Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI
TCCS - Ngày 27-4-2022, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI mở rộng được tổ chức theo hình thức tập trung. Chủ trì có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí là khách mời Trung ương và Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Nên đánh giá, qua gần 4 tháng thực hiện Kết luận số 221-KL/TU, ngày 6-1-2022, của Ban Thường vụ Thành ủy về kinh tế - xã hội năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố đã có những kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật được khôi phục và có sức lan tỏa lớn. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục giữ vững. Công tác đối ngoại được tăng cường. Hệ thống chính trị sau giai đoạn thử thách chưa từng có trong ứng phó với đại dịch đã từng bước được sắp xếp, củng cố và tạo những chuyển biến mới về tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức. Cấp ủy, chính quyền các cấp, từ thành phố đến cơ sở, ngày càng đổi mới nhận thức, nêu cao tinh thần đoàn kết; ý thức trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; nhiều đồng chí phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Thành phố Hồ Chí Minh vượt qua năm 2021 đầy khó khăn và đang có bước phát triển trong năm 2022 khá tốt. Mặc dù vậy, trước mắt vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, Thành phố cần tiếp tục cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.
Tại hội nghị, nhiều vấn đề trọng tâm được trao đổi, thảo luận. Cụ thể: (1) Tình hình kinh tế - xã hội quý I-2022, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II-2022; (2) Đề án tổ chức sắp xếp, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đảng của Đảng bộ thành phố giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; (3) Thực hiện quy trình công tác cán bộ.
Các đồng chí Thành ủy viên và các đại biểu đã xem xét, cho ý kiến từng nội dung cụ thể, sâu sát, với tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết. Hội nghị xác định nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt là tiếp tục xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư phát triển, cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực quản trị, quản lý đô thị hiện đại, chủ động đề xuất Trung ương những cơ chế, chính sách nhằm tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc mà địa phương không thể giải quyết.
Để bảo đảm cho việc tăng tốc và phát triển bền vững, hội nghị nhấn mạnh một số giải pháp trọng tâm, cần ưu tiên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thời gian tới:
Một là, tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả các giải pháp thực hiện Chủ đề năm 2022, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn của người dân và doanh nghiệp.
Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP và Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ về chương trình phòng, chống dịch và “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Tăng cường củng cố hệ thống y tế cơ sở và đào tạo nhân lực y tế; triển khai kịp thời các chính sách đặc thù củng cố, nâng cao năng lực y tế cơ sở, trạm y tế phường, xã, thị trấn đến năm 2025…
Ba là, xác định động lực tăng trưởng kinh tế thời gian tới (cả ngắn hạn và dài hạn), phụ thuộc nhiều vào đầu tư công và chương trình phục hồi, phát triển sản xuất và xuất khẩu; xem việc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Ưu tiên triển khai các dự án trọng điểm, có tính cấp bách về y tế, giáo dục, nhà ở, kết nối giao thông và chuỗi cung ứng. Tiếp tục thúc đẩy tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các công trình, dự án hạ tầng trọng yếu, dự án đường vành đai 3, dự án khép kín đường vành đai 2, dự án chống ngập, tuyến metro 1; tập trung hỗ trợ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, lưu thông hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng thiết lập chuỗi cung ứng nội địa nhằm giảm chi phí, thời gian vận chuyển...
Bốn là, đẩy nhanh việc chuẩn bị, tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị và 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội để đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, cơ chế, chính sách phù hợp với nhu cầu phát triển, ổn định Thành phố trước mắt và lâu dài, nhất là về huy động nguồn lực phát triển Thành phố; nâng cao tính chủ động, khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh theo kế hoạch…
Năm là, chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của tình hình, hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực làm ảnh hưởng hoạt động thương mại và dịch vụ của Thành phố. Tập trung thực hiện kế hoạch phục hồi nhanh cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để phục vụ ngành du lịch, đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa, lấy du lịch nội địa làm nền tảng, động lực thu hút du khách trong và ngoài nước.
Sáu là, tiếp tục rà soát các đề án, triển khai đồng bộ giải pháp nâng cao chất lượng chính quyền đô thị. Rà soát, xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân sử dụng đất và nhà đầu tư.
Bảy là, tập trung giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách đặt ra sau đại dịch, trọng tâm là công tác phát triển và quản lý nhà ở xã hội: nghiên cứu triển khai các dự án xây dựng nhà ở phục vụ công nhân, người lao động, khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về pháp luật để từng bước hiện thực hóa chương trình nhà ở xã hội và giải tỏa nhà tạm trên kênh rạch. Khẩn trương hoàn thiện để sớm triển khai chương trình hành động “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh”.
Tám là, chủ động bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối các hoạt động, các sự kiện của đất nước diễn ra trên Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Tổ chức triển khai có hiệu quả các kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy về nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng; củng cố kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở; tăng cường công tác dân vận; tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Phát biểu bế mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, trong thời gian tới, hơn lúc nào hết, đội ngũ lãnh đạo từng cấp, từng ngành phải thật sự cầu thị, nói đi đôi với làm. Mỗi người cần làm đúng và làm tốt nhiệm vụ trên cương vị được giao, lấy hiệu quả và sản phẩm cụ thể làm thước đo; phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, năng động, sáng tạo hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Cùng với sự chung sức đồng lòng của nhân dân toàn Thành phố, nhất là cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ trí thức luôn kề vai sát cánh, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau, hỗ trợ chính quyền các cấp, Thành phố quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của quý II-2022 và cả năm 2022, tạo tiền đề thưc hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI đã đề ra./.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh  (21/03/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về một số nội dung quan trọng  (11/03/2022)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật  (05/03/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Singapore  (25/02/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển