Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục mới
Lượng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong tháng 6-2008 đã đạt kỷ lục mới với hơn 16 tỉ USD. Trong 6 tháng qua, vốn FDI đã tăng khoảng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 1,5 lần mục tiêu đặt ra cho cả năm 2008. Những con số ấn tượng đó tiếp tục chứng minh các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tin tưởng mạnh mẽ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Theo số liệu chính thức từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 6-2008, cả nước có 163 dự án được cấp Giấy Chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16,2 tỉ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2007.
Sáu tháng qua, Việt Nam tiếp nhận 487 dự án, với số vốn đăng ký 31,6 tỉ USD tăng 3,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đa số vốn FDI 6 tháng qua đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nặng (khoảng 9 tỉ USD gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn), công nghiệp nhẹ (1,5 tỉ USD). Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài (19,5 tỉ USD), sau đó là liên doanh (10,2 tỉ USD).
Với dự án xây dựng khu liên hợp sản xuất gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan) trị giá 7,8 tỉ USD đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh vươn lên là địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước. Đây cũng là dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam được cấp phép. Tiếp theo là Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh…
Đài Loan trở thành nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn hơn 8 tỉ USD. Với dự án Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn có số vốn 6,2 tỉ USD, Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là Ca-na-đa, Xin-ga-po…
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, số vốn FDI đăng ký cao trong 6 tháng qua cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư ở Việt Nam với nhiều thế mạnh tiếp tục được giữ vững và phát huy.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho biết, tình hình thu hút FDI cùng các chỉ số về lạm phát, giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… tháng 6-2008 chuyển biến tích cực, chứng tỏ, 8 nhóm giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, phát triển ổn định kinh tế vĩ mô đã từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa nhằm tháo gỡ các khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài./.
Thu hút trên 31,6 tỉ USD vốn FDI trong 6 tháng  (24/06/2008)
Tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt gần 11%  (24/06/2008)
Thành phố Tam Kỳ với công tác xóa đói, giảm nghèo  (24/06/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ  (23/06/2008)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ  (23/06/2008)
Quốc vương Cam-pu-chia sẽ thăm chính thức Việt Nam  (23/06/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên