Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
TCCS - Ngày 20-1-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình.
Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh; Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Ngô Đông Hải và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và cán bộ chủ chốt tỉnh Thái Bình.
Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu của đại diện nhiều bộ, ngành, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự ấn tượng khi Thái Bình đang chuyển mình mạnh mẽ theo hướng phát triển toàn diện, vững chắc, đồng đều ở cả 3 khu vực: Nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - dịch vụ.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, biểu dương và chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình trong hơn nửa nhiệm kỳ qua đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu, quan trọng của nhiệm kỳ 2020 - 2025; đạt nhiều kết quả phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chăm lo cho người có công, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, tạo thế và lực để Thái Bình phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao quyết tâm chính trị, khát vọng vươn lên, ý chí và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thái Bình, sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy phát triển kinh tế với các giải pháp đồng bộ và tầm nhìn chiến lược, phù hợp với xu thế phát triển.
Trong nhiệm kỳ này, Thái Bình đã đi được 2/3 chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tỉnh đã triển khai các nghị quyết đúng hướng, đạt kết quả rất đều khắp trên các lĩnh vực.
Nguyên nhân của thành công là công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được thực hiện đồng bộ, có nhiều đổi mới. Sự thống nhất về nhận thức, hành động và tinh thần đoàn kết trong toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận xã hội, niềm tin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền các cấp ngày càng được nâng cao.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ ấn tượng cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại Thái Bình chuyển dịch tích cực. Năm 2023, công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm chiếm 19,9%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GRDP (không tính thuế sản phẩm) tăng từ 72,5% năm 2020 lên 78,9% năm 2023. Nổi bật, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động toàn xã hội giảm từ 30,7% xuống khoảng 25,5%.
Thái Bình tiếp tục phát huy tinh thần, truyền thống cách mạng rất vẻ vang, "không chủ quan và thỏa mãn, không nên cho như thế là đủ" như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Thái Bình trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt năng suất 5 tấn lúa/ha; “làm cho Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần về thăm Thái Bình năm 1967.
Thái Bình tiếp tục rà soát để thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của tỉnh đạt mức cao nhất; xây dựng và tổ chức, triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt.
Khu kinh tế Thái Bình đã hình thành rõ nét, khẳng định được vai trò động lực phát triển của tỉnh, tạo niềm tin, sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư có uy tín trên thế giới. Các dự án lớn được tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, như Khu công nghiệp VSIP Thái Bình, Khu công nghiệp Hải Long, Nhà máy nhiệt điện LNG… Thái Bình lấy phát triển kinh tế công nghiệp và kinh tế đô thị làm động lực để thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương thúc đẩy các trọng tâm chiến lược, trong đó có hạ tầng trong tỉnh (gồm hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế, hạ tầng nông thôn...), hạ tầng kết nối với các địa phương khác trong vùng (đường ven biển, cao tốc CT08, đường kết nối khu kinh tế...); rà soát lại và có đề án duy tu, cải tạo, nâng cấp hệ thống đê biển, hạ tầng thủy lợi; tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất, nhà ở xã hội; tiếp tục quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thái Bình cần khẩn trương rà soát các luật do Quốc hội vừa ban hành, trong đó có nhiều quy định giao quyền cho cấp tỉnh; Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân rà soát toàn bộ hệ thống văn bản của địa phương để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh. Từ nhiệm kỳ sau cần triển khai thực hiện sớm, rà soát hệ thống văn bản ngay từ đầu để lập kế hoạch cho cả nhiệm kỳ; rà soát, sớm hoàn thiện đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.
Tiếp tục chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bên cạnh đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tạo điều kiện tốt nhất cho mọi người, mọi nhà đón mừng năm mới, vui tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi.
Ghi nhận và nhất trí với các đề xuất, kiến nghị của Thái Bình, Chủ tịch Quốc hội lưu ý tỉnh phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan xây dựng và trình phương án để Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ quyết định theo thẩm quyền, trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển - "tỉnh mạnh thì Trung ương cũng mạnh"./.
Trung Duy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang  (18/01/2024)
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV  (15/01/2024)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp, hội đàm với Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo thăm cấp nhà nước tới Việt Nam  (13/01/2024)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên