Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ
TCCS - Ngày 19-4-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, phục vụ người dân, doanh nghiệp; công bổ Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 (SIPAS 2022) và Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 (PAR INDEX 2022).
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội và điểm cầu 63 địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, cải cách hành chính là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược, được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai. Chúng ta xác định, đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho phát triển.
Thời gian qua, với sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, của các thành viên Ban Chỉ đạo, công tác cải cách hành chính đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ trên cả 6 nội dung gồm: công tác xây dựng pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn coi cải cách hành chính là nhiệm vụ đột phá chiến lược; thường xuyên chỉ đạo, đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tổ chức thực hiện, trong đó có cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số.
Nhờ đó, nhận thức và hành động về cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu. Các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt phương châm: Cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số; lấy con người là trung tâm; cải cách đóng vai trò dẫn dắt; công nghệ hỗ trợ, thúc đẩy.
Theo Thủ tướng Chính phủ, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh gắn với chuyển đổi số được đẩy mạnh: Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2,2 nghìn quy định kinh doanh tại 175 văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa gần 1,1 nghìn quy định của 10 bộ, cơ quan. Các bộ đã công khai, cập nhật hơn 17,8 nghìn quy định kinh doanh.
Chất lượng dịch vụ công trực tuyến được cải thiện. Theo đó, đã cung cấp hơn 4,4 nghìn dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cổng Thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đã thực hiện 250/261 dịch vụ công trực tuyến của 13 bộ, ngành với hơn 55 nghìn doanh nghiệp tham gia.
Đã cấp hơn 79,5 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, kích hoạt trên 6 triệu tài khoản VNeID; hoàn thành tích hợp 21/25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chia sẻ, làm sạch dữ liệu với 13 bộ, ngành, 63 địa phương, 3 doanh nghiệp viễn thông và điện lực bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống". Việc xử lý tình trạng SIM rác đang được thực hiện quyết liệt.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ gắn với chuyển đổi số, đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính được quan tâm, chỉ đạo; việc gửi, nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử và chuẩn hóa báo cáo được đẩy mạnh. Năm 2022, Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX) đạt trên 80%.
Thủ tướng Chính phủ thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế trong việc cải cách hành chính, như: tiến độ xử lý văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách tại một số nơi còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, nhiều rào cản, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh còn chậm, thậm chí một số bộ chưa trình phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh; chưa huy động được sự tham gia tích cực của hiệp hội, doanh nghiệp, người dân trong quá trình cải cách. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp (chiếm 57,8%), tỷ lệ hồ sơ xử lý quá hạn còn cao (gần 34%). Số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính còn chậm. Công tác chỉ đạo, điều hành phần lớn vẫn theo phương thức thủ công. Các hệ thống công nghệ thông tin chưa được liên kết đồng bộ, hiệu quả; xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại một số bộ, ngành, địa phương còn chưa tốt, tỷ lệ thấp. Nhân lực cho giải quyết thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều "điểm nghẽn" chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm tháo gỡ.
Đặc biệt, theo Thủ tướng Chính phủ, chỉ số SIPAS và Chỉ số PAR INDEX năm 2022 thấp hơn so với năm 2021. Cụ thể, chỉ số SIPAS năm 2022 là 80, 08% so với 87, 16% của năm 2021; chỉ số PAR INDEX năm 2022 của 17 bộ, cơ quan ngang bộ là 84, 05% so với 86, 07% năm 2021 và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 84, 79% so với 86,37% của năm 2021.
Cùng với chỉ ra một số nguyên nhân khách quan của tồn tại, hạn chế như do có thay đổi về nội dung, phương pháp đo lường, Thủ tướng khẳng định, nguyên nhân chủ quan là chính, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành, tinh thần trách nhiệm, việc thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, chưa chặt chẽ, kịp thời. Các hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính chưa có sự chuẩn hóa, thống nhất về
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên của Ban Chỉ đạo tiếp tục tham mưu, chỉ đạo triển khai một cách mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ công tác cải cách hành chính tại bộ, ngành mình theo kế hoạch năm 2023 của Ban Chỉ đạo. Các bộ, ngành khẩn trương ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh và phân cấp giải quyết thủ tục hành chính, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức một văn bản sửa nhiều văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn; thực hiện tham vấn, tương tác với các hiệp hội, doanh nghiệp đối với các quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Riêng đối với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trình hội đồng nhân dân ban hành các chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện; xây dựng quy trình, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa các cấp, nhất là cấp xã; tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể, như: Nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện thủ tục hành chính, đến năm 2025 đạt trên 95%, ngay trong năm 2023 đạt trên 85%; tỷ lệ giải quyết đúng hạn tại trung tâm phục vụ hành chính công phải đạt trên 90%; đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình phải đạt 50%.../.
Thùy Linh (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh  (17/04/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học FPT  (15/04/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thủy sản  (14/04/2023)
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiếp Đoàn các nghị sĩ Hoa Kỳ  (09/04/2023)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam