức của Đảng Dân chủ, bà sẽ xem xét việc liên danh với ông Ô-ba-ma.
Tổng thống Crô-a-ti-a bầu chọn cho Vịnh Hạ Long  (11/03/2008)
Mục lục, tóm tắt Chuyên đề cơ sở số 14 (2-2008)  (10/03/2008)
Tóm tắt Chuyên đề cơ sở số 14 (2-2008)  (10/03/2008)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 11-02-2008 đến ngày 23-02-2008  (10/03/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm Cộng hòa Ai-len  (10/03/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu thăm Cộng hòa Ai-len  (10/03/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên