Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2023 - 2028
TCCS - Ngày 12-7-2023, Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Hội Xuất bản Việt Nam, đổi mới, hội nhập và phát triển” đã diễn ra tại Hà Nội.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại đại hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang gửi lẵng hoa chúc mừng.
Đại hội có sự tham dự của đông đảo đại biểu và khách mời là đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam qua các thời kỳ.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV, nhiệm kỳ 2017 - 2023 trình Đại hội nêu rõ, nhiệm kỳ 2017 - 2023, hội đã kiện toàn được 5 ban chuyên môn và xây dựng được bộ quy chế hoạt động. Hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thành công Giải thưởng Sách quốc gia với sự nâng tầm về quy mô, chất lượng so với Giải thưởng Sách Việt Nam trước đây. Hội có đóng góp tích cực trong Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IV, V, VI, VII, VIII; Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 - 2017, 2018 - 2020 và 2021 - 2023.
Hội đã đại diện cho hội viên tích cực tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội và của ngành xuất bản, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên; triển khai tích cực các hoạt động đối ngoại, là Chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Xuất bản Đông Nam Á nhiệm kỳ 2022 - 2023. Hội Xuất bản Việt Nam đã được công nhận là 1/30 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ...
Chỉ đạo tại Đại hội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, trong suốt 70 năm xây dựng và trưởng thành, ngành xuất bản Việt Nam đã có những đóng góp hết sức quan trọng, đưa nước ta từ một quốc gia thiếu sách vào những năm trước, nay đã vươn lên phát triển cả về quy mô, công nghệ, trình độ, năng lực ngang tầm khu vực với hệ thống 57 nhà xuất bản, trên 450 triệu bản sách/năm, đưa mức bình quân sách/đầu người đạt 6 bản sách/người/năm. Nội dung sách ngày càng phong phú, toàn diện, đa dạng về chủ đề; chất lượng chính trị, văn hóa trong các xuất bản phẩm không ngừng được nâng cao. Đội ngũ những người làm xuất bản đã và đang phát huy vai trò tiên phong, không quản khó khăn, gian khổ, đổi mới, sáng tạo thực hiện tốt trách nhiệm, sứ mệnh của của mình; tích cực, chủ động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; tham gia xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực, bảo vệ chủ quyền biển, đảo...
Đặc biệt, trong thời gian COVID-19 diễn ra phức tạp, những người làm xuất bản càng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm, không quản hiểm nguy, kịp thời cung cấp thông tin, tri thức đến bạn đọc cả nước bằng nhiều hình thức, bảo đảm an sinh tinh thần của người dân trong bối cảnh khó khăn. Trong những thành tích lớn lao đó, có đóng góp quan trọng của Hội Xuất bản Việt Nam và đông đảo hội viên, người làm xuất bản trên cả nước.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V diễn ra trong bối cảnh sau gần 40 năm đổi mới, vị thế, uy tín, tiềm lực của đất nước đã được nâng lên, tạo thế và lực mới cho sự phát triển của ngành xuất bản. Cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen tác động mạnh mẽ đến mọi ngành nghề, lĩnh vực, cũng như đến tổ chức và hoạt động của Hội Xuất bản Việt Nam.
Để hội có thể khẳng định, nâng cao vị trí, vai trò, trở thành tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả trong giai đoạn tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, ngành xuất bản và Hội Xuất bản Việt Nam cần nắm vững, quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; có những giải pháp, biện pháp cụ thể, mạnh mẽ, khả thi để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống.
Ngành và Hội Xuất bản chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về cơ chế, chính sách, trước mắt là đóng góp tích cực vào Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW về nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản vào năm 2024; tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo của Đảng về hoạt động xuất bản và sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản 2012; bảo đảm phát triển tốt đi đôi với chỉ đạo, quản lý tốt.
Hội Xuất bản Việt Nam cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của mình là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của người làm công tác xuất bản, là một trong những hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hóa các nội dung hoạt động phù hợp trong bối cảnh thời đại 4.0, ngành xuất bản phải triển khai hiệu quả việc chuyển đổi số, tiếp tục phát triển và thích ứng với thế giới số hóa ngày càng phát triển; góp phần thực hiện thắng lợi một trong ba đột phá chiến lược của phát triển đất nước mà Đại hội XIII đề ra.
Bên cạnh đó, hội cần chú trọng triển khai nhóm nhiệm vụ gắn với yêu cầu về phát triển văn hóa đọc và chuyển đổi số trên cơ sở nhận thức văn hóa đọc là giải pháp căn bản, chuyển đổi số là giải pháp đột phá, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc. Hội tích cực, chủ động triển khai các giải pháp để đưa Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21-4 hằng năm và Giải thưởng Sách Quốc gia lan tỏa, trở thành sự kiện văn hóa nổi bật trong lĩnh vực xuất bản và các hoạt động văn hóa, trong nước cũng như quốc tế.
Đại hội đã bầu 37 Ủy viên Ban Chấp hành khóa V, 15 Ủy viên Ban Thường vụ. PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng Biên tập, phụ trách Tạp chí Cộng sản được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2023 - 2028./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023  (08/07/2023)
Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023  (08/07/2023)
Lễ trao giải Báo chí quốc gia lần thứ XVII  (22/06/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển