Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43
TCCS - Ngày 4-9-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Indonesia bắt đầu tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và hoạt động liên quan theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia Joko Widodo. Theo lịch trình chuyến công tác, Đoàn sẽ làm việc đến ngày 7-9-2023.
* Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia kể từ cuộc gặp tháng 5-2023 tại Labuan Bajo; khẳng định trên nền tảng những giá trị quý báu của mối quan hệ hữu nghị truyền thống do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Soekarno đặt nền móng, hai nước sẽ tăng cường trao đổi tiếp xúc cấp cao và các cấp trong thời gian tới, đặt dấu mốc cho kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2023 và hướng tới các sự kiện lớn trọng đại 70 năm quan hệ ngoại giao và 80 năm Quốc khánh của hai nước vào năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí tích cực phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương và phối hợp triển khai tốt các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết, trong đó có việc đưa văn kiện đã ký kết về hợp tác biển sớm có hiệu lực và triển khai thực hiện trong thực tế, tạo động lực đưa quan hệ đối tác chiến lược phát triển lên tầm cao mới, hướng tới đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai nước duy trì đà tăng trưởng thương mại theo hướng cân bằng hơn, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2028; đề nghị Chính phủ hai nước cùng thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước tăng cường đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái xe điện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Indonesia hạn chế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal có xuất xứ Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng mới có tính chiến lược và tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm; đề nghị Indonesia công nhận nỗ lực của Việt Nam về quản lý hoạt động tàu cá, hạn chế tối đa hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Indonesia dự Hội nghị cấp cao ASEAN 43 và các hội nghị liên quan; cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực của Việt Nam dành cho Indonesia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2023. Tổng thống Joko Widodo hoan nghênh các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Vinfast, đầu tư tại Indonesia, đẩy mạnh hợp tác phát triển năng lượng tái tạo, hệ sinh thái xe điện; đề nghị hai nước tăng cường hợp tác biển, hợp tác nghề cá bền vững và sớm ký Bản ghi nhớ về hợp tác nghề cá.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Indonesia bảo đảm thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 và Năm Chủ tịch ASEAN 2023, góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN và đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ duy trì đoàn kết và các nguyên tắc đã nhất trí của ASEAN trong vấn đề Biển Đông, nhất là việc ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mời Tổng thống Joko Widodo sớm thăm Việt Nam. Tổng thống Joko Widodo đã vui vẻ nhận lời mời.
** Tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) năm 2023, với chủ đề: “ASEAN trong vai trò trung tâm: Sáng tạo để bao trùm hơn” (ASEAN BIS 2023 tập trung thảo luận về 5 chủ đề chính bao gồm: Chuyển đổi số và phát triển bền vững; an ninh lương thực; y tế sức khỏe, y tế bảo đảm hoạt động doanh nghiệp và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, cục diện thế giới đa cực là một xu thế tất yếu, cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt, xu hướng phân mảnh, tập hợp lực lượng ngày càng rõ nét. ASEAN đứng trước sứ mệnh phải khẳng định “là một cực trong thế giới đa cực”, là trung tâm trong hợp tác cũng như cấu trúc ở khu vực và ASEAN hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận được sứ mệnh đó.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, ASEAN độc lập và tự cường, là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, với tốc độ tăng trưởng năm 2022 đạt 5,6%. Dự báo, tăng trưởng của ASEAN năm 2023 đạt 4,5%, cao hơn so với dự báo tốc độ tăng trưởng của nhóm các nước phát triển; thương mại nội khối đạt trên 856 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN; đầu tư nội khối đạt gần 27 tỷ USD, chiếm khoảng 12% tổng FDI của cả khu vực. ASEAN ứng phó hiệu quả với các thách thức về an ninh năng lượng, an ninh lương thực; vững vàng vượt qua đại dịch COVID-19…
ASEAN đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong các cơ chế hợp tác khu vực thông qua quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài. Thông qua các cơ chế như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)… Các nước ASEAN đã tạo dựng và duy trì cân bằng, linh hoạt quan hệ với các đối tác bên ngoài của ASEAN. Các nước đều ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và chấp nhận các nguyên tắc, chuẩn mực chung của ASEAN; đã có 43 quốc gia tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).
Để ASEAN tiếp tục phát huy vai trò và vị thế cũng như tận dụng và nắm bắt những cơ hội từ trật tự thế giới hiện tại, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ASEAN cần củng cố và tăng cường đoàn kết nội khối; giữ vững nguyên tắc, lập trường, quan điểm chung của ASEAN; giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.
ASEAN cũng cần duy trì cam kết lâu dài về mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư; luôn mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư, ý tưởng sáng tạo và tài năng; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường hội nhập khu vực sâu rộng hơn để khai thác tốt hơn các thế mạnh của nhau nhằm nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu mới, nhất là các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Thủ tướng cũng đề xuất, ASEAN cần phát triển theo hướng không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; kiên định cách tiếp cận toàn dân trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển. Để phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá mới cho ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chính phủ và doanh nghiệp các nước cần hợp tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và thực chất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới sáng tạo; có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, khó khăn để không ai bị bỏ lại phía sau; nâng cao năng lực, đạo đức kinh doanh; tuân thủ tốt pháp luật; xây dựng văn hóa kinh doanh, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia; đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, cùng lớn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định là đối tác tin cậy, thành viên tích cực có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước khác trong ASEAN để nỗ lực xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư đến với Việt Nam cùng phát triển, với phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng ASEAN nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng sẽ bắt kịp những xu thế mới, ứng phó hiệu quả với các thách thức, bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu phục hồi tăng trưởng trong ngắn hạn và phát triển bền vững trong dài hạn, tranh thủ tối đa các cơ hội phát triển mới, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và Cộng đồng ASEAN cũng như chính các doanh nghiệp.
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ công bố mở đường bay thẳng Jakarta - Hà Nội của Vietjet, tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế, tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Indonesia./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, thành phố Hà Nội  (30/08/2023)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp, hội kiến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long  (29/08/2023)
Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long thăm chính thức Việt Nam  (28/08/2023)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tự chủ về công nghệ để bảo đảm an toàn, an ninh mạng  (26/08/2023)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam