Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Khẩn trương ban hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực
TCCS - Ngày 11-4-2024, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4-2024 để thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023.
Dự phiên họp có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương.
Tại phiên họp, sau khi nghe tờ trình tóm tắt về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi, phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 và báo cáo tiếu thu ý kiến thẩm định, các đại biểu thảo luận trao đổi về các vấn đề quan trọng, nhất là các nội dung còn có ý kiến khác nhau.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao các bộ, cơ quan đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các nội dung và nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở; đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát của các thành viên Chính phủ và các đại biểu; giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo, Bộ Tài chính tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án, phương án theo quy định, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, chính sách thuế phải phù hợp đối với các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời góp phần tháo gỡ được điểm nghẽn, hạn chế mà thực tiễn đặt ra, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, như khuyến khích đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, các ngành mới nổi; khuyến khích chế biến sâu, sản xuất trong nước; khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu; ngăn chặn buôn lậu, chống thất thu thuế trong dịch vụ du lịch.
Cơ bản nhất trí với các ý kiến về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện đúng Luật Ngân sách, song phải có trọng tâm, trọng điểm, hài hòa, hợp lý, công bằng, công khai, minh bạch; nhất là ưu tiên cho các lĩnh vực thực hiện mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đề ra, trong đó có ưu tiên thực hiện đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.
Về nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng thể chế thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan tích cực chuẩn bị phục vụ Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Số lượng các dự án luật Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này là rất lớn (18 dự án luật) và với 52 tài liệu khác nhau, do đó nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng dự án luật, không để xảy ra tình trạng cố ý cài cắm quy định lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua. Theo đó, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, ban hành các văn bản nợ ban hành quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2024; khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Nhà ở và Luật Bất động sản, trước ngày 15-5-2024.
Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phát huy vai trò của người đứng đầu, các đồng chí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tập trung nguồn lực, có chế độ tuyển dụng, ưu đãi nhiều hơn đối với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Đồng thời, rút ngắn hơn nữa quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, xử lý nghiêm vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý, các bộ, ngành phải tăng cường năng lực phản ứng chính sách, kịp thời sửa đổi để tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, tiết giảm chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp ngay trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh. Cùng với đó, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu, đề xuất xây dựng các quy định pháp luật mới nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo; khơi thông, thúc đẩy phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành, lĩnh vực mới nổi.
Thủ tướng nhấn mạnh, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, cơ quan trong quá trình xây dựng, tiếp thu, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ; lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, tiếp thu ý kiến doanh nghiệp, người dân, trên tinh thần 3 cùng (cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn, hành động; và cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển). Đồng thời, tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện nước ta; tăng cường truyền thông chính sách, nhất là truyền thông trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật, tạo sự đồng thuận và hiệu quả trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher  (11/04/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)  (09/04/2024)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế  (02/04/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3  (02/04/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên