Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ đánh giá tình hình tết Nguyên đán và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau tết
TCCS - Ngày 15-2-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ để đánh giá tình hình tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau tết.
Dự cuộc họp có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; bộ trưởng các bộ, lãnh đạo các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các bộ, cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng đã tổ chức trực, ứng trực thường xuyên trong thời gian nghỉ tết Nguyên đán và triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 23-11-2023, của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg, ngày 15-12-2023, của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; triển khai đúng, đủ, kịp thời, có đổi mới các chính sách an sinh xã hội; chú trọng các hoạt động tri ân, nghĩa tình đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Hàng hóa trong dịp tết dồi dào, bảo đảm chất lượng và giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc. Nhiều công trường, nhà máy duy trì hoạt động xuyên tết để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt...
Giao thông vận tải cơ bản thông suốt, xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông. An ninh chính trị, chủ quyền quốc gia được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Các hoạt động văn hóa, lễ hội diễn ra sôi động, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo đảm nếp sống văn minh, nhất là đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Nhân dân đón tết Giáp Thìn 2024 trong không khí vui tươi, đầm ấm, nghĩa tình, sum vầy, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; mọi người, mọi nhà đều có tết. Trong 7 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2024, ngành du lịch ước đón và phục vụ 10,5 triệu lượt khách nội địa (tăng 16,6% so với cùng kỳ tết Nguyên đán năm 2023), trong đó có khoảng 3,5 triệu lượt khách lưu trú (tăng 75% so với cùng kỳ). Một số địa phương có cảng biển quốc tế đã tổ chức đón khách du lịch tàu biển trong dịp tết Nguyên đán, cho thấy dấu hiệu một năm phục hồi nhiều khởi sắc của dòng khách quốc tế.
Tuy nhiên, trong dịp nghỉ tết, tình hình vi phạm quy định an toàn giao thông vẫn diễn ra phức tạp; còn xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ tại một số thời điểm cận tết, một số trường hợp vận chuyển hành khách quá số người quy định trên phương tiện vận tải; sức mua hàng hóa tăng thấp; việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội, khu du lịch, công tác vệ sinh môi trường có nơi còn chưa tốt...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trong dịp tết. Đặc biệt Thủ tướng ghi nhận, cảm ơn, đánh giá cao các lực lượng ứng trực trên các lĩnh vực, bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới, biên cương Tổ quốc; bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân trong dịp vui xuân, đón tết; các lực lượng làm vệ sinh môi trường bảo đảm cho đất nước ta sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm nay là năm đầu tiên, Việt Nam thực hiện Nghị quyết của Liên hợp quốc công nhận tết Nguyên đán là ngày nghỉ quốc tế. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương đã bảo đảm không thiếu hàng, không đội giá; lương thực, thực phẩm dồi dào; an sinh xã hội được làm tốt, chăm lo cho người dân, các đối tượng chính sách, người yếu thế, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các lực lượng ứng trực; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; nhiều nhà lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế đã gửi điện chúc mừng tết Nguyên đán của Việt Nam; người Việt Nam ở nước ngoài cũng tổ chức vui xuân, đón tết, góp phần quảng bá văn hóa của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ban hành ngay chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; tiếp tục bảo đảm công tác an sinh xã hội, thực hiện đúng nghị quyết của Trung ương với mục tiêu toàn diện, bao trùm, hiện đại, bền vững; bảo đảm các lễ hội sau tết được tổ chức an toàn, lành mạnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp tục chăm lo bảo vệ sức khỏe của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, cương quyết vô hiệu hóa các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.
Các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước./.
Hà Phương (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc tết, động viên cán bộ, bác sĩ và bệnh nhân các bệnh viện tại Hà Nội  (08/02/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, tặng quà, chúc tết tại thành phố Cần Thơ  (05/02/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị thúc đẩy thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh  (04/02/2024)
Phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ  (02/02/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển