Phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024
TCCS - Ngày 24-1-2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo phát động Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ tư, năm 2024. Cuộc họp báo được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước.
Chủ trì họp báo có các đồng chí: GS. TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi; TS Lê Hải Bình, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thượng tướng, PGS. TS Nguyễn Văn Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương.
Phát biểu tại cuộc họp báo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, cuộc thi được phát động lần thứ tư nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nâng cao về nhận thức, ý chí, hành động trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hình thành mạng lưới rộng khắp đất nước để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh hiệu quả với các luận điệu, âm mưu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, lực lượng người làm báo trong bối cảnh mới.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, qua ba lần tổ chức, Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng đi vào nền nếp, chất lượng, quy mô, thành công, tạo sự đồng thuận, lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội, đồng thời khẳng định bản sắc của cuộc thi, về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhiều bài viết đã trực tiếp phản bác đanh thép và thuyết phục các luận điệu sai trái, qua đó góp phần tăng cường "sức đề kháng" của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những thông tin xấu, độc.
Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024 tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tiếp tục phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho lực lượng tham gia, hình thành mạng lưới rộng khắp để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024 còn nhằm góp phần tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 40 năm đổi mới đất nước và xây dựng dự thảo các văn kiện của Đại hội XIV của Đảng. Thông qua cuộc thi hình thành nguồn sản phẩm phong phú, có chất lượng, có tính chiến đấu cao phục vụ trực tiếp công tác tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị, địa phương, tăng cường thông tin tích cực, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Trên cơ sở kế hoạch của Ban Tổ chức, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đơn vị, tỉnh ủy, thành ủy sớm có kế hoạch cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu của cuộc thi để triển khai trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân bằng nhiều hình thức sáng tạo, hiệu quả. Đồng thời, thông qua cuộc thi có thêm các luận cứ để đóng góp vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của đảng bộ các địa phương; tham góp vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng; hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, cuộc thi cần huy động thêm sự tham gia của các lực lượng như đoàn viên, thanh niên, sinh viên - thế hệ trẻ của đất nước - để lan tỏa cuộc thi tới mọi tầng lớp nhân dân.
Đối tượng dự thi là người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước có tác phẩm chính luận phù hợp với tiêu chí của cuộc thi. Với các tác phẩm dạng viết, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 2 tác phẩm dự thi gồm: 1 bài viết chính luận loại hình tạp chí (tạp chí in hoặc tạp chí điện tử) và 1 bài viết chính luận loại hình báo (báo in hoặc báo điện tử). Mỗi bài viết gửi tham gia dự thi gồm bản in (khổ A4) và file mềm (định dạng Microsoft Word). Các tác phẩm dạng âm thanh, hình ảnh, mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 3 tác phẩm dự thi: 1 tác phẩm loại hình phát thanh, 1 tác phẩm loại hình truyền hình), 1 tác phẩm loại hình video clip. Mỗi tác phẩm dự thi gồm file âm thanh (định dạng mp3) hoặc hình ảnh (định dạng mp4) và bản in kịch bản văn học (định dạng Microsoft Word).
Tác phẩm dự thi là tác phẩm sáng tạo lần đầu, chưa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội trước thời điểm phát động cuộc thi. Sau khi gửi tác phẩm dự thi về ban tổ chức cuộc thi ở cấp cơ sở, tác giả/nhóm tác giả có thể công bố/đăng tải tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng phải thông báo cho cơ quan đã nhận tác phẩm dự thi và gửi minh chứng kèm theo. Tác giả/nhóm tác giả hoặc cơ quan liên quan không sử dụng tác phẩm tham gia cuộc thi này để tham gia các cuộc thi khác.
Chủ đề tác phẩm tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm, như: Bảo vệ, khẳng định giá trị, sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nội dung của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần bổ sung, phát triển; các yêu cầu, nguyên tắc trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay...
Ban chỉ đạo 35 cấp tỉnh và tương đương căn cứ kế hoạch, thể lệ cuộc thi và định hướng chủ đề tác phẩm dự thi để phát động, tổ chức cuộc thi ở cấp tỉnh và tương đương, lựa chọn trao giải và gửi các tác phẩm xuất sắc dự thi cấp Trung ương.
Ban Chỉ đạo Cuộc thi cấp Trung ương sẽ trao giải theo 5 loại hình tác phẩm dự thi là: Tạp chí, báo, phát thanh, truyền hình, video clip. Mỗi loại hình tác phẩm báo/tạp chí dự kiến trao 3 giải A, 6 giải B, 10 giải C, 20 giải khuyến khích. Mỗi loại hình tác phẩm phát thanh/truyền hình dự kiến trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải khuyến khích; loại hình Video clip dự kiến trao 1 giải A, 2 giải B, 3 giải C, 6 giải khuyến khích. Ban Chỉ đạo Cuộc thi cấp Trung ương dự kiến lựa chọn, trao một giải Đặc biệt cho tác phẩm thuộc tất cả các loại hình.
Ban Chỉ đạo Cuộc thi cấp Trung ương trao 15 giải "Tập thể xuất sắc" cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức cuộc thi tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình sâu rộng, sáng tạo; có nhiều tác phẩm dự thi cấp Trung ương đạt chất lượng tốt, trong đó có ít nhất một tác phẩm đoạt giải B trở lên.
Ngoài giải chính thức, Ban Chỉ đạo Cuộc thi cấp Trung ương trao 20 giải "Triển vọng" cho tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả là đoàn viên, thanh niên, sinh viên lọt vào vòng chung khảo có số điểm cao nhất trong số tác phẩm của đoàn viên, thanh niên, sinh viên; trao phần thưởng cho tác giả/nhóm tác giả cao tuổi và nhỏ tuổi nhất.../.
Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Ba, năm 2023  (23/10/2023)
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (19/10/2023)
Kỳ họp thứ tám của Hội đồng Lý luận Trung ương  (30/09/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển