Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Triển vọng và thách thức
Sáng nay, ngày 28-3-2008, tại tỉnh Long An đã diễn ra hội thảo khoa học: “Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng bằng sông Cửu Long - Triển vọng và thách thức” do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Long An và Viện Khoa học Công nghệ Phương Nam tổ chức.
Dự hội thảo có PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; đồng chí Trương Văn Tiếp, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An; Phan Quốc Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu; Trần Thị Kim Cúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang. Tham dự hội thảo còn có gần 100 nhà khoa học, nhà quản lý; đại diện các bộ, ngành liên quan, đại diện lãnh đạo tỉnh và các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) 13 tỉnh trong khu vực .
Mục đích của hội thảo là làm rõ yêu cầu, vị trí và chiến lược phát triển các KCN, KCX khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong tổng thể chiến lược phát triển chung của cả nước.
Trong phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Trương Văn Tiếp nêu rõ: Hội thảo này là một diễn đàn lớn để trao đổi, lắng nghe những ý kiến có tính nhận xét, đánh giá phản biện của các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp xoay quanh những vấn đề: Phát triển KCN, KCX, cụm công nghiệp, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, về cơ chế quản lý, môi trường văn hóa… của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện tại và trong tương lai.
PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, trong Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo đã nêu rõ: Là một vùng kinh tế trọng điểm quan trọng bậc nhất về an ninh lương thực và thủy, hải sản của cả nước, trong thời gian qua, mặc dù đã đạt được một số thành tựu rất đáng khích lệ, nhưng cũng giống như nhiều khu vực khác của cả nước, đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước hàng loạt các vấn đề cần có sự thống nhất chung về mặt nhận thức để có những bước đi thích hợp và sự điều chỉnh kịp thời. Điều nổi rõ, dễ nhận thấy nhất của khu vực này là, chất lượng quy hoạch và định hướng chung của sự phát triển chưa cao. Phát triển các KCN chưa gắn kết với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhiều KCN đã được hình thành, nhưng ít có các sản phẩm và các hoạt động trực tiếp hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, giúp khai thác các lợi thế của địa phương và toàn vùng.
Để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, Hội thảo tập trung phân tích, làm rõ một số vấn đề sau:
1. Vấn đề quy hoạch phát triển KCN, CĐCN ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Có nên phát triển KCN ở tất cả các tỉnh hay chỉ tập trung hình thành một số trung tâm công nghiệp đặc trưng vùng; Phát triển tất cả các ngành công nghiệp như mọi KCN khác của cả nước, hay chỉ nên tập trung phát triển các ngành công nghiệp mà địa phương có nhiều lợi thế.
2. Ô nhiễm môi trường đang thực sự trở thành vấn nạn tại các KCN vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bằng cách nào để ngăn chặn vấn đề này?
3. Vì sao hiệu quả sử dụng đất tại các KCN đã được hình thành ở đồng bằng sông Cửu Long rất thấp so với các khu vực khác của cả nước?
4. Chính sách thu hồi đất, vấn đề tái định cư, đào tạo tay nghề và sắp xếp bố trí việc làm cho người nông dân sau khi thu hồi đất.
5. Làm sao để thu hút các ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ tập trung đầu tư khai thác có hiệu quả nhất lợi thế của vùng này?
6. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và chăm lo đời sống cho người lao động tại các KCN và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong những năm gần đây  (28/03/2008)
Thành phố Cần Thơ trên con đường đổi mới và hội nhập  (28/03/2008)
Một số vấn đề xây dựng luật phát triển năng lượng nguyên tử ở nước ta  (28/03/2008)
Chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn trước mắt  (28/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên