Các đồng chí lãnh đạo Nhà nước tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikolaos Dendias
TCCS - Ngày 1-8-2022, tại Hà Nội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Hy Lạp Nikolaos Dendias nhân dịp thăm chính thức Việt Nam từ ngày 31-7 đến ngày 1-8-2022 theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của ông Dendias trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, truyền thống với Hy Lạp và tin tưởng chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Nikolaos Dendias là sự tiếp nối thành công sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulu tháng 5-2022 vừa qua, đồng thời là dịp để hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn khoản ủng hộ 50.000 Euro mà Hy Lạp dành cho Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam và 250.000 nghìn liều vắc-xin phòng chống COVID-19 dịp cuối năm 2021 của Chính phủ Hy Lạp.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ hài lòng với những bước phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Hy Lạp thời gian qua; mong muốn Hy Lạp tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam tiếp cận thị trường Hy Lạp, EU và đề nghị doanh nghiệp hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tận dụng các cơ hội to lớn từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) nhằm đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư hướng tới mục tiêu 5 tỷ USD được lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí trong thời gian qua; đồng thời đề nghị các bộ của hai nước phối hợp tháo gỡ các khó khăn, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như giáo dục - đào tạo, vận tải biển, quốc phòng, lao động, nông nghiệp, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương... sớm ký kết Hiệp định vận tải biển và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Hy Lạp nhằm thúc đẩy hợp tác vận tải biển, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam cho biết, Việt Nam luôn lưu giữ những tình cảm tốt đẹp cùng sự giúp đỡ quý báu của Hy Lạp dành cho Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Chủ tịch nước bày tỏ trân trọng những cống hiến của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Kostas Nguyễn Văn Lập và vui mừng được biết tro cốt của người chiến sĩ mang hai quốc tịch Hy Lạp và Việt Nam đã được trở về với đồng đội tại Việt Nam theo như di nguyện của ông.
Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Nikolaos Dendias bày tỏ vui mừng lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam; cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp đoàn và trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng thống Hy Lạp Katerina Skellapoulou, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tới Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp đánh giá cao vai trò, vị thế và đóng góp ngày càng tăng của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên thế giới; khẳng định ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Việt Nam cũng như nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, hàng hải, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Bộ trưởng Dendias khẳng định Hy Lạp coi trọng vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực, đồng thời ủng hộ Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác và hợp tác toàn diện với EU; nhất trí việc hai nước cần tiếp tục phối hợp hiệu quả và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và quốc tế. Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Hy Lạp tiếp tục khẳng định ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần duy trì hòa bình và phát triển tại khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng cảm ơn Chính phủ Hy Lạp đã quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt tại Hy Lạp ổn định cuộc sống và hội nhập tốt với xã hội Hy Lạp, nhất là trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh COVID-19 vừa qua; hoan nghênh đề xuất của Hy Lạp về việc xây dựng tượng đài, không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hy Lạp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh đề xuất của phía Hy Lạp về việc xây dựng tượng đài, không gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hy Lạp, đề nghị các cơ quan của hai bên làm việc cụ thể để thống nhất và triển khai.
* Trước đó, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Bộ trưởng Nikolaos Dendias.
Hai bộ trưởng đã trao đổi về tình hình kinh tế - xã hội mỗi nước thời gian qua, đồng thời rà soát và trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực tiềm năng của hai nước. Hai bên vui mừng nhận thấy sau gần nửa thế kỷ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975, với quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước, hợp tác giữa Việt Nam và Hy Lạp ngày càng được thúc đẩy, mở rộng sang nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quốc phòng, kinh tế, thương mại, lao động… Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao và phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM...; cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm./.
Thùy Linh (tổng hợp)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển