Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải thâm nhập thị trường quốc tế sâu hơn và hiệu quả hơn
TCCS - Ngày 3-7-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2023 do Bộ Ngoại giao tổ chức. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối điểm cầu trụ sở Bộ Ngoại giao với 94 điểm cầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Cùng dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; đại diện các bộ, ngành trung ương; các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện và tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài; đại diện các hiệp hội doanh nghiệp.
Tại hội nghị, Bộ Ngoại giao đã báo cáo các kết quả nổi bật về ngoại giao kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023, đánh giá các hạn chế, tồn tại và xác định các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm 2023, góp phần thiết thực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong đó, tiếp tục tập trung chuẩn bị, triển khai tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, tranh thủ tối đa các nguồn lực phục vụ cho phát triển đất nước; thúc đẩy các động lực cho tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế; đẩy mạnh hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế, triển khai hiệu quả các cam kết đa phương trên cơ sở bám sát đường lối đối ngoại, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, cân bằng, hài hòa trong ứng xử quốc tế, tiếp tục nâng cao vị thế đất nước; chủ động, nhạy bén, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu, phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ; đổi mới mạnh mẽ, tạo chuyển biến thực chất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, tăng cường phối hợp trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế.
Lãnh đạo các bộ, ngành, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, giải pháp để triển khai hiệu quả, thực chất công tác ngoại giao kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành, đại sứ, trưởng cơ quan đại diện tại nước ngoài và đại diện cộng đồng doanh nghiệp; biểu dương các bộ, ngành, cơ quan, nhất là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư và chương trình hành động của Chính phủ. Nhờ đó công tác ngoại giao kinh tế được triển khai ngày càng đồng bộ, toàn diện; nội dung hợp tác kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ.
Từ kết quả đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ ra các bài học kinh nghiệm cần tiếp tục phát huy như: Chủ động, tích cực, kịp thời thực hiện các chủ trương, chính sách, các nghị quyết, chương trình của Đảng, Nhà nước; bám sát tình hình, linh hoạt, ứng phó, để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp; “dĩ bất biến ứng vạn biến”, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết; nắm chắc tình hình, đề xuất các giải pháp để vượt qua thách thức, đạt được kết quả mong muốn; làm việc với trách nhiệm cao, tránh đùn đẩy, tránh trông chờ, ỷ lại; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; phát huy, khai thác lợi thế trong quan hệ Việt Nam với từng nước để thúc đẩy quan hệ lên tầm cao hơn, trong đó có ngoại giao kinh tế…
Phân tích tình hình trong nước và thế giới, Thủ tướng cho rằng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Thủ tướng đề nghị, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp tiếp tục quán triệt, bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tháng 12-2021, chỉ đạo tại Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư; chương trình hành động của Chính phủ về ngoại giao kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực của đất nước; chủ động, tích cực kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước; tranh thủ hiệu quả các cơ hội hợp tác nhưng đồng thời phải bảo đảm củng cố thế cân bằng chiến lược, phát triển hài hòa quan hệ với các đối tác lớn, các đối tác quan trọng trên tinh thần chân thành, tin cậy, chia sẻ, trách nhiệm, lắng nghe và thấu hiểu.
Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; đa dạng hóa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ; có giải pháp phù hợp thúc đẩy tổng cung và tổng cầu; tăng cường hợp tác công tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục quyết liệt cụ thể hóa chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, đưa ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại. Trong đó, tìm ra các điểm mới và thúc đẩy quyết liệt các nội dung hợp tác kinh tế trong các hoạt động đối ngoại, hướng tới kết quả cụ thể.
“Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, thiết thực là phải nâng cao chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa thị trường; đa dạng hóa sản phẩm; đa dạng hóa chuỗi ung ứng; thâm nhập thị trường quốc tế sâu hơn và hiệu quả hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu, thúc đẩy hình thành các khuôn khổ, cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực Việt Nam có lợi ích chiến lược trong giai đoạn hiện nay như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; chất bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, thúc đẩy các chương trình ODA thế hệ mới; kết nối chiến lược về phát triển và kết cấu hạ tầng với các nước; khai thác các FTA đã ký kết và chuẩn bị ký FTA với các nước; thúc đẩy du lịch, xuất khẩu lao động.
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng, với sự chung sức, đoàn kết, đồng lòng của ngành ngoại giao, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, các ban, bộ, ngành, địa phương và hiệp hội, doanh nghiệp, công tác ngoại giao kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023 sẽ tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, toàn diện, sáng tạo hơn và đạt được những kết quả đột phá hơn nữa, đóng góp hiệu quả, thực chất cho phát triển kinh tế, xã hội đất nước thời gian tới; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hội kiến Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ Martin Candinas  (01/07/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  (28/06/2023)
Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Cuba  (22/06/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển