Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz
TCCS - Ngày 31-3-2022, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Thủ tướng Liên bang Đức, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức Olaf Scholz.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Thủ tướng Olaf Scholz và Chính phủ mới được bầu của Đức, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tái cử nhiệm kỳ 2 và những thành công gần đây của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) trên chính trường Đức.
Thủ tướng Olaf Scholz cảm ơn về phát biểu chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúc mừng thành công của Việt Nam trong phát triển đất nước, nâng cao vai trò, vị thế quốc tế và khẳng định sự coi trọng của Đức đối với mối quan hệ Đối tác chiến lược Đức - Việt Nam đang phát triển tốt đẹp, có nhiều tiềm năng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng đề nghị hai nước đẩy mạnh hợp tác chính trị song phương và tại các diễn đàn quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có phát huy thế mạnh của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và thúc đẩy các dự án của Đức ở Việt Nam, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng Olaf Scholz trao đổi về mục tiêu của Đức tiếp tục là nền kinh tế hàng đầu và đạt trung hòa khí thải carbon vào năm 2045.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao đổi với Thủ tướng Olaf Scholz về những thành tựu của Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới, đường lối phát triển, chính sách đối ngoại của Việt Nam và mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển vào năm 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự coi trọng đối với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Đức trong đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai nước tăng cường quan hệ chính trị, trong đó có việc trao đổi đoàn, nhất là cấp cao, thúc đẩy quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị ở Đức, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền. Đồng chí Tổng Bí thư đề nghị nâng cao hợp tác giữa hai nước về đầu tư, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục, quốc phòng, an ninh lên tầm cao mới, thực sự đúng tầm quan hệ đối tác chiến lược, tận dụng cơ hội mở ra từ EVFTA và hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước cùng coi trọng là tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, chuyển đổi số, phòng, chống dịch COVID-19, giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị Chính phủ Đức tiếp tục quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc của người Việt Nam tại Đức.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ chỉ đạo việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai nước cùng quan tâm trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Olaf Scholz cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về Biển Đông, hai nước nhất trí về sự cần thiết của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển. Thủ tướng Olaf Scholz nêu quan điểm của Đức về tình hình ở Ukraine. Về vấn đề này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc, trong đó có việc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; mong muốn các bên liên quan thúc đẩy đối thoại, đàm phán để chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Thủ tướng Đức thăm Việt Nam và Thủ tướng Olaf Scholz đã vui vẻ nhận lời./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về một số nội dung quan trọng  (11/03/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt  (10/03/2022)
Giá trị tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam qua công trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (08/03/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển