Tiếp tục vun đắp và tăng cường quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào
TCCS - Ngày 26-2-2024, Cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đồng chủ trì diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.
Đây là sự kiện quan trọng góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.
Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, trong đó có công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, trao đổi về tình hình thế giới, khu vực và những nội dung hai bên cùng quan tâm; đánh giá kết quả quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua; thống nhất những định hướng lớn trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong thời gian tới.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng, đánh giá cao quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả trên các lĩnh vực, trong đó quan hệ chính trị tiếp tục được tăng cường; hợp tác quốc phòng - an ninh được thúc đẩy có hiệu quả; hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật có bước chuyển biến tích cực.
Hai đồng chí lãnh đạo chúc mừng những thành tựu quan trọng và toàn diện mà nhân dân hai nước đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trong thực hiện nghị quyết đại hội của mỗi Đảng; cám ơn về sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa dành cho nhau trong thời gian qua. Hai bên nhấn mạnh truyền thống lịch sử gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau; khẳng định quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan, quy luật lịch sử và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai nước cần được phát huy, truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trước sau như một, quan hệ Việt Nam - Lào luôn giữ vai trò quan trọng đặc biệt, là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh một số nội dung chính nhằm tăng cường quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian tới.
Nhất trí với những ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ Lào - Việt Nam đối với an ninh và phát triển của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và thế giới.
Tại cuộc gặp, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đánh giá cao những kết quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, quốc phòng - an ninh, đồng thời đề xuất một số phương hướng hợp tác cụ thể giữa hai nước trong thời gian tới.
Hai bên nhất trí trong bối cảnh tình hình hiện nay, hai Đảng, hai nước cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường tình đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau, tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, là nòng cốt định hướng tổng thể quan hệ giữa hai Đảng, hai nước; đẩy mạnh trụ cột hợp tác về quốc phòng - an ninh và đối ngoại; tạo đột phá trong hợp tác kinh tế; thúc đẩy hợp tác về giáo dục, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và giao lưu nhân dân trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước. Chú trọng hợp tác giữa các ban của Đảng, các bộ, ngành của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức nhân dân và các địa phương hai nước.
Hai bên khẳng định cần phát huy hiệu quả các cơ chế hiện có, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xây dựng những cơ chế mới phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng  (24/02/2024)
Quyết tâm tạo đột phá nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc  (20/02/2024)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long  (14/02/2024)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Thư chúc mừng năm mới Giáp Thìn 2024  (02/02/2024)
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV  (15/01/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển